Đoạn mở đầu của tiểu thuyết In Memoriam của Linda Lê (Christian Bourgois, 2007, 17 euros):
"Tôi sẽ điên nếu không viết quyển sách này. Thế nhưng điên rồ vẫn rình rập tôi: vừa viết xong là tôi đốt nó đi ngay. Xong được tác phẩm của cuộc đời mình rồi hủy nó đi, như vậy là kỳ cục hay hữu lý? Tôi không cần tự đặt câu hỏi. Tôi ngả nghiêng giữa giấc mơ và thực tế."
Còn trong tập tiểu luận Tu écriras sur le bonheur (Mi sẽ viết về hạnh phúc) (PUF, 1999, in lại trong collection "Titres", Christian Bourgois, 2009, 10 euros), lời nói đầu kể lại câu chuyện mà Ingeborg Bachmann từng kể, về một anh thợ hàn một hôm tình cờ sờ phải một quyển sách bị bỏ quên trong quán cà phê. Anh ta bắt đầu đọc, từng trang một, rồi cả quyển sách. Kể từ đó anh ta đi mượn sách ở thư viện, không đi làm nữa, cả ngày chỉ nhốt mình trong nhà đọc sách. Trong mắt anh ta, những gì thoát ra từ những quyển sách cứ sững lại ở đó như một đám mây. Anh ta, độc giả, đã gặp đám mây, mắt anh ta ngước nhìn lên trời, trong khi cắm mặt trong bùn sửa đường ray tàu tramway.
Trong Tu écriras sur le bonheur Linda Lê "trôi nổi" (flâner) qua các tác giả như Kôbô Abé, Raymond Carver, Lawrence Durrell, Vassili Grossman, Yasushi Inoué, Bohumil Hrabal, Henry James, Leonardo Sciascia, hay nhà văn Ailen Flan O'Brien, cũng là hình ảnh nổi bật trong Dublinesca, và nhất là nhà thơ Marina Tsvétaeva, mà Linda Lê từng viết cả một quyển sách.
Niềm hạnh phúc viết và đọc đó chính là cái tôi muốn nói về một "mẫu nhà văn": bởi có niềm hạnh phúc ấy nên văn chương với họ là không có biên giới, luôn luôn có quy chiếu qua mọi đường ranh giới về chủng tộc và địa lý, và lúc nào cũng gần gũi với các nhà văn khác, không kể thời gian, quốc tịch. Các nhà văn là "confrère" của nhau. Điều này, hết sức xin lỗi, nhà văn Việt Nam chưa bao giờ có. Các nhà văn Việt Nam càng viết và nói về văn chương thế giới, càng thấy họ không biết văn chương thế giới.
Các nhà văn là "confrère" của nhau. Điều này, hết sức xin lỗi, nhà văn Việt Nam chưa bao giờ có. Các nhà văn Việt Nam càng viết và nói về văn chương thế giới, càng thấy họ không biết văn chương thế giới.
ReplyDeletechỉ trong lĩnh vực văn chương thôi à? :( [nsc]
tôi có bao giờ đi ra ngoài lĩnh vực khác đâu, nói chung là không đủ quan tâm
ReplyDeleteBạn Nhị Linh ơi, cái mà bạn thích ở Linda Lê lại chính là cái tớ không thích ở chị ấy : toàn sách là sách. Tớ thích những nhà văn hiểu đời hơn là những tác giả chỉ loanh quanh trong cái thế giới sách vở riêng của họ. Hình ảnh tên lính nện báng súng vào một người đang đọc sách, ông này thà đau chứ nhất định không thả cuốn sách ra, rồi bìa cuốn sách đẫm máu…vân vân… tớ nói thật là hơi sến ! Cảnh này mà đưa vào cải lương thì ối người khóc, chứ văn chương nào cần ẩn dụ phô như vậy. Nếu nói về chế độ độc tài và sách, thì tiểu thuyết « 1984 » của George Orwell, viết từ cách đây hơn nửa thế kỷ (1948), mạnh mẽ hơn nhiều.
ReplyDeleteNhị Linh thần tượng chị Linda quá hay sao mà dịch lúng ta lúng túng ? Vài ví dụ không lại bảo « vu khống » :
«… đang ôm chặt một quyển sách vào mình » (« vào mình » tiếng Tây thì OK, mà tiếng Việt thì thừa ).
« … các phố ở Zaroffcity vắng hoe » (« các » và « ở » có cần không?).
