tối qua, vào giờ uống sữa, tôi liếc tivi vài phút, trúng cái tường thuật trực tiếp lễ bế mạc Liên hoan phim quốc tế VNIFF ở Mỹ Đình (lúc ấy mới nhớ ra mình cũng có giấy mời đi dự đàng hoàng đấy chứ nhưng không đi, vì Từ thuở về đây sống rất nghèo/Bạn bè chỉ có gió trăng theo, với cả hai con mèo :d)
ối giời ơi chưa từng bao giờ trong đời mình tưởng tượng nổi là LHP lại có hai quả best actress, hố hố, và giải thứ hai trao cho một diễn viên Việt Nam (ai đó tôi cũng chả nhớ); thế mà cách đây tầm một tuần nhớ láng máng đọc trên báo có đồng chí nào đó trong ban tổ chức dõng dạc tuyên bố đã là LHP quốc tế thì làm gì có chuyện cơ cấu giải thưởng; như cái hai best actress kia thì là cái quái gì nhỉ, nghĩ mãi không ra :)
đùa chứ vừa nhìn lên tivi thấy đồng chí Lại Văn Sâm đã muốn tắt béng đi rồi, tối hôm qua trông không khác gì một thằng hồ lì ở một sòng bạc hạng bét, gớm thế không biết (giờ thì tôi hiểu tại sao đợt trước có lần bác Lưu Văn Say vào đây comment ký tắt LVS bị tôi nhầm thành Lại Văn Sâm đã giãy nảy lên như đỉa phải vôi; nghe Lại Văn Sâm nói năng lăng nhăng trong một LHP quốc tế thì tôi rất hiểu, bác LVS ạ :p)
cái LHP này là cuộc hợp tác giữa BHD và Cục Điện ảnh; xem đến chỗ có hai best actress thì tôi đúng nghĩa là lăn ra cười, phong cách của cục đây rồi, không lẫn đi đâu được; cục là cục nói chung ấy, cục nào cũng thế hết, cái cục điện ảnh này tôi chẳng biết gì nhưng các bạn bên điện ảnh có thể yên tâm là phong cách không thể trộn lẫn này cục xuất bản cũng có luôn, y chang luôn; năm nào đọc báo cáo thường niên của cục xuất bản là tôi cũng lăn ra cười giống hệt hihi
mà tại sao nhỉ, ok nhỉ, chúng ta làm ra những thứ quả thực cũng chẳng ra gì mấy, nhưng ít nhất cũng sạch sẽ thơm tho chứ, tại làm sao mấy cái cục cứ lơ lửng treo trên đầu chúng ta như thế: ít nhất thì cũng đừng mang tên "cục" chứ; thỉnh thoảng cục lơ lửng ấy lại còn rơi thật nữa chứ
thối um
ps. sáng đi qua cái ao gần nhà, bỗng dưng tôi nhớ đến câu thơ này: "Con cá rô ơi chớ có buồn" há há
2 best actress giống như hai mối tình duy nhất ấy :) Tuy nhiên trên thế giới ngay cả liên hoan phim Cannes cũng có lần trao giải nữ diễn viên xuất sắc cho nhiều diễn viên một lúc nhưng đó là giải cho tập thể diễn viên trong một phim thôi. Gần đây là trường hợp của tập thể nữ diễn viên trong 8 Women của Francis ozone hay Volver của Almodova.
ReplyDeleteNhân tiện anh nói chuyện mấy cái cục, hài hước nhất là trong buổi họp báo sau lễ trao giải cho phóng viên muốn trao cho ông cục trưởng giải ỡm ờ khi thằng thừng đề nghị ông trả lời thẳng vào vấn đề.
Có một giải trao cho kịch bản đi xin tài trợ. không hề thấy kêu gọi thông báo chi cả từ trước, tự dưng tuyên bố cho cái kịch bản của lão Vũ Ngọc Đãng, ai chẳng biết đó là một dự án của BHD. Nhưng vấn đề kịch bản này đã được đưa vào lịch sản xuất thì còn cần quái gì cái gọi là xin tài trợ.
Đúng là chưa bao giờ một lhp nào ở VN không mang đến những câu hỏi.
