Vừa mới có một bạn đề nghị tặng tôi Tự do đầu tiên và tự do cuối cùng làm tôi nhớ đến Phạm Công Thiện, nhớ lắm í :)
Không nhớ những hố thẳm và tư tưởng, bùng vỡ và rắn, mà nhớ Mặt trời không bao giờ có thực, tập thơ-văn xuôi do An Tiêm xuất bản vào năm 1967.
Tập thơ được chia thành nhiều đoạn, đoạn 1 bắt đầu như sau:
"Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu".
Không lâu sau sẽ có một câu giống như tuyên ngôn: "Viết cho mệt nhoài thân thể, rã rời trí óc, tê chết ngòi bút, lạnh buốt hơi thở."
Ai đọc cả tập Mặt trời không bao giờ có thực này hẳn đều thấy: Phạm Công Thiện có một văn chương bạo lực, mơ mộng trong cơn bạo lực và bạo lực mà vẫn mơ mộng.
Từ đâu mà có cái đó, cái writing đó? Tôi nghĩ câu trả lời có thể là: từ tập thơ (cũng thơ-văn xuôi) Les Chants de Maldoror của Lautréamont. Đến Lautréamont thì tính chất "insolence" (láo xược) là nét chính yếu của Rimbaud đã dần phai nhạt, thơ ca dường như bước vào một giai đoạn khác, đại diện bằng bạo lực.
Đang vội chưa nói tiếp được hehe, vội lắm í :) Chỉ thêm một cái là hai tác phẩm thơ quan trọng nhất của thời kỳ đầu hiện đại của Pháp đều dính dáng tới mal/evil/ác: Les Fleurs du mal của Baudelaire và trong cái tên Maldoror của Lautréamont cũng có từ này.
Cái ác làm nên thơ hiện đại, chăng? :d
-----------------
Vừa nghe tin nhân sự ban chấp hành Hội Nhà văn: mort de rire :ddd
Thôi bây giờ quay lại với Lautréamont: bác nào có ham muốn đọc thì ở đây có đủ cả 6 "chant".
Mấy câu mở đầu:
Plût au ciel que le lecteur, enhardi et devenu momentanément féroce comme ce qu'il lit, trouve, sans se désorienter, son chemin abrupt et sauvage, à travers les marécages désolés de ces pages sombres et pleines de poison; car, à moins qu'il n'apporte dans sa lecture une logique rigoureuse et une tension d'esprit égale au moins à sa défiance, les émanations mortelles de ce livre imbiberont son âme comme l'eau le sucre.
Ngại dịch quá, nhưng các bác có thể hiểu đây là đoạn mào đầu của Lautréamont, cảnh báo cho độc giả về khả năng sẽ trở nên "féroce" khi đọc các "chant" (bài ca) cũng "féroce" này, rồi thì đường đi sẽ chông gai, khúc khuỷu, không những thế còn đầy đầm lầy.
"ces pages sombres et pleines de poison": ngữ đoạn này quan trọng hơn cả, nó nói đến sự u tối, và nhất là "thuốc độc": bài thơ là thuốc độc, Achtung! :d
Đoạn mào đầu này có làm các bác nhớ đến ai khác ngoài Phạm Công Thiện không? Tôi thì nghĩ ngay đến đoạn cảnh báo của Thanh Tâm Tuyền đặt ở đầu tập Tôi không còn cô độc, bác nào đọc thuộc lòng được không ạ? Lê Huy Oanh sau này trên tờ Văn số đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền đã tán rất lâu về cái mào đầu này.
-------------------
Đoạn Thanh Tâm Tuyền như sau:
"Ở đây tôi là vị hoàng đế đầy đủ quyền uy. Bởi vì người vào trong đất đai của tôi.
người hoàn toàn tự do.
để cai trị tôi có những luật lệ tinh thần mà người phải thần phục nếu người muốn nhập lãnh thổ.
người hoàn toàn tự do.