« buộc anh ta phải đặt các nghi ngờ lên các nguyên tắc của mình (sao không « buộc anh ta nghi ngờ các nguyên tắc của mình» cho gãy gọn ? )…
« …tính chất riêng có» (từ « singularité » trong tiếng Việt chẳng lẽ lòng thòng thế?)…
« … bánh xe Số mệnh, cái ưu tiên hàng đầu cho một vài người đặc tuyển… » (sao không đơn giản là « bánh xe Số mệnh, thường ưu tiên một vài người » ?)
Dịch kiểu này tớ nghi bạn Nhị Linh yêu thì có yêu mà hiểu thì chưa hết ?
Nói thật văn chương của chị Linda uốn a uốn éo, chắc là với bạn Nhị Linh thì « quá cỡ », chứ với tớ, cũng thường thường bậc trung thôi. Tới thích các bác Houellebecq, Modiano, Dostoievski, Kafka, Lỗ Tấn… hơn.
Các bác ấy có cần luôn miệng phải tuyên bố : tôi là nhà văn, tôi có thể chết vì sách… đâu nhỉ. Chuyện yêu văn chương phải là tự nhiên chứ việc gì phải lòng vòng như thế.
« Khi người ta bắn vào một người đang đọc sách thì có nghĩa là nhân tính chẳng còn gì đáng giá hết cả ». Chị Linda tuyên bố thế. Bạn Nhị Linh vỗ tay theo.
Xin hỏi cả hai : Nếu người bị bắn không phải đang đọc sách, thậm chí vô học, thì kẻ giết người còn đôi chút nhân tích hay sao?
Cái trò khen quá báo giờ cũng hỏng, bạn Nhị Linh nhỉ.
Cống
Công nhận bạn Nhị Linh mà đã tâng ai thì tâng từ đây đến cuối đời bạn. Linda Lê có gì là hay ho đâu, tớ đọc đoạn trên thấy còn thua xa các nhà văn trong nước. Nói chung cứ viết bằng tiếng Tây là được tung hứng rồi, còn mà viết bằng tiếng Việt thì kiểu gì cũng được mặc định là ngu, nhất là nếu viết về các đề tài chính trị. Các nhà văn VN cứ động tới chính trị là kiểu gì cũng bị chửi như chó. Còn như chị Linda Lê này thì nói thật là biết đếch gì về chính trị với đàn áp với toàn trị này kia.
ReplyDeleteThậm chí bắn người khi họ đang đi ỉa cũng là đại vô nhân tính rồi, nói gì đọc sách, thế mà chị Lê cứ làm như mình là nhà tư tưởng vĩ đại.
Lúc nào cũng tru tréo tôi là nhà văn vô xứ, tôi không phải Pháp nhưng tôi cũng không phải VN.
Văn của chị này được tây hoan nghênh cũng chỉ bởi giọng lạ thôi, chứ VN mà đọc thì cũng thường, vì những sự chị ấy nói cũng chẳng có gì mới mẻ hay ho cả.
Đồng chí gì bên Úc cũng thế, được giải này giải kia, đủ các thứ khen ngợi của tây. Tò mò nên cũng đọc mấy truyện ngắn được dịch ra tiếng Việt của bạn ấy trên damau.org. Đọc vài truyện xong chán hẳn. Tóm lại các bạn ấy vẫn là những con vật lạ lùng đối với các bạn tây, còn với các bạn Việt mình thì những thứ mà các bạn ấy kể chẳng có gì mới mẻ hay ho cả.
ReplyDelete« Khi người ta bắn vào một người đang đọc sách thì có nghĩa là nhân tính chẳng còn gì đáng giá hết cả ». Chị Linda tuyên bố thế. Bạn Nhị Linh vỗ tay theo.
ReplyDeleteXin hỏi cả hai : Nếu người bị bắn không phải đang đọc sách, thậm chí vô học, thì kẻ giết người còn đôi chút nhân tích hay sao?
Thưa,
Bắn vào người đang đọc sách => không có nhân tính
'Bắn vào người "không phải đang đọc sách, thậm chí vô học"' thì cóc có suy ra được cái gì hết.
Suy luận logique kiểu con cua
Nhà văn "hiểu đời" thu hút đọc giả theo kiểu "hiểu đời". Nhà văn "toàn sách là sách" cũng vậy.
