Về người Do Thái trong Thế chiến thứ hai, bên cạnh Raul Hilberg, Claude Lanzmann, Hannah Arendt, Primo Levi là một cái tên quan trọng, thậm chí không thể thiếu, nếu người ta muốn biết thực sự người Do Thái châu Âu đã trải qua Lò Thiêu (Holocaust) của Đức Quốc xã như thế nào.
Một số nhà văn đã kinh qua trại tập trung của Nazi, ngoài Primo Levi còn có chẳng hạn một chủ nhân Nobel văn học, Kertész Imre, người Hungari. Họ viết văn không chỉ để kể câu chuyện của mình và đồng loại mình, mà còn đặt ra những câu hỏi lớn: Tại sao chuyện đó lại có thể xảy ra? Khả năng tồn tại của con người có thể đến mức nào? Trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, phản ứng của con người đi theo chiều hướng nào? Trong Không số phận, Kertész Imre miêu tả một cậu bé Do Thái choáng ngợp trước những người lính Đức, và thậm chí còn “hạnh phúc” với cuộc sống cực nhục, còn trong Có được là người (Trần Hồng Hạnh dịch, Nhã Nam & NXB Hội Nhà văn), vừa là tự truyện vừa là “tường trình” với giọng văn biên bản, Primo Levi chỉ ra rằng: chế độ trại tập trung làm cho con người không là con người nữa (không còn tên mà mang số, ăn một thứ xúp không thể tưởng tượng nổi, ở khu ngủ thì chỉ có một gang tay mặt sàn để đứng một chân mà ăn…), ở trong tình trạng ấy phản kháng và ngay cả hận thù cũng là không thể. Đơn giản là người tù của trại tập trung chỉ tập trung thứ năng lượng xơ xác của mình cho mục đích: sống qua một phút, rồi một phút nữa.
Ám ảnh thời gian trở đi trở lại trong các tác phẩm của Primo Levi, như đoạn mở đầu rất nổi tiếng về cái đồng hồ chết ở một ngôi làng trong Se non ora, quando? (Nếu không phải bây giờ, thì là bao giờ?, 1984). Một ám ảnh lớn nữa đối với người tù Levi mang số 174517 (tức một “số lớn”: các “số nhỏ” gần như không còn ai sống sót sau khi quân Đồng minh tiến vào các trại tập trung) là giấc mơ trở về nhà, ngồi vào cái bàn quen thuộc (và kể chuyện của mình, nhưng sẽ không ai tin). Giấc mơ này cũng được Kertész nhắc tới trong Không số phận; có lẽ người tù nào ở các trại tập trung phi nhân tính ấy đều có cùng một giấc mơ, một thứ tài sản chung mang tính chất an ủi trong tình trạng đến cả răng vàng trong miệng và tóc cũng bị lột mất.
Niềm cay đắng bị hủy diệt được Primo trình bày hiển ngôn trong một đoạn gần cuối sách, khi sự giải thoát đã rất gần: “Chúng tôi nằm trong một thế giới của người chết và kiệt sức. Dấu hiệu văn minh cuối cùng đã biến mất xung quanh và cả bên trong chúng tôi. Công trình biến con người thành thú vật mà bọn Đức thời đắc thắng đã dựng lên giờ đây đang được bọn Đức bại trận hoàn thành nốt” (tr. 285). Điều này đã dự báo trước rằng người ta có thể ra khỏi trại tập trung nhưng không bao giờ thoát khỏi nó.
Đã đọc trên SGTT hôm nay, chỉ thắc mắc Hungari i ngắn à?
ReplyDeletethói quen thôi
ReplyDeleteHôm qua đọc cho Tí nhà mình nghe 1 đoạn về Thế chiến thứ 2, có tranh minh họa hàng hàng người bị dồn vào nhà ngạt. Tí hỏi, tại sao nhiều người phải cở truồng thế mẹ? Sao họ phải chết? Người ta giết người để làm gì? hu hu...