và có thể ném cuốn sách ra cửa sổ"
Còn Lê Huy Oanh, trên Văn số Giai phẩm "số đặc biệt về nhà thơ Thanh Tâm Tuyền" (11/1973), viết như sau:
"Thanh Tâm Tuyền đã tuyên bố như vậy [tức đoạn tôi vừa chép lại ở trên] ở đầu tập Tôi không còn cô độc. Trong cơn giận dữ rất chân thật, tôi đã mạt sát đả kích anh ta thậm tệ để rồi chỉ ít ngày sau tôi dần dần thấy tất cả sự nông nổi bất công của những lời mạt sát đó, những cử chỉ đả kích đó. Tôi đã không ngần ngại "ném cuốn sách ra cửa sổ" để rồi tôi lại len lén bước ra nhặt nó lên, ấp nó vào ngực, mang nó vào nhà. Vậy thì, vậy thì tôi chỉ còn có cách phải chịu thần phục những luật lệ tinh thần của "vị hoàng đế" ấy bởi tôi rất muốn tiếp tục chuyến đi vào lãnh thổ của ông ta" (bài "Ký sự về một chuyến đi kỳ thú vào vùng rung cảm", tr. 11).
Bài của Lê Huy Oanh nồng nhiệt và chân thực, nhưng chẳng nói được gì nhiều về thơ Thanh Tâm Tuyền. Các bạn có nghĩ giống tôi hong? :d
"Tự do đầu tiên và tự do cuối cùng" là của Krishnamurti chứ nhỉ, chưa hiểu nó liên quan đến PCT ở chỗ nào.
ReplyDeleteThơ hiện đại đến từ cái ác? Cái này nghe có vẻ to phe thật.
À, thì ra là PCT dịch cuốn này, mình đọc bản tiếng Anh nên không biết.
ReplyDeletevầng, một bản dịch nổi tiếng của Phạm Công Thiện
ReplyDeletecái ác còn có trong một phát biểu nổi tiếng của André Gide khi nói về Dostoievski, đại ý: tình cảm đẹp không làm nên văn chương lớn
Gide nói, là bởi câu này nằm trong loạt conference của Gide về Dostoievski tại nhà hát Odéon; tập sách này cũng đã được Bửu Ý dịch sang tiếng Việt trước 1975
Cho hỏi NL một chút.
ReplyDelete"cái ác còn có trong một phát biểu nổi tiếng của André Gide khi nói về Dostoievski, đại ý: tình cảm đẹp không làm nên văn chương lớn"
hai chuyện này liên quan thế nào đến nhau nhỉ, một bên là "ác", một bên là "tình cảm đẹp", hay NL ngầm định rằng cái ác không nằm trong khái niệm 1 tình cảm đẹp, hơi ngạc nhiên :-)
H.
Tên bản tiếng Anh: The First and Last Freedom. Tên bản dịch tiếng Việt của PCT, ghi đúng: Tự do đầu tiên và cuối cùng. (An Tiêm xuất bản đầu năm 1968 và tái bản cuối năm 1968. Thời điểm trùng hợp với biến cố xâm lăng miền Nam vào Tết Mậu Thân.)
ReplyDeletePCT cho một bài của "thần tượng" (vào lúc ấy) Henry Miller ở một sách khác vào đầu sách làm "lời giới thiệu", chứ nguyên bản không có. Còn lời giới thiệu (foreword) của Aldous Huxley trong nguyên bản thì PCT cho xuống cuối sách, làm "lời bạt". Vị nào rành tiếng Anh nên đọc thẳng nguyên bản - hoặc có một bản để kiểm điểm bản dịch cho kỹ lưỡng. Mua giá discount thì chỉ 10 đô, còn giá "prix unique/fixed price" thì những 16 đô. :))) [nsc]
Cau cua Gide, voi nhung tinh cam tot dep, nguoi ta lam nen thu van chuong do, nho dai khai nhu vay, ban tieng Tay: C'est avec les plus beaux sentiments qu'on fait de la mauvaise littérature; Gide chi trich thu van chuong xhcn, trong cuon ong viet ve Dos
ReplyDeleteNQT
J. KRISHNAMURTI
ReplyDeleteTỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: ÔNG KHÔNG 2010
http://www.thuvienhoasen.org/krish-tudodautienvacuoicung-00.htm
Enjoy.
Bác Nhị cũng thuộc nhóm "Ngửi Sách Cũ" nhỉ? Cái gì cũng biết cả, hay quá.
ReplyDelete"V/v Những lời ‘tâm huyết’ của vị độc giả Blog NL, trong có nhắc tới Tin Văn.
ReplyDelete...
Độc giả TV, nhận xét về Gấu, đúng hơn bạn, theo Gấu. Một vị viết, ngay cả khi làm cái việc ‘dọn’ đó, ông ta cũng chẳng hề để lòng thù hận ở trong, và vẫn viết bằng một giọng tưng hửng, và sẵn sàng chém vè, nghĩa là lại trở về với những đề tài văn học...
