+ Trong Lược sử máy kéo bằng tiếng Ukraina xuất hiện khái niệm Panopticon là một hình thức nhà tù do Jeremy Bentham nghĩ ra. Xem hình ở đây. Ý nghĩa của nó là đặt người tù xung quanh một cấu trúc nhà sao cho người canh gác thì giấu mặt mà tù nhân lúc nào cũng cảm thấy mình bị quan sát (một cách vô hình). Cái nhìn từ bên ngoài này tố cáo, không buông tha. Ai từng học lịch sử triết học hoặc lịch sử kinh tế cũng được :) đều biết đến cái tên Bentham, nhân vật trọng yếu của "thuyết vị lợi". Sau này khi xây dựng mô hình nhà tù hiện đại về mặt lý thuyết, Michel Foucault cũng sử dụng lại hình mẫu do Bentham nghĩ ra, đặc biệt nhấn mạnh vào tính kinh tế của nó: chính quyền hiện đại thôi sử dụng các hình thức hành hình, thậm chí là hành quyết trước công chúng vì quá tốn kém, mục đích răn dạy, giáo hóa lại thường không đạt được vì những tụ tập đông người mặc dù có mùi máu (giống xưa kia hoàng đế La Mã tổ chức cho người đánh nhau với thú hoặc người đánh nhau với người để mua vui) vẫn thường có khuynh hướng trở thành carnaval, màu sắc hội hè đậm hơn màu sắc chỉnh lý tinh thần. Truyện của Dumas có rất nhiều vụ như thế.
Lược sử máy kéo còn có một đặc điểm về kỹ thuật nữa mà lần trước viết review vì thiếu giấy nên tôi chưa nói đến :d, là tình trạng dày đặc dấu ngoặc đơn. Bây giờ vắn tắt nhé: dấu ngoặc đơn kiểu Lược sử máy kéo có một tổ sư trước đó là Albert Cohen.
+ Bài về chuột Algernon của Mr. Hoan. Chuột Algernon có thể bổ sung một khía cạnh tâm thần cho "tổ chim cúc ku".
+ Trong số trước tác của Mai Thảo, một số bài viết lẻ hẳn ngày nay không còn dễ tìm. Trong số này có lời nói đầu Tuyển truyện Sáng Tạo, Nguyệt san Tân Văn số 29, 9/1970. Nghe nói tuyển truyện này đã được tái bản bên Mỹ, do Ngày Mới in cách đây chưa lâu. Một số người cũng đã trích từ đây, như Bùi Vĩnh Phúc hoặc Nguyễn Mạnh Trinh. Lưu ý là đoạn Bùi Vĩnh Phúc trích nói chính xác thì là chính Mai Thảo trích Mai Thảo trong số đầu bộ mới tạp chí Sáng Tạo, tức là "số 32", nghĩa là hơn chục năm trước năm 1970 khi xuất bản Tuyển truyện Sáng Tạo.
Tuyển truyện gồm: "Giấc ngủ" (Duy Thanh), "Rượu, chưa đủ" (Dương Nghiễm Mậu), "Những hạt ba-dăng của Niêm" (Mai Trung Tĩnh), "Tiếng động dưới cỏ" (Phạm Nguyên Vũ), "Bức tranh" (Song Linh), "Hương gió lướt đi" (Thao Trường), "Tinh cầu" (Thạch Chương). Tác giả Thao Trường ở đây có lẽ chính là Thảo Trường, nhà văn vừa qua đời được mấy hôm.
Lời nói đầu của Mai Thảo mang tên "Đứng về phía những cái mới". Sau đây là vài trích đoạn quan trọng.
“Mười sáu năm nay, được tham dự gần như liên tục vào sinh hoạt nghệ thuật miền Nam, một hiện tượng sinh hoạt tuy hỗn loạn chia mở thành trăm đường nghìn ngả, tựu trung vẫn chỉ là lịch sử tiến trình biện chứng của những trào lưu cạn dòng phải nhượng bộ rứt thoát cho những ngọn triều lớn dậy thay thế - quy luật tiến trình của nghệ thuật y tạc quy luật đời sống: lúa kia chưa gặt, mạ mới đã mọc, trái cũ chưa rụng, đã đài xuân hé cánh - may mắn trước sau tôi nhận là lớn và tốt nhất cho mình vẫn là được gặp, được gần những cái mới. Đứng cùng chỗ với những người đang cấy những chùm sao không phải những đời sao đêm trước lên một vòm trời văn học. Ở cùng một phía với những ban mai đang phát khởi đang hình thành. Tóm lại, được trồng cấy cái đất đứng nhỏ chật của mình nơi có gió vào mùa, triều nước dậy, lửa đốt rẫy, rừng khai quang, ở đó có những khám phá vang động của văn chương, những lên đường sầm uất của nghệ thuật. Gần, không có nghĩa tôi ra khơi cùng thuyền. Nhưng đích thực là chỗ tôi đến, đã tả hữu những đoàn thuyền lớp lớp lìa bến. Không thể khẳng định tôi đã được hòa nhập tận cùng vào khởi hành lớn. Nhưng đích thực là từ mười sáu năm, tôi đã được hội ngộ thường hằng với những nắng sớm, những chân trời, những thênh thang dặm biếc, những tấp nập dặm hồng, là cái phía duy nhất tôi thành thực nghĩ vẫn có những mặt trời liên tiếp mọc, tạo thành cái phương đông sáng hồng của văn học nghệ thuật ta tuy cái đầu đã rực rỡ tương lai, cái đuôi còn tối đen quá khứ.
