Năm kỷ niệm Hàn Mạc Tử này, cuối cùng tập Gái quê 1936 đã được phục hồi ở trạng
thái tương đối gần ban đầu nhất.
Trước đây, tạp chí Văn
dành cả số 179 để tưởng niệm Hàn Mạc Tử (trước đó, số 73-74 cũng đã mang tên Tưởng niệm Hàn-Mặc Tử), lấy tên chung là
Viết về Hàn-Mặc Tử, với bài đầu tiên
là “Đức tin trong hồn thơ Hàn-Mặc Tử” của Đặng Tiến. Dưới đây là bài viết ngắn
của Phạm Công Thiện trên số báo ấy, không phải bài nổi tiếng gọi Hàn Mạc Tử là “phượng
hoàng vỗ cánh” như nhiều người đã biết:
Một định mệnh tàn
khốc theo riết bên mình: Hàn-Mặc Tử
Trong tất cả những thi hào văn sĩ lừng danh của toàn thể văn
chương Việt Nam từ mấy ngàn năm nay, tôi không tìm được một người nào đã tác
động một mảy may nào đến tâm hồn tôi cả - trừ ra Hàn-Mặc Tử. Nguyễn Du là một
thi hào vĩ đại, tôi đã đọc đi đọc lại Nguyễn Du và nhìn nhận Nguyễn Du là vĩ
đại, nhưng tôi không cần thứ vĩ đại ấy. Cái thứ vĩ đại ấy chẳng tác động gì đến
đời sống u mê của tôi cả. Quách Tấn cũng vĩ đại, tôi kính trọng sự vĩ đại ấy,
nhưng sự vĩ đại ấy làm lịch sử, vì đi ngược lại lịch sử, đạp trên đầu lịch sử
hiện đại. Tôi chẳng bận tâm đến lịch sử. Thỉnh thoảng cũng bận tâm để chợt nhớ
rằng mình là người Việt Nam.
Vì tin chắc rằng người Việt Nam sẽ thắng, sẽ tiêu diệt tất cả những gì không
phải là Việt Nam, người Việt Nam sẽ thắng, cho nên tôi không cần bận tâm đến
vận mệnh của Việt Nam. Tôi có vận mệnh của riêng tôi. Người nào muốn lo đến vận
mệnh của Việt Nam, thì cứ lo
đến vận mệnh của Việt Nam.
Tôi không hề biết ái quốc là cái gì. Tôi chỉ biết đến tôi và chỉ có tôi mới
hiểu thế nào là con đường của Việt Nam. Trong tôi ngưng tụ lại tất cả
tàn khốc của Việt Nam, tất cả mâu thuẫn, ích kỷ, tàn phá, kiêu hãnh, ngang
tàng, kiêu ngạo, từ tốn, khoan dung, khôn ngoan, yếu đuối và cô độc. Dù trận
chiến tranh ở Việt Nam
có chấm dứt đi nữa thì trận chiến tranh trong tôi vẫn tiếp tục. Giống như nó
vẫn tiếp tục trong tâm hồn của những thanh niên Việt Nam
ra đời lúc chiến tranh Việt Nam
vừa khởi phát và được ba mươi tuổi lúc chiến tranh bùng phát dữ dội lan rộng từ
Việt Nam
đến Hạ Lào. Chỉ có thanh niên Việt Nam
nào từ ba mươi tuổi trở xuống mới hiểu nổi thơ của Hàn-Mặc Tử. Trận chiến tranh
Việt Nam
hiện nay chính là sự phóng đại của cơn bịnh hủi của Hàn-Mặc Tử. Chỉ có thi sĩ
mới sống trước, sống tận bản thân tất cả những khả tính sắp hiện của vận mệnh
dân tộc mình. Vận mệnh của Hàn-Mặc Tử đã báo trước vận mệnh của Việt Nam. Thơ của
Hàn-Mặc Tử đã báo động cái gì rạn vỡ trong không khí quê hương. Không phải chỉ
làm thơ với những danh từ và động từ chính trị mới nói được con đường đi của
dân tộc. Nhiều khi nói ngược lại hay nói những cái gì khác, như dùng những
tiếng kỳ cục như thượng thanh khí, vỡ lở, trăng, châu lệ, đê mê, hoa bắp lay, cứng tợ si, chưa bưa, dại khờ, gánh máu đi trong
tuyết, bời bời ruột gan, ớn lạnh, vân vân. Nhiều khi ăn nói thê
thảm điên dại như Hàn-Mặc Tử mà lại trỏ ngón tay vào đúng tim đen của vận mệnh
Việt Nam
và mở ra một người đi khác cho “sử linh tư tưởng” (chữ của Hàn-Mặc Tử). Người
hiểu được thì hiểu ngay lập tức, không hiểu được thì vẫn không hiểu được. Định
mệnh tàn khốc, nhưng không có thực, giống như cơn bệnh hủi chỉ là cơn bệnh
tưởng tượng của mặt trời, do mặt trăng lường gạt.
Phạm Công Thiện
(ngoại ô Paris, mùa đông năm 1971)
(tạp chí Văn số 179, 1/6/1971, tr. 52-54)
-----------
Trong những gì người ta dùng để vinh danh Mạc Ngôn, tôi đặc
biệt quan tâm đến cái so sánh Mạc Ngôn với Rabelais. Đây là một cliché biểu lộ dân phương Tây nắm bắt
tinh thần của Mạc Ngôn hời hợt như thế nào. So sánh này đã tồn tại từ rất lâu,
tôi nhớ cách đây cỡ phải gần chục năm rồi đã đọc một bài báo mang tên “Mo Yan:
leur Rabelais” (Mạc Ngôn: Rabelais của họ) trên một tờ tạp chí văn học nào đó
của Pháp; ngay lúc đó tôi đã thấy sự so sánh này thật là gượng gạo, bấp bênh,
quàng xiên, vớ vội lấy một sự dễ dãi để diễn dịch một cái gì khác lạ. Chỉ có
điều sự dễ dãi ấy hình như đã trở thành một trong những chỗ dựa quan trọng để
người ta trao giải Nobel cho Mạc Ngôn.
Tôi không quan tâm xem Mạc Ngôn được Nobel Văn chương thì có
xứng đáng hay không. Có thể Mạc Ngôn còn xứng đáng hơn thế nữa, trong kiểu
riêng của mình. Nhưng đừng thuyết phục tôi Mạc Ngôn có thể so sánh với
Rabelais. Hoặc giả Rabelais qua chuyển dịch thời gian đã trở nên vô cùng kệch
cỡm. Câu bình luận của Ngải Vị Vị rất đúng: xứng đáng thì xứng đáng, nhưng bad taste. Điều này cũng cho thấy dân
chống đối generous hơn rất nhiều so với những người như Mạc Ngôn.
Link exсhange іs nothing else but it iѕ
ReplyDeleteonly plaсing thе οther person's website link on your page at appropriate place and other person will also do similar in favor of you.
My website ; buy google plus one