Tks. NQT"
Một người đọc Kim Dung và Đỗ Quân sâu như bác mà còn mong cả giang hồ "phản cảm" này trở nên "nhân hậu và cảm động" sao?
"Thủ lĩnh cuả net" thì rất nhiều nhưng chưa có "bồ tát", bởi không dễ gì biến được thành bọ và làm bọ, nếu không có một... Kafka ;-p
Nhắc tới bọ mới nhớ, Scorpions đang trong world tour cuối cùng, đang ở California. Bác nào còn là fan thì đi coi để good-bye.
ReplyDeleteCác bài còn nhớ mãi:
http://www.youtube.com/watch?
http://www.youtube.com/watch?v=0755SXCTCN0
http://www.youtube.com/watch?v=kwdvF5fFYu8
Wind of Change
ReplyDeletehttp://www.youtube.com/watch?v=n4RjJKxsamQ&feature=related
câu của Gide, tôi hiểu là hiền lành lương thiện không viết được văn lớn :) từ đó mà có liên quan tới cái kia, mà "mal" không chỉ có nghĩa trần trụi là "ác"
ReplyDeletenếu muốn có một cái gì hiển ngôn hơn về vấn đề này, có thể đọc "La Littérature et le mal" của Georges Bataille :d
Chỉ vẫn nghĩ VN không có giải lớn chủ yếu là do tài năng thôi. Nhiều tác phẩm có cần hoành lắm đâu mà tác giả vẫn được Nobel. Ví dụ Thơ chẳng hạn, không có các thần đồng thơ như Tagor hay Szymborska.
ReplyDeleteCòn mấy bác như Lev Tolstoy, Mạc Ngôn thì cần đếch gì Nobel, các bác cũng quá nổi tiếng rồi, nhỉ.
http://tuanvietnam.net/2010-08-05-tai-sao-van-hoc-viet-chua-co-tac-pham-dinh-cao-
Cám ơn NL đã trả lời.
ReplyDeleteKể cũng đúng.
"Mỗi đắm đuối có một mầm gian ác
Mỗi cuộc tình, có một thú, chia ly"
(NTN)
H.
hí hí, tình cảm đẹp không làm nên tác phẩm lớn mà :) càng "tâm" với chả "huyết" càng dở hơi, em nói thật đấy, nhất là tâm với huyết cứ gào tướng lên, thời giờ đâu mà tìm những tình cảm không đẹp :d
ReplyDeletemà bác sĩ Rivagho, sợ nhỉ, vứi cả Tolstoi Tolstoy nào là thế kỷ nào í nhỉ
hai nhà văn tệ nhất của Trung Quốc, Giả Bình Ao và Mạc Ngôn, thì lại được tung hô oành oạch suốt ngày, chả hiểu tâm huyết để làm gì khi còn chưa đánh giá được cái gì là có giá trị
Nghệ nhân Maraghita nữa chứ - tức là nghệ nhân vừa chạy ma-ra-tông vừa chơi ghi-ta:)
ReplyDeleteCòn Bulgacov/Bulgakop là hai ông hay một ông?
Cậu Lev Tolstoy sống đến tận 1910, mà giải Nobel bắt đầu có từ 1901 mà. Chị vẫn nhớ rõ bài phân tích Tolstoy không được Nobel mặc dù đẳng cấp của cậu hơn hẳn mấy chú kia.
ReplyDeletethì em có nói gì đâu: í em là trong bài nhắc đến hai ông Tolstoy một lúc, thật ra hai ông ấy có niên đại khác nhau
ReplyDeletenăm 1901 hay 1902 gì đó ai cũng ngạc nhiên khi giải Nobel Văn chương về tay Mommsen sử gia về La Mã chứ không phải Tolstoy
Chính ra cậu Solzenitsyn viết về mặt nghệ thuật thì cũng không có ấn tượng gì. Thế mà được Nobel chắc là do ảnh hưởng chính trị lớn quá. Đáng lẽ nên làm riêng giải Nobel nhân quyền. Còn giải Văn chương nên đúng nghĩa nghệ thuật.