May mắn vừa nói, không phải người viết nào cũng có được. Ta đến với văn chương, từ những cửa ngõ rất tình cờ. Nghệ thuật không hề là một tiềm ẩn phảng phất sẵn có trong cấu thành khởi thủy của con người. Mà là một réo gọi thình lình, một thức tỉnh bất chợt. Ném mình vào sinh hoạt, bằng kết nạp những bạn đường, kiếm tìm những đồng điệu, ngoại trừ những trường hợp hiếm hoi tự thành trong cô đơn một đời, là trường hợp của thiên tài lạc phách xuất chúng, kết nạp và kiếm tìm ấy cũng vậy, thường chứa đựng rất nhiều may rủi ở bên trong. Cái bước khởi đầu không may đặt lạc trên một thước đất xấu kiệt, một vũng lầy lún ngập, vươn phóng có ngoạn mục, trở thành có rực rỡ đến mấy cũng muôn vàn khó khăn cực nhọc. Như cái chuyện nhằm hướng tây mà tới, chỉ thấy hoàng hôn và lặn mặt trời. May mắn hơn, nếu được từ một thước đất mỡ màng sinh động khởi sự dấu chân, thì khởi điểm tốt cũng là bàn đạp tốt và dàn phóng tốt. Vây kín bởi tầng tầng khô mục tàn lụi, mầm hạt nào đội được đất mà lên. Trên một dòng suốt chết, sỏi cũng bất động, thôi lăn thôi hát. Suối mở một nguồn đầy, sỏi thuận dòng kết liên với cái róc rách, hỗ tương bởi cái nhịp ào, sỏi thuận chiều sỏi cũng lăn theo. Đó là cái chuyện sống cùng với những đấng bình vôi anh nhỏ quắt từng ngày. Cái sự ở giữa những râu dài lụ khụ, tuổi anh chưa ba mươi đã ăn mừng thượng thọ. Cái việc xuống lầm một con thuyền mục nát, thì đắm chìm ngay tự mái chèo lìa bến đầu tiên.”
(…)
“Hiện nay thì những người viết mới của chúng ta không thiếu, mỗi ngày mỗi thêm, càng ngày càng nhiều. Hàng chục diễn đàn đang dựng thành những đất đai mới cho những người viết mới họp mặt và lên tiếng. Văn học nghệ thuật ta bây giờ có cái hiện tượng thường xuyên ấy, là tuổi trẻ hàng hàng lớp lớp đi vào văn chương như nước vỡ bờ. Nhưng những người viết mới tôi muốn nói đến trong bài vào tập này là đoàn ngũ đầu, đơn vị một, những người đã có mặt trong cuộc khởi hành gió sớm, khi cái không khí văn học tranh tối tranh sáng vừa dấy còn mờ mờ bóng đất bóng trời. Sự có mặt ấy có thể xem như một đánh dấu, định nghĩa như một mở đường, chuyên chở trong nó đầy đủ yếu tính của một vận động văn học tiền phong, hàm chứa hẳn hòi trong nó một ý hướng cách mạng nghệ thuật nồng cháy. Đó là những ánh lửa thắp lên trong đêm nhận đường, những hòn đá ném xuống một ao tù bất động, những đợt xung kích đầu tiên mở màn một chiến dịch cho tới bây giờ đang được tiếp tay hào hứng trên nhiều diễn đàn, trên nhiều mặt trận. Trước sau, đối tượng của trận đánh lớn vẫn là một: phá đổ cái cũ, tạo dựng cái mới.”