Lại Văn SInh và :Lại Văn Sâm :)
ReplyDeleteKhông thấy bạn Nhị hồi âm, Cống tôi gửi lại bài sang đây để bạn Nhị tiện thể theo dõi :
ReplyDelete« Bác làm gì có tư cách gì mà sòng phẳng với không sòng phẳng ? ». Bạn Nhị Linh nói thế mà không thấy xấu hổ kể cũng lạ. Bạn phát biểu với tư cách là nhà nghiên cứu văn học. Cống tôi phát biểu với tư cách là độc giả. Độc giả có quyền đòi hỏi nhà nghiên cứu văn học phải « sòng phẳng » khi nhận xét về nhà văn VN. Bạn thần tượng chị Linda thì cứ việc, nhưng đừng tuyên bố văng mạng là chị ấy « ngoại cỡ » so với các nhà văn VN, rồi lấy chị Dương Thu Hương ra làm ví dụ, coi đó là đại diện của văn học VN, rồi chu chéo chê bai tất cả các nhà văn VN. Cái này Tây gọi là «intellectuellement malhonnête » (thiếu lương thiện về mặt trí tuệ). Điều này tôi đã giải thích lần trước rồi, nhưng bạn vẫn cố cãi chày cãi cối. Cống tôi hiểu ngay là bạn Nhị bản lĩnh chắc bằng cái đầu kim ! Nói thật, trình độ của bạn rất vớ vẩn. Cống tôi chỉ liếc qua bản dịch « Hạt cơ bản » của bạn một cái là tìm ra một rổ lỗi. Cống tôi đã định bỏ qua, nhưng thấy thái độ của bạn không đàng hoàng, nên cho bạn biết thế nào là khiêm tốn:
« Ils approchaient de l'état de rivalité, état naturel des hommes. Ils étaient comme des animaux se battant dans la même cage, qui était le temps ». (Chương 2, phần 11)
Bạn Nhị Linh dịch là :
« Họ đang tiến lại gần trạng thái thù địch, trạng thái tự nhiên của con người. Họ giống như những con vật đang đánh nhau trong cùng một cái lồng, đã đến lúc rồi ».
Hai cây ngắn như thế mà bạn Nhị Linh cũng dịch sai cả 2:
1.« Ils approchaient de l’état de rivalité » không phải là « họ đang tiến lại trạng thái thù địch » mà là « họ đang tiến tới tình trạng cạnh tranh »
2.« Ils étaient comme des animaux se battant dans la même cage, qui était le temps » không phải là « Họ giống như những con vật đánh nhau trong cùng một cái lồng, đã đến lúc rồi » mà là « họ giống những con vật đang đánh nhau trong cùng một cái lồng, cái lồng ấy chính là thời gian ».
Liếc một cái nữa qua bản dịch « Les bienveillantes », ngay đoạn đầu :
« Ça risque d'être un peu long, après tout il s'est passé beaucoup de choses, mais si ça se trouve vous n'êtes pas trop pressés, avec un peu de chance vous avez le temps »
Bạn Nhị Linh chẳng hiểu gì, nên dịch ú ớ là:
« Sẽ hơi dài đấy, thì đã có nhiều chuyện đến thế xảy ra cơ mà, nhưng nếu có thật là như thế thì các người cũng có vội vã gì lắm đâu, may mắn một chút là các người có đủ thời gian thôi »
Thực ra, phải dịch là:
« Câu chuyện có lẽ sẽ hơi dài đấy, nói cho cùng thì đã có nhi ều chuyện xảy ra cơ mà, nhưng rất có thể là các người cũng không quá vội vã, không biết chừng lại có thời gian nữa ấy chứ ».
Tạm thế đã bạn Nhị Linh nhé!
Cống tôi gửi thêm vài thứ dụ nữa :
ReplyDelete1./ Il y a quelque temps, ma femme a ramené à la maison un chat noir, pensant sans doute me faire plaisir. Bien entendu elle ne m'avait pas demandé mon avis. Elle devait se douter que j'aurais refusé net, le fait accompli était plus sûr. Et une fois là, rien à faire, les petits-enfants pleureraient, etc.
Bạn Nhị Linh dịch rất ú ớ là:
« Cách đây một thời gian, vợ tôi mang về nhà một con mèo đen, hẳn là nghĩ sẽ làm tôi thích. Dĩ nhiên không hỏi ý kiến tôi. Bà ta sợ tôi sẽ từ chối thẳng thừng, chuyện đã rồi thì chắc cú hơn. Và một khi mèo đã ở đó thì còn làm gì được nữa, bọn cháu chắt sẽ khóc lóc, rồi thì đủ thứ chuyện »
Đoạn này phải dịch thế này : «… Bà ta sợ tôi sẽ từ chối thẳng thừng, nên đặt tôi trước chuyện đã rồi thì chắc hơn. Với lại một khi mèo đã mang về rồi, thì tôi còn làm gì được nữa, vứt nó đi bọn cháu chắt thể nào cũng khóc lóc, vân vân.