ReplyDeleteNếu về đoạn dũng cảm tố cáo chế độ thì cũng nên cho Vũ Thư Hiên 1 giải nhỏ nhỏ gì đấy cho "Đêm Giữa ban ngày", cả Phạm Văn Viêm đang ngồi tù mọt gông vì dịch quyển "Chủ Nghĩa Phát Xít" nữa.
em mới đọc lại một số tác phẩm của ông S. ấy, hic về mặt văn chương em thấy cực kỳ cao thủ
ReplyDeleteThế à, chị không được đào tạo bài bản văn chương như chú. Chị đọc thấy không thích. Hay là tại dịch ra nó thế.
ReplyDeletechị đọc những cái ngắn trước đi, Matriona và Denitsovitch, cố gắng đọc bằng tiếng Anh thử xem :) trước em cũng không thích đọc văn ông ấy, nhưng sau khi đọc mấy truyện vừa thì thấy khác rất nhiều, và đủ can đảm để quay trở lại "Tầng đầu địa ngục"
ReplyDeletenhân tiện nói thêm: tôi đã viết thêm trong phần body của entry này về Lautréamont
ReplyDeletenhắc nhở cái kẻo các bác hăng say cãi nhau lại bỏ qua mất :p
Vụ này mới à nha bác chủ nhà. Trước h chỉ nghe giang hồ đồn S được Nobel vì chính trị. Mà có bản tiếng Việt nào của ông này chưa bác?
ReplyDeleteGeorges Bataille có phải là ông có mấy truyện kiểu khổ dâm được dịch trên tienve ko bác?
đúng, Histoire de l'oeil chẳng hạn
ReplyDeleteBataille còn là một yếu nhân của École Sociologique cùng Roger Caillois và Michel Leiris, cũng là người sáng lập tạp chí Critique bây giờ vẫn rất oách
người Việt Nam dịch bác S. nhiều lắm rồi ạ
Tầng đầu địa ngục anh NL đọc bản nào thế? Sao lại recommend đọc bằng tiếng Anh? Ý em là mấy bản dịch tiếng Việt cũng tốt mà. Ngôi nhà của Matriona chẳng hạn.
ReplyDeleteTớ thấy cái cô Vìu chuyện quái gì cũng tham gia. Đúng là here, there and everywhere. Kiến văn thì không cái gì ra hồn mà giọng ở đâu cũng như trưởng lão. Toán, Lý, Văn, Kinh tế, Chính trị, IT... eo ơi giỏi ơi là giỏi. Bớt phét đi nhé mà học cho nó ra hồn. Hugs
ReplyDeletechẳng có ý gì đâu, nhưng chị nkd ở nước ngoài thì cũng không dễ kiếm được hết các bản tiếng Việt, Quần đảo ngục tù chắc có e-book nhiều
ReplyDeletebài "Here There and Everywhere" của The Beatles là one of my favs đấy :d
ReplyDeleteMatriona công nhận cao thủ. Denitsovitch thì mình không thích lắm.
ReplyDeleteNhưng đọc Gulag Archilago cũng thấy rất thích, văn phong cực kỳ cuốn hút, mạch lạc, bút lực mạnh mẽ, làm mình liên tưởng tới Eichman in Jerusalem của Hannah Arend.
Typo: Gulag Archipelago
ReplyDeleteỞ đây 1 mình không lên mạng tán phét thì còn làm gì. Tính mình thực ra cũng rất thích vui vẻ. Thế mà bị đẩy vào hoàn cảnh éo le, cứ 1 mình đi đi về về. Mùa hè trường cũng vắng tanh chẳng có ma nào.
ReplyDelete"Còn lời giới thiệu (foreword) của Aldous Huxley trong nguyên bản thì PCT cho xuống cuối sách, làm "lời bạt". Vị nào rành tiếng Anh nên đọc thẳng nguyên bản - hoặc có một bản để kiểm điểm bản dịch cho kỹ lưỡng. Mua giá discount thì chỉ 10 đô, còn giá "prix unique/fixed price" thì những 16 đô. :))) [nsc]"
ReplyDeleteMình có bản pdf nguyên bản (Foreword by Aldous Huxley), bạn nào cần thì để địa chỉ e-mail ở đây mình gửi cho.
À, trên mạng cũng có link pdf online, khác cái là bản mình có có cái bìa sách có ảnh ông rất đẹp. Link bản online ở đây:
ReplyDeletehttp://www.messagefrommasters.com/Ebooks/Jiddu-Krishnamurti-Books/FirstAndLastFreedom.pdf
Nhị Linh nói tin từ Hội Nhà Văn có phải là tin này không???
ReplyDeletehttp://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=10784
Lại còn "Đảng tôn trọng các khuynh hướng sáng tạo của nhà văn"
http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=10785
Ehèm... Nhớ đó nha!