(…)
“Mười lăm năm đã đi qua, từ những dòng chữ cũ. Tờ Sáng Tạo chết. Văn học nghệ thuật ta trưởng thành đang phát huy rực rỡ trên những diễn đàn mới. Đời sống không đứng lại. Nghệ thuật thì không ngừng đổi thay theo đời sống đi tới, và nhà văn luôn luôn đứng trước những vấn đề mới đặt ra, từng phút từng giờ. Nhưng với riêng tôi, nếu bây giờ lại được viết bài mở đầu cho một diễn đàn mới dựng, những ý nghĩ và nhận thức tôi chắc chắn cũng chẳng ra ngoài cái muốn nói của những dòng chữ cũ. Là nghệ thuật ta đã và vẫn còn phải là một lên đường. Bằng những thí nghiệm không ngừng. Bằng những khám phá không mỏi. Tiến trình tốt đẹp và biện chứng của văn học nghệ thuật ta cuối cùng chính là tiến trình của những ngọn đuốc chuyền tay, những đoạn đường cộng lại. Tạp chí Sáng Tạo, nếu được nhắc lại ở đây, cũng chỉ là một chặng đường nhỏ của đường dài và hành trình lớn. Tờ báo cũ ấy chỉ muốn như vậy. Tự nhận cho nó như vậy. Cũng trên tinh thần này, mà tôi nghĩ có thể nói thay cho những tác giả có sáng tác in trong tuyển truyện này, là những sáng tác sau đây cũng chỉ là đánh dấu cho một chặng đường đã bỏ lại và đã đi qua. Bởi vì ở cuối đường vẫn đầy đặc, vẫn rực rỡ những cái mới khác đang chờ người đi tới.”
Nhị Linh có tham khảo về nhà tù, bạn đọc mở rộng tầm mắt, mấy cái nhả tù đó hoành tráng ghê. Nhưng kỹ thuật xây nhà tù cuả Việt Nam ta là số một. Ấy là, chả xây gì cả, cứ lều trại giữa một vùng đồi núi chập chùng. Lao lực và đói khổ, nhưng bỏ chạy thì kể như trở về thăm... miền đất hứa, nghiã là âm phủ. Hồi sau 75 tôi còn nhỏ, đi theo thăm nuôi người bà con ở tù như thế, đi ngút ngàn, quá xá là xa... Nói điều này là cũng chuyện thường thôi, không bẩu tôi "phản động" đấy nhé. Xã hội nào cũng có nhà tù mà. Một người bà con khác cuả tôi lỡ đi làm VC, bị chính quyền Ngô Đình Diệm tra tấn bằng điện, cảm giác kinh hoàng mang theo suốt đời. Các bác rảnh rỗi thì cũng bớt chút thời gian văn chương mà đi thăm tù, tặng quà cho họ. Bên này, vào dịp Giáng Sinh hay lễ Tạ Ơn, người ta gởi quà hoặc đi thăm tù nhân không gia quyến. "Người yêu người, sống để yêu nhau", nhớ chưa hử? ;-d Hay là chỉ làm thơ cho vui thế thôi, chứ makeno?
ReplyDeleteTôi nhớ câu nói cuả Mai Thảo với Trần Vũ: «Em không dụng chữ cho mục đích phi văn chương. Không chửi ai cả. Văn chương không phải là chỗ cho em bựa. Em không được quyền.» Ở một nghiã nào đó, những câu tuyên bố cuả Mai Thảo hay nhóm Sáng Tạo thật sự lôi cuốn vô cùng. Các bác cũng "lên đường" một phát cho độc giả chúng tôi thưởng thức với...
Hai người mà tôi yêu thích nhất trong văn học miền Nam, có lẽ theo cảm tính, là Bùi Giáng và Thanh Tâm Tuyền. Người giới thiệu về văn học miền Nam và các sách VH dịch cuả thời ấy, hay nhất, theo tôi, là GNV Nguyễn Quốc Trụ. Sau này, đọc và giới thiệu VH Hiện đại và Hậu Hiện Đại thì về tay anh Hoàng Ngọc Tuấn. Hiện nay trong nước có phải là bác Nhị và bác Chí Hoan không nhi?
nước mắt.
ReplyDeleteTrong T mất tích, Thuận cũng sử dụng rất nhiều dấu ngoặc đơn.
ReplyDeleteChị bận quá mà thỉnh thoảng bạn Nhị lại đá sang lịch sử kinh tế mí chả thuyết vị lợi. Thật buồn cười vì học Phd kinh tế nhưng chị hầu như chưa đọc lịch sử kinh tế gì mấy, mặc dù có nghe nói ông Bentham và biết thuyết vị lợi. Còn cái nhà tù thì đây lần đầu tiên. Ở đây bọn nó ngầm định sinh viên phải học các thứ đấy từ đại học. Mình không có background kinh tế bậc đại học thì coi như không biết gì.