2./« Avec mes souvenirs, c'a été un peu pareil. La première fois que je me décidai à les consigner par écrit, je pris un congé. Ce fut probablement une erreur. Les choses pourtant étaient en bonne voie: j'avais acheté et lu une quantité considérable de livres sur le sujet,… »
Bạn Nhị Linh dịch rất ú ớ là: « Kỷ niệm của tôi cũng gần tương tự thế. Lần đầu tiên quyết định ghi lại chúng bằng ngôn từ, tôi xin nghỉ phép. Có khả năng đó là một sai lầm. Dù thế mọi việc đều có vẻ đúng hướng: tôi đã mua và đọc một số lượng lớn sách viết về đề tài này,… »
Đoạn này phải dịch thế này: « Với chuyện hồi ức, thì cũng gần như thế. Lần đầu tiên quyết định ghi lại chúng bằng ngôn từ, tôi nghỉ phép. Có lẽ đó đã là một sai lầm, dù rằng mọi việc trước đó đều đúng hướng : tôi đã mua và đọc một số lượng lớn sách viết về đề tài này… ».
3./ « Le pire n'est pas forcément ces images que je viens de décrire; des fantaisies comme celles-ci m'habitent depuis longtemps, depuis mon enfance sans doute, en tout cas depuis bien avant que je ne me sois moi aussi retrouvé au cœur de l'équarrissoir. »
Bạn Nhị Linh dịch ào ào là : « Điều tồi tệ nhất lại không hẳn là những hình ảnh mà tôi vừa miêu tả; những trò phóng túng giống như chúng thì tôi đã quá quen từ lâu rồi, hẳn là phải từ khi tôi còn nhỏ, dù thế nào đi nữa cũng phải rất lâu trước khi cả tôi cũng rơi vào trước mũi dao xả thịt ».
Đoạn này phải dịch thế này: « Điều tồi tệ nhất lại không hẳn là những hình ảnh mà tôi vừa miêu tả; những tưởng tượng kiểu như thế ám ảnh tôi từ lâu rồi, có lẽ từ khi tôi còn nhỏ, và chắc chắn là trước cái lúc mà chính tôi cũng đứng ở trung tâm của lò giết người ».
4./« J'aurais pu m'en douter » mà bạn Nhị Linh dịch là : « Điều đó thì còn phải bàn », thì nói thật là quá dốt.
5/. « Allongé sur son matelas Bultex, il s'exerçait sans succès à l'impermanence » mà bạn Nhị Linh dịch là : « Duỗi dài trên tấm nệm Bultex, anh cố tập cho quen với đổi thay này mà không nổi » thì tiếng Pháp cũng kém, tiếng Việt cũng tồi. « L’impermanence » là «vô thường », người ta tập thiền hay yoga thì bạn Nhị Linh lại bảo tập « cho quen với đổi thay ». Sao mà sáng dạ thế không biết?
Bạn thường hay khoe chữ với thiên hạ, mồm leo lẻo hót theo các triết gia nhớn của Tây Foucault, Deleuze, Derrida…, nhưng những thứ thuộc về cơ bản ngữ pháp Tây cũng lung tung xèng cả lên ! Cống tôi xin có lời thế này : thưa nhà sính chữ, xin nhà đi học lại tiếng Pháp cho ! Bắt đầu từ abc rổ xề bánh đúc nhá !
Sài Gòn Phỏng Giái đăng một bài rất ngu của Tường Vi: Nhà văn Việt kiều - sự trở về và hội nhập, nói về văn chương Việt Kiều của chị Linda Lê. Nền văn học trong nước được chỉ đạo như thế thật là gớm, ọe, ọe, ọe
ReplyDeletehttp://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/10/240854/
Sáng sớm mà đọc phải bài kiểu Tường Vi của SGGP Trong Nước, rồi đạp phải bài kiểu Nguyễn Hưng Quốc ở trên VOA của Hải Ngọai, là thấy lúa mất một ngày
Chuột Chù
Sao để Chuột Cống lẫn Chuột Chù chui vào đây mang theo cùng lúc mấy cục trong bụng ngoài lông thối inh thế này? Hai con mèo đâu nhỉ?