Bác Nhị cứ dịch tất tần tật những cuốn nào bác cho là hợp với khuynh hướng thẩm mỹ cuả bác, ai ngăn cản thì nhắc lại lời tuyên bố trên. CHảy ĐI SôNG Ơi...
Nhưng 12 bác rút tên ra khỏi danh sách ứng cử BCH này thì lại bảnh hơn nè:
ReplyDeleteHữu Ước, Đỗ Bích Thúy, Lê Minh Khuê, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Mai, Trương Nam Hương, Bằng Việt, Hồ ANh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Trần Đăng Khoa, Lê Văn Thảo, Thanh Thảo.
Để kim cô làm nguyệt quế, nhứt đầu chết ;-p
Nkd viết: "Chính ra cậu Solzenitsyn viết về mặt nghệ thuật thì cũng không có ấn tượng gì. Thế mà được Nobel chắc là do ảnh hưởng chính trị lớn quá. Đáng lẽ nên làm riêng giải Nobel nhân quyền. Còn giải Văn chương nên đúng nghĩa nghệ thuật."
ReplyDeleteHehe... nói thế nghiã là chị mèo Nkd không "trust" Nobel là giải văn chương nghệ thuật nhỉ?
Hừm, bác Sol này không phải là Sol trong Moon Palace mà bác Nhị đã dịch. Mặc dù Sol cuả Moon Palace cũng là một "đề tài" xứng đáng để viết cho... Nobel. Có ai hiểu ý tớ không ;-p
Gió ơi anh lạc lối nào
ReplyDeleteGhé sinh viên Mẽo mà chào mà thăm
Người ta cô độc âm thầm
Đại học vắng ngắt nên tâm tư buồn
à các bác đã biết vụ "trìu mến" chưa í nhỉ, đây đây:
ReplyDeletehttp://thethaovanhoa.vn/173N20100803110645216T133/nha-tho-vi-thuy-linh-toi-tre-nhat-den-bao-gio.htm
chị ấy nghĩ như thế, còn các bác, các bác có nghĩ gì heng :d
"Đến khi nào, 16 người trẻ trong Hội sẽ liên tài thành một làn sóng mãnh liệt với các bạn mà tôi trìu mến: Trần Tuấn, Lê Anh Hoài, Nguyễn Quyến, Đặng Thiều Quang, Bình Nguyên Trang, Cao Việt Dũng...? "
ReplyDeleteĐương sự phát biểu ý kiến đi, tấm lòng trìu mến của VTL nữ sĩ với CVD tiên sinh được thể hiện như thế nào? CVD tiên sinh có đáp lại mối thịnh tình này của nữ sĩ không?
ơ tại sao bác L lại có vẻ ghen tị lồ lộ đến thế nhể, có ý gì chăng :p
ReplyDeleteỒ, vụ "trìu mến" này hay lắm. Khi "liên tài thành một làn sóng mãnh liệt" rồi thì làn sóng ấy sẽ... thành lập nhà xuất bản?
ReplyDeleteNhư mấy cái làn sóng hồi xưa, Sáng Tạo, Văn Nghệ, Hiện Đại... đọc thích lắm.
- Gió
Mẹ Vi Thùy Linh gốc người Choang hay người Nùng gì phải không. Viết cái gì như bà bóng lên đồng, chả biết cái con tiều gì mà nói lung tung, chắc giống thằng ku Gió trong đây
ReplyDeleteơ mấy hôm nay có cái bác nào cứ chửi hết người này đến người khác ở đây thế nhỉ
ReplyDeletebác có gốc Choang gốc Tiều gì không ạ? khỏi cần nói tên gì, chỉ cần cho biết thế thôi :d
"ơ mấy hôm nay có cái bác nào cứ chửi hết người này đến người khác ở đây thế nhỉ"
ReplyDeleteNever mind, NhiLinh. He/she does envy you ;-p
Ăn hiếp mấy người trẻ quá mà... Ăn hiếp các bạn trẻ quá hè...
Văn chương không ác, không thiện, vưà ác vưà thiện. Nhà văn Ngô Phan Lưu nói rất hay, hình như là phải qúi trọng nó, mà cũng phải vưà coi thường nó, xin lỗi không nhớ chính xác. Arthur Koestler, Ezra Pound... không "bảnh" lắm sao, vậy mà...
