Ekuni Kaori là tác giả ba cuốn tiểu thuyết được dịch sang tiếng
Việt gần đây: “Lấp lánh”, “Tháp Tokyo” và “Hoàng hôn rơi xuống”. Truyện thứ
nhất kể về cuộc sống của một cặp đôi như sau: Shoko nghiện rượu nặng, còn
Mutsuki là một người đồng tính nam. Họ sống với nhau trong một nhà nhưng không
có quan hệ tình dục, và điều làm Shoko thích thú hơn cả là nghe chồng mình kể
về người yêu của anh (một đồng tính nam khác). Ekuni Kaori sinh năm 1964 và có
cách dẫn dắt câu chuyện khá giống với một nhà văn nữ Nhật Bản khác cũng rất nổi
tiếng, Yoshimoto Banana.
Trong “Tháp Tokyo”, chàng trai trẻ Toru yêu Shifumi, một phụ
nữ đã có chồng và là bạn của mẹ; nhân vật Koji bạn thân của Toru thì ở trong
một mối tình với một người đàn bà đã có chồng khác, Kimiko, trong khi vẫn yêu
cuồng nhiệt cô bạn cùng trường. Đến “Hoàng hôn rơi xuống” thì tính chất “weird”
của văn chương Ekuni Kaori càng bộc lộ rõ hơn: Rika bị người yêu lâu năm của
mình (tám năm chung sống) bỏ để theo một cô gái khác, rồi sau một thời gian, cô
gái Hanako nguồn gốc cuộc chia tay kia bỗng xuất hiện và thế là Rika sống cùng
Hanako trong một nhà.
Chưa nói gì đến mặt văn chương (mặc dù đây mới là cái đáng
nói: so với cốt truyện kỳ quặc, văn chương của các nhà văn Nhật Bản mới thực là
kỳ quặc), những câu chuyện thuật lại sơ giản trên đây đã cho thấy chút ít một
cái gì đó làm nên một kiểu văn chương rất khác lạ nhưng lại cũng rất đặc thù
(có lẽ đưa cho một độc giả tương đối sành sỏi một cuốn tiểu thuyết giấu tên,
nhân vật được gọi tắt là X là Y là Z thì chỉ cần một lúc là người đó biết ấy là
tiểu thuyết Nhật). Văn chương Nhật đưa ra những tình huống khó nghĩ đến nhất.
Và đã là như thế từ rất lâu rồi: các nhà văn lớn của Nhật hồi thế kỷ XX chủ yếu
đều chống lại chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa tự nhiên, để rồi xuất hiện một
Dazai Osamu (của “Tà dương” và “Thất lạc cõi người”) hay Akutagawa vĩ đại.
Những nhân vật chủ chốt sau này cũng vậy. Mishima và vụ án
Kim Các tự, Kawabata với những cánh hạc, và nhất là Tanizaki: độc giả ngoài
nước Nhật, kể cả phương Tây, hẳn đều sửng sốt với những câu chuyện của
Tanizaki, trong đó cái tâm lý con người bị khai thác theo những lối nếu không
phải “quái gở” thì cũng đặc biệt quái đản, như trong “Chiếc chìa khóa” hay
“Nhật ký lão già điên”.
Hình như nhà văn Nhật sẽ không khởi sự viết tác phẩm của
mình nếu chưa tìm ra một tình huống đặc biệt: không cực đoan thì ắt oái oăm,
không tuyệt cùng đau khổ thì ắt nặng nề trầm luân, không nổi loạn điên cuồng
thì ắt phản kháng tự hủy, vân vân và vân vân. Để quay trở lại với giai đoạn gần
đây: Ogawa Yoko (“Giáo sư và công thức toán”, “Quán trọ Hoa Diên Vỹ”) là bậc
thầy của những tình huống lạ lùng. Nhưng cái lạ lùng Nhật Bản lại chẳng bao giờ
có gì chung với sự ngẫu nhiên, vì cái lạ lùng ấy là lạ lùng từ bản chất, lạ
lùng ở nền tảng.