Mà, bác mang nặng định kiến quá, bác Chuột Cống à.
hơ hơ... Chính trị là gì? Là "Đỉnh cao chói lọi" á? :p
ReplyDeletecòn thì độc giả nói chung về nhiều phương diện ta không thể nào thuyết phục được cái gì hết, tôi nói điều tôi nghĩ, những nhà văn như Linda Lê ngay ở Pháp cũng không phải là đại chúng, ở Việt Nam thì có thêm 10 bài trên các báo lớn (mà chắc chắn các báo lớn của VN cũng chẳng viết đâu) thì cũng chẳng thêm được mấy người đọc
bạn gì Chuột Cống thì cứ đi tìm hiểu cuộc đời đi, có ai ngăn sông cấm chợ đâu hehe, Modiano với Kafka các thứ là class rồi, đủ để sướng rồi, cần gì phải thế: mình chắc bạn chưa sờ vào "Cronos" bao giờ mà chưa chi đã tung quả "uốn éo", sao khổ thế làm gì (với cả lần sau dùng clavier tiếng Pháp thì dùng cho nhất quán nhá)
Đảm bảo 1 thằng tây con tây viết 1 truyện như Dương Thu Hương, sẽ được các nhà phê bình mít tung hô vạn tuế ngay. Nhưng VN thì sẽ bị ăn chửi và dè bỉu.
ReplyDeleteVề cơ bản thì với các nhà phê bình mít, đít tây bao giờ cũng thơm, cứ viết tiếng Anh tiếng Pháp là hay cbn rồi. Xưa nay chưa bao giờ thấy nhà phê bình mít nào dám chê văn viết bằng tiếng tây cả, mặc dù nhiều tác phẩm đó dịch ra tiếng Việt đọc dở thối
ReplyDeleteNKMH
ôi dổ ôi, dở hơi ăn cám hấp thì cũng vừa vừa thôi chứ. Dương Thu Hương viết "Đỉnh cao chói lọi" kém thì phải nói là kém, nhà văn Việt Kiều với gốc Việt nhiều như quân Nguyên, đại đa số cũng chẳng đáng quan tâm, chỉ có hay cái là mấy cái đồng chí kiểu như ở đây, đầu óc ngang bằng sổ thẳng như quân ủy trung ương :ppp
ReplyDeletegớm, bạn NKMH (bí hiểm nhể) nói thế mà không biết ngượng mồm, tôi không khen không ít đồng chí tây, không chê vô số nhà văn Việt Nam, mà chuyện đó quan trọng qué gì, mình thấy quan trọng nhất bây giờ là đi ngủ, đời tôi những cái hay ho khôn ngoan đã thấy không đủ thời gian
ReplyDeleterồi, tải thêm những thứ ngẫn ngẫn nữa thì chịu sao nổi, tiểu thuyền
sao kham trọng tải, cụ Vương Hồng Sển dạy rồi ợ :ppp
Đỉnh cao chói lọi của chị Hương, chả thằng Việt nào khen cả ( chửi thì có) vì ai cũng biết chuyện về Hồ Chí Minh rồi, bọn tây chưa biết nên chúng nó khen. Linda Lê cũng có điểm tương đồng, chị này viết tiếng Tây, nói về cảm giác của 1 người mang tâm trí thuộc địa, cũng được tây khen, nhưng với VN thì cũng như chị Hương, tại vì mấy thứ chị Linda kể có vẻ khá tầm thường với người VN mình, những người đã trải qua hoặc nghe kể nhiều thứ ác hơn là bắn người khi người ta đọc sách, cụ thể là những thứ như cải cách ruộng đất xử tử và anh chị vợ chồng bố mẹ đấu tố nhau chẳng hạn.
ReplyDeleteChị Linda được hưởng tự do xứ Pháp nhưng lại thích tưởng tượng về những chuyện bị đàn áp giết chóc này kia như kiểu VN, nhưng đáng tiếc là chưa đủ độ lắm, nên nghe sến và giả tạo thế nào í.
Không sao, mỗi lần nghĩ đến các nhà phê bình VN là mình lại liên tưởng thêm 1 cái mông tây.
Sao chả gủi được comment nhỉ?
