Có lẽ Henri Michaux gần gũi với Cioran hơn, nhưng giữa Beckett và Cioran mới thực sự tồn tại mối liên thông giữa hai con người vĩnh viễn sống cuộc đời lưu đày, lưu đày về địa lý và lưu đày về ngôn ngữ. Ngôn ngữ Pháp bị những người từ xa đến bắn phá khủng khiếp, liên tục suốt nhiều đời, trong đó hai sự phá hoại đẹp nhất chính là Cioran và Beckett.
Bài của Cioran về Beckett cũng lấy từ cuốn sách in năm 1986, Exercices d'admiration. Essais et portraits (giống như bài này). Trong sách, bài về Beckett đặt sau bài về Paul Valéry và trước bài về Saint-John Perse.
Beckett. Vài cuộc gặp
Để có thể đoán định về một con người xa cách như Beckett, cần phải đặt nặng quan tâm vào thành ngữ "giữ cho mình cách biệt", phương châm không hiển ngôn trong mọi khoảnh khắc của ông, quan tâm đến sự thể là cách nói ấy đặt giả định về cô độc và bướng bỉnh ngầm, quan tâm đến cốt yếu của một bản thể ở bên ngoài, bản thể ấy đeo đuổi một công việc chẳng lúc nào nguôi và không có điểm kết. Trong Phật giáo, về người nào tìm con đường giác ngộ, người ta bảo anh ta phải chộn rộn như "chuột gặm quan tài" [châm ngôn này thuộc Thiền tông, dường như trong phát ngôn của Đạt Ma Tổ sư]. Mọi nhà văn đích thực đều phải có một nỗ lực tương tự. Đó là một kẻ phá hoại thêm vào cho tồn tại, bằng cách tàn phá sự tồn tại mà làm cho nó thêm phong phú.
[...]
Ông không sống trong thời gian mà ở song song với thời gian. Chính vì vậy mà chưa từng bao giờ tôi nảy ra ý định hỏi ông nghĩ gì về một sự kiện nào đó. Ông thuộc vào số những con người khiến ta hình dung được rằng lịch sử là một kích thước mà con người hẳn có thể chẳng cần đoái hoài.
[...]
Với các nhà văn chẳng có gì để nói, những người không có riêng cho mình một thế giới, ta chỉ có thể nói về văn chương. Với ông thì rất hiếm, thật ra thì gần như không bao giờ. Bất kỳ một chủ đề liên quan tới đời thường nào (những khó khăn về vật chất, những phiền toái đủ mọi loại) cũng hấp dẫn ông nhiều hơn - lẽ dĩ nhiên là trong các cuộc trò chuyện.
[...]
Vì cả đời là một người say mê các nghĩa trang và biết rằng Beckett cũng yêu quý chúng (Tình đầu, ta còn nhớ điều này, mở đầu bằng sự miêu tả một nghĩa trang, ở đây cần mở ngoặc đơn đó là nghĩa trang Hamburg), hồi mùa đông năm ngoái [bài này Cioran viết năm 1976], trên đại lộ Đài Thiên Văn, tôi kể cho ông về một chuyến thăm nghĩa trang Père-Lachaise ngay trước đó, về nỗi phẫn nộ của tôi vì không tìm thấy tên Proust trên danh sách "những nhân vật nổi tiếng" được chôn tại đó. (Cũng nên nói qua, cái tên Beckett, tôi đã nhìn thấy lần đầu tiên, cách đây chừng ba chục năm tại Thư viện Mỹ, cái ngày tôi rơi trúng phải cuốn sách nhỏ của ông viết về Proust.) [...] Beckett nói với tôi rằng ông đang đọc lại [một cuốn sách của Jonathan Swift]. Ông cho tôi biết - với tôi đây là cả một nỗi ngạc nhiên to lớn, nhất là một nỗi thất vọng to lớn - rằng Joyce không thích Swift.
[...]
Kể từ khi quen Beckett, không biết đã bao nhiêu lần tôi tự hỏi (tôi nhận ngay rằng hỏi như thế thì thật là dở hơi và khá ngu xuẩn) về mối quan hệ mà ông có thể có với các nhân vật của ông. Giữa họ có điểm chung nào? [...] Không ít trang viết của ông đối với tôi thật giống lời độc thoại sau sự kết thúc của một giai đoạn vũ trụ nào đó. Cảm giác như đang bước vào một thế giới sau cái chết, vào một địa dư nào được mơ thấy bởi một con quỷ, đã trút thoát mọi gánh nặng, thoát luôn cả sự nguồn rủa của nó!
[...]
PS. Cuối cùng thì Những thành phố vô hình của Italo Calvino cũng đã ra kịp trước khi hết năm 2015. Xem thêm ở đây. Vậy là đã xong được, trước một kết thúc. Những kế hoạch quá mức hoàn hảo gây mệt mỏi, đôi khi:
Cioran: Giã biệt triết học
Cioran về Borges
Cioran và tôi
Molloy mút đá (Samuel Beckett)
Nhị Linh thuộc vào số rất ít người đọc theo tôi không bao giờ cũ kỹ.
ReplyDelete"cực kỳ thơ ngây"
DeleteVAD: cái comment vừa rồi là của một người có quen biết trên fb đấy, và vẫn như thường lệ, lại không dám ký tên thật hehe, nhưng thôi bỏ đi, quan trọng là sắp có Beckett đọc rồi ^^
ReplyDeletehi hi xin lỗi nhé. thành phố vô hình chưa thấy ra hiệu sách nhi?
DeleteChúc mừng Những Thành phố Vô hình :)
ReplyDeleteChúc mừng Giáng sinh
An lành và hạnh phúc cho bạn và cho các độc giả của bạn
Mình vừa lượn qua Nhã Nam ở Đỗ Quang và hầu như cùng chia sẻ cảm giác tiu nghỉu với 2 cô gái trẻ khi hỏi cuốn những thành phố vô hình. Vậy, nếu không quá câu nệ về phương pháp lấy mẫu, liệu có thể tạm kết luận là độc giả của Nhị Linh đang có sự lệch lạc cao độ về cơ cấu giới tính: số độc giả nữ gấp 2 nam.
ReplyDeleteMerry christmas!
mea culpa :'(
ReplyDeletenếu bác có lấy số điện thoại của hai cô gái ấy, xin hãy chuyển, đa tạ ^^
cảm ơn bạn NL, vậy là Những Thành Phố Vô Hình ra đúng vào ngày Giáng Sinh, và 2015 còn là năm kỷ niệm ba mươi năm Calvino mất.
ReplyDeleteVũ Ngọc Thăng
typo: "nguồn rủa"
ReplyDelete