Chuyện cứ tiếp tục như vậy cho cả đến những nhà văn rất gần
đây, như ta đọc được trong “Đôi mắt ấy vẫn ở trên giường” của Yamada Amy, “Rắn
và khuyên lưỡi” của Kanehara Hitomi hay “Em sẽ đến cùng cơn mưa” của Ichikawa
Takuji.
Không một lúc nào văn chương Nhật Bản không tìm kiếm những
quái lạ, mà chỉ sự chừng mực nhất định trong đầu óc nhà văn và tài năng kiềm
chế của họ mới không biến chúng thành những hỗn loạn văn chương. Nhưng đây cũng
là điểm yếu của tiểu thuyết Nhật Bản, nhất là ở các nhà văn trẻ đã có sẵn
“phong vị kiểu Nhật” ở trong máu: quá chú tâm vào việc tạo tình huống, quá phấn
chấn với những gì gây sửng sốt, họ hay hụt hơi để rồi viết ra những cái kết
truyện không tương xứng nổi với độ mãnh liệt của sự kỳ quái, đó cũng chính là
trường hợp ba tiểu thuyết của Ekuni Kaori.
Chắc bác định nói Akutagawa Ryunosuke? Agutagawa là ông nào?
ReplyDeletevâng, ông ấy, tôi sửa rồi, cám ơn
DeleteChuẩn như Lê Duẩn. Ekuni Kaori khá chán, không gây cảm động nhẹ nhàng bằng Kazumi. Thế bác Nhị Linh đã đọc "Mùa thu của cây dương" chưa nhỉ? Một sự tinh tế rất "elite" của tâm hồn Nhật Bản. Trong khi Ekuni thì bạt mạng quá, ít chú ý đến chiều sâu tâm lý nhân vật, thành ra chỉ là Nhật bề nổi thôi bác ơi :)
ReplyDeleteMình đọc rồi bác, fan vô điều kiện của Nhật mà ;p chỉ mong được bác giúp tìm quyển con mèo hehe, xưa mới đọc được loáng thoáng qua bản tiếng Anh, chưa đã.
DeleteÀ bác dịch Nhật ký lão già điên đi, rồi tôi tìm cách in cho :)
DeleteEm đang dịch quyển "Nhạn" của Mori Ogai, sau đó tính chuyển qua "Tình si" (Chijin no ai) của Tanizaki đây bác ơi. Rất mê kiểu tôn thờ phụ nữ quái đản của bác này nhưng không biết in được ở VN không đây? Nếu bác bảo đảm, em đây sẽ nhanh chóng dịch liền :)
ReplyDeleteOk tôi thầu hết T. nhé ;) định bảo hay cả Mori Ogai luôn nhưng thế thì tham quá nhỉ hehe. Tương lai nào cho đôi mắt tối đây :p
ReplyDeleteVậy khi nào chuyển sang Tanizaki sẽ báo bác liền. Xin đôi mắt tối hãy ngời sáng tương lai :)
Deleteôi ôi, các anh cứ dịch đi, bao nhiêu Nhật, độc giả em cân hết. Em cũng là fan vô điều kiện của Nhật. :p
ReplyDeleteEm chào chị, em là biên tập của trang http://musejournal.vn/ một tạp chí nhỏ về văn hóa nghệ thuật mới hoạt động và đang chạy bản thử nghiệm. Em rất vui nếu chị có thời gian đọc qua vài bài viết đầu của bọn em, và em muốn xin phép chị được đăng bài viết này lên muc Museye ạ. Em đợi sự đồng ý của chị.
ReplyDeleteOk không vấn đề gì, chỉ phiền các bạn viết hộ nguồn bài viết: đã đăng trên tạp chí TT&VH ĐÔ, cám ơn.