ReplyDeletebọn trẻ con có lẽ nên được biết sớm về những chuyện này, hic, I think so
ReplyDeleteBài này em thấy hơi non, lên được báo thì chắc báo cũng kém thật. Đọc lên chẳng biết thêm được gì và cũng chẳng có ý gì đặc biệt. Nghe chỉ giống như : Tớ, Nhị Linh, đã đọc mấy quyển sách trên. Mà có khi chẳng thèm đọc, lên wiki xáo xào 1 hồi cũng có bài báo hay hơn :D
ReplyDeleteà ờ, cám ơn
ReplyDeletemà bài này không ký Nhị Linh hic
những chuyện "mất nhân tính" na ná như thế, trong nước có không nhể, hay là cứ phải neo các bác Do Thái ở tận đâu đâu, trong chữ trong từ?
ReplyDeletetrẻ con có cần biết các chuyện thảm sát trong nước không? hic, I think so, very much, oh yeah! Back home, baby, no need tiếng Anh tiếng Tây gì cả. cứ thấy ngoại quốc là sợ... teo cả nhân tính ("đang ôm cuốn sách vào mình")!
trong nước có đầy, nhưng tôi không phải là thánh, và tôi cũng không phải diễn viên uốn dẻo teo được mình lại
ReplyDeletevới cả chẳng cái gì na ná cái gì cả, huề cả làng thế thì thằng con đít xanh của tôi cũng nói được
ReplyDeleteMấy comment trước chả hiểu sao k gửi được. Tiện thể quay lại 2 bác Levi và Imre, đề nghị khổ chủ nói rõ thêm về cái gọi là "tiểu thuyết báo cáo" hôm trước nhắc đến. Với lại các bác nước ngoài có ai cho đây "vừa là tự truyện vừa là tường trình" như bạn NL nói không, nếu có thì họ xử lý chuyện này thế nào
ReplyDeletehehe, mình chỉ có hứng nói chuyện với mấy bác chui từ đâu ra, mà khéo lại là một người cả, trong một quãng thời gian rất là ngắn thôi :ddd
ReplyDeletecứ chúi đầu vào sách thì làm sao biết thằng con đít xanh nào ? ! nghe thấy giọng nói con người bằng chính tai mình qua tiếng nói của người thật đang kêu ca rên xiết , hay là nghe bằng cách diễn nôm từ ngữ của ngoại nhân ? mà diễn nôm cũng dễ sai (say ?) lắm à ! objet với temps sai hoài . chỉ xáo nấu sách vở chữ nghĩa người khác thôi , đâu cứ trích dẫn nhiều là giỏi
ReplyDeleteCác bác vừa phải thôi nhé, cứ vào hàng rượu đòi nước chè là thế nào? Vào hàng nào thì thưởng thức hàng nấy chứ. Khen chê ngon dở thì ok chứ lị cứ gào "uống diệu kkhông tốt, uống chè cơ !!!" thì khổ cho nhà hàng quá đấy ạ.
ReplyDeleteĐúng vậy, mình muốn con biết về chiến tranh, về thiếu thốn, về tội ác...thứ mà trong cuộc sống của bé hiện nay không có. Bé sẽ đặt câu hỏi và đó là kỹ năng đầu tiên để tìm hiểu một thế giới rộng lớn hơn :-D
ReplyDeleteCòn có 1 nhà văn Do Thái nữa viết về Holocaust được Nobel là Elie Wiese nhưng mà là Nobel Hòa bình.
ReplyDeletevừng, Elie Wiesel
ReplyDeleteWiesel cũng có vài cái dịch ra tiếng Việt rồi đấy
ReplyDeleteWiesel có 1 cơ sở làm từ thiện, bị Trùm Lừa NY lừa hết tiền, phán, thằng cha này đúng là quỉ
ReplyDeleteAnh NL đọc The periodic table chưa, để khi nào em gửi?
ReplyDeleteDon't die. :)
ReplyDeleteui xời đúng lúc quá :)) anh vừa nghĩ làm thế nào để kiểm Periodic Table luôn nhá, "Maintenant ou jamais" thì có rồi nhưng vẫn thiếu quyển kia, lúc nào tiện gửi cho anh nhé, thank you
ReplyDeletedie sao được mà đai :) ẩn zụ thôi hehe
Wiesel cũng có vài cái dịch ra tiếng Việt rồi đấy
ReplyDelete"cái" nào !?
OK anh :D
ReplyDeleteTên nghe như sách về Hóa học :)
ReplyDeletethì Levi chính là một nhà hóa học mà chị
ReplyDelete