ReplyDeleteĐề nghị bác NL nghiêm khắc mà giữ cửa nhà sạch sẽ! Nên chấm dứt vấn nạn ném bom phân kiểu này!
ReplyDeleteChuột Bạch.
"Hạt cơ bản" ra mấy năm rồi, giờ mới bị ngồi tính sổ kiểu này, chứng tỏ bác Nhị Linh bị em Chuột Cống căm thù đến tận xương tận tủy ấy chứ nhỉ? Mấy năm nghiền ngấm có khác, vạch từng câu từng chữ thế kia cơ mà. Bác Nhị Linh công nhận, lắm người yêu mà cũng nhiều người ghét. Khổ thế! Thương lắm í!
ReplyDeleteBố ai mà đúng được 100%, nhất là trong cái nghiệp dịch dọt. Công nhận, mọi thứ cũng nên có phản biện thì nó mới dân chủ. Bao nhiêu người vào đây đã từng vạch rõ cái sai của thân chủ Nhị Linh, thân chủ thấy đúng là nhận sai ngay. Người góp ý lại vẫn được bà con dân bản vốn là fans của idol Nhị Linh tình thương mến thương như thường. Thích góp ý, thì đàng đàng chính chính viết một bài phản biện hẳn hoi, ký tên ký tiếc đàng hoàng cho nó đúng cái tinh thần đánh đấm. Đàng này cứ lén lén lút lút Chuột Chù với Chuột Công, hôi bỏ mẹ lên được, bố ai mà ngửi được. Đọc xong chỉ muốn bịt mũi. Tán đồng bác Nhị Linh không trả lời. Phí nhời, mệt óc. Bác khoe có mèo, thả mèo ra đi.
Chuột Chít
mèo cũng có lúc phải ngủ chứ :) đề nghị các bác đọc "Đeo nhạc cho mèo" với cả bài của Nhã Thuyên bình tập "Con lươn chép miệng" của Ngô Phan Lưu có đoạn dài bình luận về mối quan hệ giữa chuột và người, trong lúc chờ mèo ngủ dậy :ddd
ReplyDeleteTới giờ em mới biết bác Linh hình như là dịch giả Cao Việt Dũng nghĩa là mang giới tính Adam chứ không phải Eva nên lần trước em có chút nhầm lẫn :D
ReplyDeleteVề chuyện cục này cục kia thì em thấy chẳng phải mỗi chuyện cục mà cả chuyện bộ cũng lắm tai ương. Còn lại em thấy cái VNIFF nó được cái sân khấu, thế coi như là an ủi, với lại chuyện vừa thổi còi vừa đá bóng là chuyện xưa nay muỗi ở nước mình roài. Tiếc là đi bờ lốc nào cũng thấy các bác kêu ca phàn nàn nên em thấy hơi oải. Có gì bác thử đóng góp vài câu cho nó sáng lóa tí nhở.
Làm gì mà chửi bới om xòm thế em trai. Cái gì mà giờ uống sữa, nghe buồn cười thế. :D
ReplyDeleteDù sao thì cũng phải khen ngợi Nhị Linh lần này dám để mấy cái còm của bọn Chuột tớ lai. Hê hê hê.
ReplyDeleteChuột Chù
thì phải uống sữa mới đủ sức mà nuôi mèo chứ :))
ReplyDeleteChuột Cống: mấy file trên mạng mà bác xem không phải là file dùng để in sách, tôi đã sửa rất nhiều các file ban đầu ấy; bác không theo dõi cả quá trình ấy bây giờ tự nhiên nhảy vào nói lại những điều đã nói từ cách đây 5 năm, ridicule lắm; chửi người khác thì cũng cố mà đàng hoàng, mấy chỗ bác cố đâm vào sửa sửa cho danh sách của bác có vẻ dài dài tôi thấy funny lắm
những cái comment phê phán chỉ trích tôi kiểu này chưa bao giờ tôi xóa cả, đừng làm ra vẻ "lần này" thế này lần khác thế khác, nói láo thế mà cũng bàn honnête vứi cả malhonnête
Con cá rô ơi chớ có buồn
ReplyDeleteHội* mình là cục cứt, luôn luôn
* Hội điện ảnh
Nhị Linh cũng đừng có xạo, comment của tớ bị xóa nhiều lần. Không phải bị xóa ở đây mà còn bị xóa ở nhiều nơi khác, hehehe
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeletetừ ngày có cái blog này tôi mới xóa tổng cộng năm hay sáu cái comment, trong đó đã một cái của bạn Cát Khuê vì để một đường link tôi không thích, mấy cái còn lại tôi vẫn nhớ tại sao tôi lại xóa
ReplyDeletehóa ra đều là của bác hết à? bác quê ở đâu mà xấu tính toàn diện thế :))
@ NL
ReplyDeleteQuê ở đâu có mắc mớ gì đến xấu toàn diện?