ReplyDeleteBọn Anh hay chửi các trường đại học ở nước chúng nó toàn lấy sinh viên Phd chứ không phải giáo sư xuống dạy đại học. Chúng nó không biết ở Mỹ chuyện đấy quá phổ biến. Nhiều bạn đại học Engineering lên cao học chuyển sang kinh tế, phải dạy các môn mà cả đời các bạn ý chưa học bao giờ. Khoa quẳng cho quyển sách, ngồi tự đọc rồi dạy lại thôi. Thế mới buồn cười.
chị có thuê em giảng cấp tốc về lịch sử kinh tế để lấy background không? :ddd
ReplyDeleteVìu có vẻ chết vẫn không chừa thói oai nhỉ? Cứ phải hé ra một tí gì đấy rất chi là "hình thức".
ReplyDeleteNhắc đến các hình phạt thời Trung cổ, làm tôi nhớ đến một bài thơ cách đây cũng hai mươi năm rồi:
ReplyDelete"Tôi là thằng điên trái tim ứ máu
Nói lời báng bổ thánh thần
Mang bản án treo trước ngực
Ngày lễ Thánh hiển linh
Cả bầy chiên lập giàn thiêu tôi trên lưả
Rồi hát bài ngợi ca "Thiên Chúa", "Amen..."
++ Dĩ nhiên "Thiên Chúa" ở đây là một ẩn dụ. Đố các bạn biết "Thiên Chúa" này ngồi ở chỗ mô? ;-d
chị NKD có vẻ gây thù chuốc oán nhiều trên giang hồ nhỉ, ngày xưa đã thế rồi bây giờ ân oán vẫn chưa dứt à? chị mà thấy khó chịu vì các bạn anonymous thì để em xóa bớt nhé
ReplyDeleteKệ mama chúng nó. Chúng nó nghĩ gì là việc của chúng nó. Đếch ai hầu được khắp thiên hạ.
ReplyDeleteChị mà post cái gì trên blog của chị cũng có thằng chửi là khoe khoang hình thức, không tập trung nghiên cứu cơ. Chúng nó có gia đình vợ con, chúng nó phải tranh thủ từng phút. Mình sống 1 mình. Ngồi ôm máy tính suốt ngày đêm. Nhưng hở ra giải trí chút nào cũng có thằng cà khịa.
Dân Việt được cái tính cách chủ đạo là "không thể chấp nhận được những đứa khác mình".
Không những thế, nghệ thuật lôi kéo đám đông tới đánh đập "những đứa khác mình" ấy rất chi là xã hội đen, tàn nhẫn. Ngoại trừ ai đó có hành động sai trái, kỳ dư một xã hội không đảm bảo được cái quyền để cho một cá nhân phát biểu, thì xã hội đó cũng vẫn còn là thuộc địa, một thuộc địa nằm trong tay những tên muốn làm trùm ngôn luận.
ReplyDeleteVìu lại chụp mũ dân Việt rồi. Tự do ngôn luận là quyền của con người, cái này thì Vìu ở Mẽo Vìu biết là đúng rồi. Nhưng cái dở hơi của Vìu là những phát ngôn nó chẳng "Tây" một tí tẹo nào, nếu không muốn nói là Vìu có attitude rất là "văn hoá xã" nhưng Vìu không biết. Cụ thể hơn là Vìu ngồi ở nước Mỹ thông tuệ nhưng tư tưởng chẳng qua nổi luỹ tre làng. Chính cái thói huyênh hoang và ăn không nói có của Vìu mới là giống VN đấy. Chưa kể đến cái lối ăn theo nói leo, biết 1 mà bốc phét 10 thì, ôi thôi, chẳng Annamite thì còn chạy vào đâu. Yêu Vìu =)))
ReplyDeleteChị chả bao giờ bốc phét cái gì. Câu nào mà dám bảo là chị ăn không nói có??? Đừng có bốc phét nhé !!!
ReplyDeleteCho tớ hỏi một câu hỏi ngu dốt là nếu như tớ muốn gửi e-mail cho bác thì làm như thế nào à bác Nhị Linh.
ReplyDeletenhilinhblog@gmail.com, có trong profile đấy
ReplyDeleteĐã gửi email cho bác :)
ReplyDeleteLại nhắc Vìu nhé. Ngay cái chuyện bạ với ai cũng xưng chị là rất láo toét đấy. Xem các anh trí thức lừng lẫy người VN ta đã có ai dám xưng anh trong thảo luận chưa? Anyway vẫn yêu Vìu vì thấy Vìu cũng còn hơn vài đứa vứt đi. Nhưng mà nhắc khéo thế mà rút kinh nghiệm nghe chưa? ;))
ReplyDeletevâng, đã nhận được rồi ạ
ReplyDeletebác gì xét nét thế, chị nkd gọi Ngô Bảo Châu là ông đấy thây, mà hình như Ngô Bảo Châu còn kém tuổi chị nkd cơ mà :d
Nhị Linh, mình cũng vưà gởi email cho bác.
ReplyDeleteFor CHHV:
ReplyDelete"Ai di ve xu Viet, nhan gium ta, nguoi ay o trong tu...dang dang may mua thu"