Statement of Being by Ezra Pound
ReplyDeletehttp://www.emule.com/poetry/?page=poem&poem=5065
The Needle by Ezra Pound
http://www.emule.com/poetry/?page=poem&poem=5030
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteối người ta còn dịch thơ cho nhau, thảo nào không trìu mến:)
ReplyDeleteúi xời nhớ dai thế
ReplyDeletevụ đó thì nhiều khúc mắc, bực mình, thiếu mỗi chìu mến mới tức chứ hic
chán quá cứ tưởng có bác nào thuộc đoạn Thanh Tâm Tuyền, cuối cùng chả có ai, tôi lại lọ mọ đi chép cho các bác đọc, bonus cả Lê Huy Oanh nhá
ReplyDeletemấy cái bác cứ thắc mắc vụ trìu mến hay là có complex gì chăng? mình cứ tự tiện chuyển số điện thoại của các bác cho nữ sĩ để nữ sĩ điều trị, nhá, ok nhá?
"Bài của Lê Huy Oanh nồng nhiệt và chân thực, nhưng chẳng nói được gì nhiều về thơ Thanh Tâm Tuyền. Các bạn có nghĩ giống tôi hong? :d"
ReplyDeleteCó, tôi cũng nghĩ như NL. Nhưng nồng nhiệt và chân thực như LHO thật là đáng qúi, và còn... cảm động nưã chứ. Tôi cũng đang có một cuốn như thế, và giống LHO, tôi "không ngần ngại "ném cuốn sách ra cửa sổ" để rồi tôi lại len lén bước ra nhặt nó lên, ấp nó vào ngực, mang nó vào nhà.", rồi ngày mai sẽ... đưa nó vào thư viện, nhờ họ giữ dùm ;-d
Các trận động đất, lũ lụt có xảy ra thì cũng chả làm được gì nó, các bản copy cuả sách sau khi đã được mã số hoá, được chuyển lên lưu trữ trên... cung trăng. Xa lộ đó an toàn và thơ mộng hơn .NET hay .COM :-d
Thằng ku gió câm cái họng mày lại bớt, càng nói càng thấy mày thối mồm, chưa biết dùng bàn chải đánh răng chà bớt nước mépp hôi trước khi phun ra
ReplyDeleteUi ui... tại sao bác Ano nói hỗn thế? Về vụ bàn chải đánh răng, ai cũng biết làm mỗi ngày mà. Bác đã uýnh răng chưa?? Ăn hiếp Gió quá mà...
ReplyDeleteChú Nhị một dạo suốt ngày ra vẻ trịnh trọng, kêu không có thời gian trả lời các bạn. Giờ thì lăng xăng như cún bông, reply hết bạn nọ đến bạn kia. Hay là đang được em Linh để mắt đến nên phải tranh thủ thể hiện. :)
ReplyDeletelúc có lúc không, phập phù như nghiên cứu sinh :d
ReplyDelete"Đổi sách và niềm vui chia sẻ"
ReplyDeletehttp://sgtt.vn/Thoi-su/127220/Nghe-doi-sach-o-pho-Tay-“balo”.html
Bác Nhị có bản tiếng Việt “Quần đảo Gulag” không ạ? Nếu có, ra phố Tây Balô trao đổi nhé?
ReplyDeleteTôi đọc nhận xét cuả Vũ Thư Hiên trên BBC:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/08/printable/080811_solzhenitsynvuthuhien.shtml
Lãnh đạo và các quan chức cuả Liên xô rất bảnh:
ReplyDeletehttp://phamxuannguyen.vnweblogs.com/print/1958/83899
đùa chứ không phải nói gì, nhưng bác Gió hoàn toàn khỏi cần đưa link một cái gì hết bác ạ, ai xem đâu :d
ReplyDeletelần sau bác nói gì thì nói nhưng cứ paste link là tôi xóa, nhé, nhìn hoa mắt chóng mặt lắm í
ok then ;-d
ReplyDeleteBlogger hơi khó tính quá í ạ. Bác hay các visitor khác đưa link tôi đều đọc. Tôi bỏ link vào, những link có liên quan tới entry và comments, không ai đọc cũng đâu có sao. Nhưng tôi hưá sẽ không paste link hay đọc link nào nưã í.
à, tôi còn có thể khó tính hơn, thế này đã ăn thua gì
ReplyDeleteNhung "kho tinh" thi khong phai la "great blogger" ;-p
ReplyDeleteồi thối chệt, great blogger để làm gì?
ReplyDelete