NQT
nguyenphuonglam: tôi thường xuyên bị gọi là chị í mà, tại mặt mũi tôi giống phụ nữ quá :((
ReplyDeleteMr. Tin Văn: quê và tuổi có liên quan đó, sợ nhất là mấy bác tuổi Tiên Tị :p
ReplyDeleteBạn Nhị Linh ơi,
ReplyDeleteTôi là người biết tiếng Pháp, thấy những lỗi của Chuột Cống đưa ra, đều xác đáng. Sau đó, bạn trả lời là những lỗi đó bạn sửa trong bản in trên sách rồi.
Nên tôi băn khoăn ở hai điểm :
Thứ nhất, sao bạn biết là mình dịch sai, mà không sửa trên mạng ? vì sửa trên mạng rất dễ, chỉ hai giây là xong. Vớí lại, người đọc trên mạng đông hơn người đọc trên sách. Hơn nữa, dù in trên mạng hay trên giấy, thì dịch giả vẫn phải tôn trọng độc giả, có đúng không ?
Thứ hai, có đúng là bạn đã sửa trong bản in trên sách không ? Thú thật câu trả lời của bạn không rõ ràng lắm. Vậy tôi có lời đề nghị nhỏ : bạn scan các trang liên quan cho bàn dân thiên hạ xem. Như vậy sẽ thuyết phục hơn chăng ?
Đặng Văn Thiết
tôi không hiểu bác thấy xác đáng chỗ nào ở đoạn con mèo hay đoạn xin nghỉ phép?
ReplyDeletekhi đăng bản dịch "Hạt cơ bản" trên mạng, tôi đã nhận được rất nhiều chỉ trích, khi đó tôi chưa hề nghĩ đến việc in bản dịch thành sách, cũng như chưa nghĩ đến chuyện bản quyền; lúc in sách tác quyền đã được thực hiện đúng theo quy cách, hồi cố lại thì việc tôi cho đăng bản dịch trên mạng là một sự vi phạm; nếu bác có quyển sách đã in thì có thể thấy trang đầu tiên tôi ghi lời cảm ơn mọi người từng phê phán, chỉ ra chỗ sai của tôi, kể cả các nick trên mạng mà tôi không biết rõ identité
bất kỳ quyển sách dịch nào của tôi in ra sau đó tôi đều để sẵn một bản do tôi tự sửa thêm lần nữa để nếu tái bản được thì tôi yêu cầu nhà xuất bản sửa, dù chỉ là một vài từ; mọi quyển đã tái bản đều có sửa chữa của tôi, mặc dù có nhận được phê phán hay không, nhưng một số quyển tôi không có cơ hội tái bản, trong đó có "Hạt cơ bản", mà tuy đã sửa rất nhiều từ bản đăng trên mạng khi in thành sách nhưng tự tôi vẫn thấy muốn sửa thêm nhiều nữa; bản dịch "Hạt cơ bản" xuất phát từ một kỳ nghỉ hè nhàn rỗi, không thực sự chuyên chú, đó là một bài học lớn cho cá nhân tôi về tính chuyên nghiệp khi thực hiện công việc dịch thuật
nói thêm điều này cho các bác biết rõ: nguyên tắc của tôi trong nhận lời phê phán và đi phê phán người khác là thế này (trong chuyện dịch thuật):
ReplyDelete- nếu ai chỉ ra cái sai của tôi, mà tôi thấy đúng là sai, thì bao giờ tôi cũng nhận ngay, và tìm mọi cách để có thể sửa
- nếu tôi đúng mà người khác cứ bảo là sai thì tôi cãi đến cùng
- nếu không khẳng định được xác quyết đâu là đúng đâu là sai, thì lợi thế phải thuộc về tôi (trong cuộc tranh luận ấy)
nguyên tắc thứ ba phức tạp nhất, trong khi đi phê phán người khác tôi luôn luôn tuân thủ triệt để: mình không chứng minh nổi một cách thuyết phục là người khác sai thì đương nhiên người đó đúng (ít nhất là hơn mình), do cả ở chỗ công sức người đó đã bỏ ra, tất nhiên là lớn hơn công sức ngồi chỉ ra cái sai, mặc dù việc phê phán là cần thiết, chẳng bao giờ tôi phủ nhận cũng như ngăn cấm; không xác định được như vậy theo tôi sẽ không bao giờ làm được công việc biên tập là một công việc luôn luôn phải đi trên dây, hằng ngày động chạm đến cái sai cái đúng của người khác và của mình
đó là quan niệm riêng của tôi, dĩ nhiên các bác nghĩ thế nào thì là chuyện của các bác
Bạn Nhị ơi,
ReplyDeleteTôi đặt hai câu hỏi rất rõ ràng, vậy mà bạn cứ quan điểm này quan điểm kia.