ReplyDeleteMông Tây, mông Tầu, mông Việt, mông nào đẹp thì ta phải khen chứ. Mông các nhà văn Việt viết văn bằng tiếng Việt trước tiên cứ đẹp trước đi đã, xem có ai không khen không? Lại chả được khen rối rít ấy à...:)
ReplyDeleteKhông thuộc gu của mình thì thôi lại chạy vào đây khoe thích đọc Lỗ Tấn mí lị Kafka? Có quá nhiều định kiến cũng làm hỏng cả cái sự đọc, bác Nhị Linh thấy có đúng không hử?
cứ đợi đấy, đến lúc tôi viết xong "Triết lý cái mông" rồi cho in :)
ReplyDeletechỉ để ý đến viết về cái gì thì vào béng Đàn Chim Việt mà đọc cho nhanh, tính mục đích cực cao hehe
Bạn Nhị Linh càng nói càng có vấn đề. Nhưng thôi, không thèm chấp những điều lẻ tẻ. Bây giờ, chỉ đi vào vấn đề này : bạn Nhị Linh bảo « Chính trị là gì… Đỉnh cao chói lọi á ? » chứng tỏ bạn Nhị Linh không biết gì về văn học VN, hoặc có biết nhưng giả vờ không biết (để tâng chị Linda lên). Cái này phải nói là thiếu thành thật và là một thói xấu, nhất là đối với một người đang làm nghiên cứu văn học.
ReplyDeleteVăn học VN thì vẫn chưa là cái gì với người ta, nhưng trình độ như chị Linda thì cũng làm gì mà « quá cỡ ». Kể sơ sơ cho bạn Nhị Linh vài tác phẩm văn chương VN xuất sắc và đậm nét chính trị :
« Tướng về hưu » (Nguyễn Huy Thiêp),
« Nỗi buồn chiến tranh » (Bảo Ninh),
« Chuyện kể năm 2000 » (Bùi Ngọc Tấn)
« Phố Tàu » (Thuận)
« Ba người khác » (Tô Hoài)
Chưa kể rất nhiều tác phẩm của Bùi Chát, Lý Đợi, Nguyễn Quốc Chánh, Nguyễn Viện, Nguyễn Đăng Thường, Đinh Linh, Phan Nhiên Hạo…
« Đỉnh cao chói lọi » của Dương Thu Hương chưa bao giờ được độc giả và các nhà phê bình người Việt đánh giá cao, ngay cả những người từng ủng hộ chị ấy trong việc chống lại chính quyền. ĐCCL được truyền thanh Pháp ca ngợi (thời mới ra mắt) vì nhà xuất bản đã thành công trong việc quảng bá con người của chị DTH (cựu chiến binh, nhà văn đối kháng từng bị bắt đi tù, bị quản thúc tại gia…). Nhưng đến nay, có lẽ người ta đã hiểu vấn đề hơn, nên sách không còn bán chạy như trước nữa.
Tóm lại thế này nhé : bạn Nhị Linh nên có thái độ sòng phẳng, không nên lấy một tác giả như chị DTH để làm đại diện cho văn học VN, rồi từ đó nâng thần tượng Linda của mình lên. Đọc nhiều thì OK, nhưng số lượng có bao giờ vượt được chất lượng ?
Và: Để nâng người này, có nhất định phải hạ bệ một loạt người khác ?
PS : Thay vì phí thời gian ba hoa khoe mẽ, bạn Nhị Linh nên học tiếng Pháp. Thương bạn Nhị Linh, chứ không tớ ném cho một núi đá, Hạt cơ bản, Những kẻ thiện tâm sai bè sai bẹt. Thế nào cũng làm thêm được vài cái chuồng bò !
Cống
đã không hiểu được gì mà còn viết rõ là dài, càng dài càng rởm
ReplyDeletebác làm gì có tư cách mà sòng phẳng với chẳng không sòng phẳng, Cống với chẳng kéo
cái gì tôi sai lúc nào tôi cũng nhận và sửa, hoặc tự sửa, cần gì bác phải thương vay khóc mướn, trừ khi đó là nghề của bác
bác nói cái quái gì cũng buồn cười, "Đỉnh cao chói lói" là sách bán chạy thực sự, cái gì mà hiểu ra vấn đề rồi không bán chạy nữa, bác không hiểu là làm gì có sách nào bán chạy như tôm tươi suốt vài năm à?
bác cứ thích Modiano với Kafka, Lỗ Tấn đi, có ai nói gì bác đâu
Hơ hơ, lánh vào đây tính gột bớt bụi trần mà gặp đám cãi nhau to là thế nào ấy nhể? Cứ tưởng không ai ghét nổi NL cơ, hóa ra nhầm.
ReplyDeleteTôi ghét ba phải, xuê xoa, can ngăn này nọ nhưng bản chất nông dân, xin bàn ngang một câu: đích của văn chương là cái tâm hồn con người, không chú ý là đi lạc; văn chương đem lại lạc thú cũng từa tựa món ăn, mỗi người một khẩu vị khác nhau. Luận văn nhân, thi nhân như luận anh hùng loại khác ngoài xã hội thì hỏng. Chết dở !