DeleteThích lối phân tích của bạn, cái "kiểu nhật" chính là những gì mình cảm nhận được mà ko nói ra được. Nói thật thì mình ko thích văn học nhật tí nào, đặc biệt là những cuốn đã từng xuất bản ở việt nam. Ko biết cái phong cách nhật ấy có phải là thể loại ngơ ngơ ngẩn ngẩn, chẳng ra đầu chẳng ra cuối, như một người nhàn rỗi quá (hoặc lập dị quá) với cuộc đời viết ra ko nữa. Hay vì mình là người ưa sự logic nên 1 câu chuyện cứ lan man vào những cảm xúc khi ăn, khi nằm hay mai sex với ai, kia sex với ai làm mình ko thể chịu nổi. Tóm lại theo ý chủ quan của mình thì mấy cái cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn nào đã từng in ở việt nam và mình đã từng đọc thì câu duy nhất mình có thể thốt ra là: so mà nó khùng thế ko biết, đúng là chỉ có đồ điên và người điên mới viết và thích thú với cái thể loại này.
ReplyDeleteE thì lại khác e đọc rất chú trọng cốt truyện . Trong các tác phẩm của Ekuri e mới đọc có lấp lánh e thấy nó rất hay ấy chứ "kiểu Nhật" đậm đặc mà .e k phảj là 1 người nghjên cứu nhà báo hay nhà thơ gì chỉ là một độc giả nhỏ tuổj thôi nhưng đối với e thì kiểu Nhật là cái kiểu gì đó buồn mà đẹp người ta tìm thấy một vẻ đẹp tráng lệ trong cái bi thương ấy cứ cảm giác như khi sinh ra người ta đã buồn đã trầm ngâm đã dấu kín mình thế nên trong số lượng tác phẩm ít ỏi em đã đọc thì có thể thấy các tác giả nhật bản k nói huỵch toẹt suy nghĩ quan điểm của mình mà đưa ra các tình tiết buộc người đọc phải hóa thân thành nhân vật để hiểu đk những suy nghĩ tc nhânv cũg như tác giả,đôi khi ng đọk k hiểu nổi và lạc trog 1 mê cung nh j đó mà e đàh gọi là điên rồ rối rắm nhưng e lạj thấy thích cái cảm xúc đấy cảm xúc mạnh mẽ hỗn loạn mà e không thể gọj tên được. Nói chung thì tình tiết những câu tr oáj oăm kì lạ đẩy e vào 1 thák thứk khjến e tự vấn bản thân nếu là mình thì mình sẽ thế nào từ đó lạj khiến e đến gần hơn vớj chính con ng thật bên trong e và cả tâm hồn của tác giả, cảm gják đó j mà rất hay vừa cô đơn nhưng cũg rất náo nức e như chìm vào 1 thế gjớj riêng môg lung kì ảo mà cái j k rõ ràg thg cuốn hút ta hơn mà haiz khó hiểu qúa nhỉ :) có lúc dở hơi e còn nghĩ kiếp trc e là ng Nhật cơ điên thế vì cáj j liên quan đến Nhật e cũng thấy thân thuộc như trog tiềm thức haha đúng là tự huyễn hoặc bản thân. À quay trở lạj tr Lấp lánh nói chung là e thấy hay e như có cảm xúc của shoko y tính sạch sẽ của chồng nhưg lạj tỏ ra khó chịu khi a qúa tử tế với mình lúc e lạj thấy mình là ô ấy y kon y đường nét mùi cuả kon đồng thời y cả shoko nữa. Và e cũg thấy k đồng ý sự so sánh gjữa kazumi và ekuri 2 người viết về 2 thể loạj khác nhau cả 2 đều chạm đến tâm hồn e nhưng rung động 2 dây đàn cảm xúc khác nhau trog e thì làm sao mà so sánh được. Còn về văn học nhật ns chug thì đúg là ng ngoàj hàh tinh thật về mặt hình thức thì hàh văn gjống kiểu tây thật nhưng lạj kiểu trầm ngâm sâu sắc kín đáo và uyển chuyển theo lốj suy nghĩ á đông ,tưởg là kể rành mạch ra nhưng chỉ chấm phá gợi nét nhỏ, chú ý vào tình tiết nhưg là để đào sâu vào bản chất tình cảm con ng,tưởg có lắm nút thắt cao trào nhưng chỉ là gjó to k phảj bão lửng lơ thế thôi :-@ chính cái nửa nạc nửa mỡ này tạo nên chất riêng hay hay kiểu Nhật
ReplyDelete