Thứ nữa, ông Chuột Cống chép câu tiếng Pháp trong văn bản, chép cả câu dịch của bạn. ông ấy chỉ ra rõ ràng những cái sai của bạn. Nhung mà bạn cứ "không hiểu".
Theo tôi, bạn nên trả lời trực tiếp hai câu hỏi của tôi. Tôi xin chép lại đây :
Thứ nhất, sao bạn biết là mình dịch sai, mà không sửa trên mạng ? Dù in trên mạng hay trên giấy, thì dịch giả vẫn phải tôn trọng độc giả.
Thứ hai, có đúng là bạn đã sửa trong bản in trên sách không ? Thú thật câu trả lời của bạn không rõ ràng lắm. Vậy tôi có lời đề nghị nhỏ : bạn scan lai các trang liên quan cho bàn dân thiên hạ xem. Như vậy sẽ thuyết phục hơn chăng ?
Đặng Văn Thiết
tôi có trả lời riêng bác đâu :) với cả các ý bác hỏi tôi đều trả lời đấy chứ nhỉ, nhưng nếu bác cứ thích hai câu của bác được trả lời rõ ràng thì đây:
ReplyDelete- ngay trước khi in bản dịch "Hạt cơ bản", tôi đã gửi bản pdf sửa chữa đến talawas là nơi đăng version đầu tiên, nhưng thời gian đó vì vấn đề tác quyền, tôi không can thiệp được nữa
- tôi có sửa, bác giở quyển sách ra, đoạn "vô thường" ngay ở mấy trang đầu, tôi còn nhớ là trang số lẻ, bên tay phải
bây giờ bác trả lời xem như thế nào là xác đáng đi, với cả bác có phân biệt được đoạn nào thuộc "Hạt cơ bản", đoạn nào thuộc "Những kẻ thiện tâm" không?
Ô hay bạn Nhị ơi,
ReplyDeleteChỉ cần lật lật mấy trang đầu bản dịch hai cuốn "Những kẻ thiện tâm" và "Hạt cơ bản", tôi đã đưa ra đến hơn 10 lỗi do bạn dịch sai. Sao bạn lại làm ra vẻ là chỉ có "đoạn con mèo hay đoạn xin nghỉ phép" ?
Rồi nữa, hai đoạn này là ở trang đầu tiên của "Những kẻ thiện tâm", bạn biết thừa đi ấy chứ. Sao bạn lại đánh trống lảng nói về phương pháp làm việc của bạn khi dich "Hạt cơ bản" ?
Cái lối đánh trống lảng, chỉ làm người ta nghi ngờ thêm khả năng bạn bị Cống tôi đánh trung tim đen mà thôi.
Nói thật, tìm lỗi của bạn dễ vô cùng. Nếu bạn không tin, tôi gửi thêm vài rổ nữa. Hí hí !
Chuột Cống
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteĐánh giá ( hoặc "phát biểu với tư cách là độc giả") dựa trên 1 quá trình theo dõi tương đối ( 1 và nhiều sản phẩm) với thái độ xây dựng thì tốt :D
ReplyDeleteMình nghĩ góp ý với thái độ xây dựng thì tốt, với thái độ moi móc, hiếu thắng, ăn miếng trả miếng thì gây cho người khác sự khó chịu và khó tiếp thu :)
ReplyDeleteFR
Tinh thần xây dựng, theo tôi, trước hết là thẳng thắn. Trong dịch thuật, hoặc là đúng hoặc là sai. Người bị phê bình, đừng nến chống chế, mà nên thẳng thắn trả lời. Mà cũng dễ thôi, mình đã dịch đúng thì chứng minh được ngay. Mình mà dịch sai, thì chặc lưỡi một cái, quẳng tự ái sang một bên, rồi nhận là sai. Các lý do khác (người ta phê bình tôi vì người ta thích « moi móc », « bêu riếu », « thù hận ») đều là ngụy biện !