Chín, không bỏ làm mười được thì bỏ ...vào mồm, cười một cái cho rạng rỡ như mấy bữa trước.
Vui kính, LVS
« Bác làm gì có tư cách gì mà sòng phẳng với không sòng phẳng ? ». Bạn Nhị Linh nói thế mà không thấy xấu hổ kể cũng lạ. Bạn phát biểu với tư cách là nhà nghiên cứu văn học. Cống tôi phát biểu với tư cách là độc giả. Độc giả có quyền đòi hỏi nhà nghiên cứu văn học phải « sòng phẳng » khi nhận xét về nhà văn VN. Bạn thần tượng chị Linda thì cứ việc, nhưng đừng tuyên bố văng mạng là chị ấy « ngoại cỡ » so với các nhà văn VN, rồi lấy chị Dương Thu Hương ra làm ví dụ, coi đó là đại diện của văn học VN, rồi chu chéo chê bai tất cả các nhà văn VN. Cái này Tây gọi là «intellectuellement malhonnête » (thiếu lương thiện về mặt trí tuệ). Điều này tôi đã giải thích lần trước rồi, nhưng bạn vẫn cố cãi chày cãi cối. Cống tôi hiểu ngay là bạn Nhị bản lĩnh chắc bằng cái đầu kim ! Nói thật, trình độ của bạn rất vớ vẩn. Cống tôi chỉ liếc qua bản dịch « Hạt cơ bản » của bạn một cái là tìm ra một rổ lỗi. Cống tôi đã định bỏ qua, nhưng thấy thái độ của bạn không đàng hoàng, nên cho bạn biết thế nào là khiêm tốn:
ReplyDelete« Ils approchaient de l'état de rivalité, état naturel des hommes. Ils étaient comme des animaux se battant dans la même cage, qui était le temps ». (Chương 2, phần 11)
Bạn Nhị Linh dịch là :
« Họ đang tiến lại gần trạng thái thù địch, trạng thái tự nhiên của con người. Họ giống như những con vật đang đánh nhau trong cùng một cái lồng, đã đến lúc rồi ».
Hai cây ngắn như thế mà bạn Nhị Linh cũng dịch sai cả 2:
1.« Ils approchaient de l’état de rivalité » không phải là « họ đang tiến lại trạng thái thù địch » mà là « họ đang tiến tới tình trạng cạnh tranh »
2.« Ils étaient comme des animaux se battant dans la même cage, qui était le temps » không phải là « Họ giống như những con vật đánh nhau trong cùng một cái lồng, đã đến lúc rồi » mà là « họ giống những con vật đang đánh nhau trong cùng một cái lồng, cái lồng ấy chính là thời gian ».
Liếc một cái nữa qua bản dịch « Les bienveillantes », ngay đoạn đầu :
« Ça risque d'être un peu long, après tout il s'est passé beaucoup de choses, mais si ça se trouve vous n'êtes pas trop pressés, avec un peu de chance vous avez le temps »
Bạn Nhị Linh chẳng hiểu gì, nên dịch ú ớ là:
« Sẽ hơi dài đấy, thì đã có nhiều chuyện đến thế xảy ra cơ mà, nhưng nếu có thật là như thế thì các người cũng có vội vã gì lắm đâu, may mắn một chút là các người có đủ thời gian thôi »
Thực ra, phải dịch là:
« Câu chuyện có lẽ sẽ hơi dài đấy, nói cho cùng thì đã có nhi ều chuyện xảy ra cơ mà, nhưng rất có thể là các người cũng không quá vội vã, không biết chừng lại có thời gian nữa ấy chứ ».
Tạm thế đã bạn Nhị Linh nhé!
Tôi cũng là độc giả thôi, đâu có cao siêu như mấy bác Nghiên cứu này nọ kia. Tôi thấy anh Chuột Cống nói đúng đấy. Còn nữa, chuyện Nhị Linh tâng Linda Lê là chuyện thường ngày ở huyện mà. Nhã Nam bao giờ chả làm thế với sách của họ. Trong thâm tâm có lẽ Nhị Linh cũng chả thấy Linda lê có gì hay ghê gớm đến thế. Nhưng thôi, kệ họ, để họ còn bán sách kiếm sống mà.
ReplyDeletetrong số các tác giả trên duy có Inoue Yasushi là chưa được NL dành cho một bài (người Pháp cứ thêm accent aigu vào phiên âm Nhật nhìn khó chịu quá :p)
ReplyDelete