ReplyDeleteSal here ơi, nếu trước lỗi của một người mới vào nghề, ta im lặng vì phê bình một người trẻ là « không xây dựng ». Nếu trước lỗi của một người đã có nghề, ta im lặng vì « đánh giá dựa trên 1 quá trình theo dõi tương đối ». Vậy thì lúc nào ta phê bình ? Lúc nào cũng có một lý do lý chấu nào đấy để bỏ phê bình sang một bên, mà vui vẻ, mà hòa cả làng, là ai cũng như ai.
Cái này, tôi nghĩ là bạnNhị phải biết rõ hơn ai hết khi bạn Nhị đã từng phê bình cả hai cây đa cây đề là Nguyên Ngoc và Hoàng Ngọc Hiến. Chắc bạn Nhị còn nhớ ?
Trần Minh Tiến
mạo danh vớ vẩn mà không biết nhục há há
ReplyDeleteCũng may là ai cũng có id trên internet nên mạo danh cũng đâu có dễ. Bác Nhị Linh tinh thật.
ReplyDeletedùng bàn phím kiểu nào, các lỗi thường mắc khi gõ bàn phím... cũng đã tự mách nhiều thứ lắm rồi
ReplyDeleteCác bạn chuột ở đâu ra mà xông vào tấn công bạn Nhị Linh nhiều thế trong một entry về LVS? các chuột í có dây mơ rễ má với LVS gì không? Một nghi án lớn :-)
ReplyDeleteBạn Sâm ngoài chuyện trơ tráo dịch láo còn tỏ ra thô lậu toàn tập vì đã:
(a) cướp lời bạn Hà trong lúc bạn Hà còn đang phát biểu
(b) tìm cách bịt mồm bạn Tổ bằng cách nói tía lia "thank you very much, thank you very much"
(c) khi bạn Tổ vẫn còn phát biểu
tiếp thì hỏi ngược lại "do you still have some thing to say "
(d) khi được bạn Uyên dịch giùm vào đoạn cuối thì gào lên "vâng cám ơn bạn" như chửi vào mặt bạn Uyên
Tất cả xảy ra chỉ trong vòng hơn ba phút . Xem clip này trên youtube thì rõ
http://www.youtube.com/watch?v=JYRkhWuHNs0&feature=player_embedded
Rõ ràng là phường ăn tục nói phét !! Tôi xem mà nổi da gà vì xấu hổ . Blogger Đông A tặng Lại Văn Sâm biệt danh "Xuân tóc đỏ thời nay" , quả cũng không oan tí nào
Thanh Hoa
Lại ngụy biện rồi bạn Nhị ôi. Tên tôi như thế nào thì tôi ký như vậy. Ư mà sao bạn lại chỉ đặt ra vấn đề tên thật/tên giả khi bị phê bình ? Hay đó lại là một cách để bạn chống chế (rất yếu ớt) mà không phải đi thẳng vào vấn đề?
ReplyDeleteTóm lại, qua mấy bài của bác Chuột Cống vừa rồi, tôi hiểu ra một số vấn đề của bạn Nhị.
Thứ nhất, bạn Nhị tiếng Tây thì cũng thường thường bậc trung, nhưng hay ham hố, dịch bừa dịch ẩu. Bạn Nhị chê ai thì bỏ "cục" này "cục" kia ra, nhưng khi bị phê bình thì cáu inh cả lên. Và cái sự cáu inh ấy, nó lộ ra rằng bạn Nhị đang ở vào thế bí. Nhưng trong bụng hình như cũng biết run thì phải, nên êm luôn sau khi bác Chuột Cống hứa hẹn gửi thêm mấy rổ lỗi nữa.
Thứ hai, để kết luận là tất cả các nhà văn Việt kém chị Linda Lê, bạn Nhị đưa ra mỗi thí dụ là bà Dương Thu Hương. Mà trong trường hợp này, bà Dương Thu Hương đương thời là nhà văn Việt duy nhất được bạn Nhị để ý, có lẽ vì bà nổi tiếng bên Tây chăng ? Dường như quanh đi quẩn lại, có mỗi Tây mới là tiêu chuẩn duy nhất của bạn Nhị ? Vọng ngoại là tốt, nhưng vọng ngoại như thế thì là mù quáng ! Và cách làm việc như vậy là thiếu khoa học. Nhưng ở điểm này, bạn Nhị hình như cũng đã hiểu bài học của Chuột Cống, nên sau 5 bài liền ca ngợi không tiếc lời về chị Linda Lê "ngoại cỡ" (thực ra bạn cũng chẳng có ý gì mới, chép loăng quăng trên mạng), tự nhiên thấy bạn khoe ầm nào Đinh Hùng nào Vũ Hoàng Chương nào Nguyễn Bính ! Lại còn được cả câu "Kinh chưa, Orwell ở Việt Nam vào năm 1952 nhé".
Tóm lại dù bạn Nhị có gán cho người phê bình mình bất cứ tính từ nào (thù dai, nhỏ nhen, nhục nhã...), thì các lỗi sai của bạn vẫn còn đấy, có ai lấy mất đâu!
Trần Minh Tiến
Đúng là tên không có liên quan gì tới nội dung tranh luận, nhưng nó có thể dẫn tới nhầm lẫn giữa người này và người khác. Tất nhiên tên cũng có thể trùng nhau. Một người không tham gia vào blogosphere theo một nghĩa nào đó bỗng nhiên một ngày thấy có tên mình trong thế giới ấy, kể ra cũng thú vị và đáng xem xem có hệ lụy gì không.
ReplyDeleteTên chính là một hình thức chính danh. Danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bất thuận thì sự bất thành. Câu danh ngôn cổ xưa này có thể vẫn còn ý nghĩa cho hôm nay.
ReplyDeleteBạn Đông A ơi, làm thế nào để tin được tôi tên thật là Tiến còn bạn tên thật là Đông A ? Đưa chứng minh thư ra chắc ? Đưa chứng minh thư cũng được thôi, nhưng nhỡ ngày mai ra đường "tự nhiên" chúng ta bị bụi đời đâm xe ? Chỉ có mỗi cách là coi đó như một qui ước. Nhất là trong việc tranh cãi trên mạng, người ra người vào như mắc cửi, đến rồi lại đi bất thường. Điều quan trọng nhất là phê bình (hay nhận xét, hay khen ngợi) đều phải có chứng cớ, không được bịa đặt. Thế thôi.
ReplyDeleteXin lưu ý bạn một chút : chữ "danh" trong "danh chính ngôn thuận" không có nghĩa là "tên" đâu nhé. "Danh" ở đây là có "đủ tư cách, có chức năng để đảm trách, giải quyết công việc nào đó, được xã hội và mọi người thừa nhận, thì lời ăn tiếng nói mới có sức thuyết phục" (trích Từ điển Tiếng Việt, NXBVHTT). Tức là nó đặt vấn đề về khả năng nghiệp vụ của người nói, như trên tôi vừa nêu. Bác Chuột Cống, người ta đâu cần biết tên thật là gì, bao nhiêu tuổi, làm gì,sống ở đâu, đẹp trai hay xấu trai, vv. Người ta chỉ cần biết bác ấy đưa ra các thí dụ có cụ thể không, có đúng là của hai tác giả Tây viết không, rồi có đúng là do bác Nhị dịch không, vv.
Trần Minh Tiến
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteVì danh là "đủ tư cách, có chức năng để đảm trách, giải quyết công việc nào đó, được xã hội và mọi người thừa nhận" nên không ai đòi hỏi hay cần thiết phải biết "Đông A" có phải tên ghi trong chứng minh thư hay không. Cái tên "Trần Minh Tiến" này từng xuất hiện trên mạng internet cách đây khá lâu, thời kỳ còn chưa có blog và các trang web cá nhân, và sau đấy tuyệt tích giang hồ. Nếu không tinh tường dược như bác Nhị Linh thì có thể dẫn tới nhầm lẫn rằng cái tay "Trần Minh Tiến" này tái xuất giang hồ. Tuy nhiên trùng tên cũng có thể xảy ra. Tên không phải là một đối tượng bản quyền, và nó có thể gây ngộ nhận hay nhầm lẫn nhưng cũng chỉ xảy ra trong chốc lát mà thôi.
ReplyDeleteBạn Nhị còn trẻ mà kiêu căng dị mọi thế! Mình nghĩ ai cũng có cái sai, tiếp thu càng làm cho mình tốt hơn thôi. Chứ cứ kiểu "ông kễnh con thế" khó ngửi lắm.
ReplyDeleteChuột cống rồi lại chuột chù
ReplyDeleteChắc là hai chú có thù chi đây