không phải ngẫu nhiên khi Charles Simic, một người cũng gắn bó nhiều với thành phố Belgrade giống Danilo Kiš, lại là người bình luận Cioran ở Mỹ
Đêm tháng Chạp tối đen. Trong nhà thờ các vị thánh không ngủ ngắm nhìn tuyết rơi.
Những kẻ mộng du tập hợp lại. Hội họp trên các mái nhà vào nửa đêm.
Lịch sử là một cuốn sách dạy nấu ăn. Đám bạo chúa là các chef. Tụi triết gia viết thực đơn. Lũ giáo sĩ là bồi bàn. Đống quân nhân là gác cửa. Tiếng hát mà ta nghe thấy là tập đoàn nhà thơ đang rửa bát trong bếp.
Tôi thích nghe một bản nhạc vui được chơi thật buồn.
Mọi lời biện hộ cho thơ đều là biện hộ cho sự điên.
Nhạc jazz là để nói về hạnh phúc. Hạnh phúc xưa cũ được đưa vào hạnh phúc mới.
Tôn giáo: Biến bí ẩn của Hữu Thể trở thành một hình tượng trông giống ông nội ông ngoại của chúng ta đang ngồi bô.
Giấc Mộng Mỹ mới: thật là giàu nhưng vẫn được coi là một nạn nhân.
"Đây là kiểu quán ăn", vợ tôi nói, "nơi ta muốn các bồi bàn ngồi xuống nói chuyện cùng ta".
Chúng ta là nỗi ghen tị của thế giới. Đám quỷ của chúng ta, tất tật, đi lễ nhà thờ vào Chủ nhật.
Nhà thơ nhìn thấy những gì mà triết gia nghĩ.
Một cuộc đời tội lỗi bắt đầu từ trong nôi. Nó thích chui xuống dưới váy các bạn của chị nó. Một trong số họ để nó chui vào đó cho tới lúc nó trở thành một ông già.
Tôi quen một phụ nữ chuyên sưu tầm cúc quần áo màu đen nhặt được ngoài phố. Có những năm chỉ tìm được một, hai cái. Khi tôi hỏi như vậy để làm gì và tại sao chỉ cúc màu đen, người phụ nữ nhún vai không đáp. Cô cho chúng vào một cái lọ đặt trên bàn cà phê. Nhìn chúng thật sướng mắt. Thậm chí một cái cúc còn vương vài mẩu chỉ như thể nó đã bị giật tung ra. Một cảnh bạo lực từng xảy ra, một bùng nổ của dục vọng đâu đó hẻo lánh cánh cửa, và hôm sau khi đi qua đó cô nhặt được cái cúc.
Đêm nay tôi chẳng có gì để làm ngoài lắng nghe tiếng tóc mọc trên đầu.
Thành tựu độc đáo nhất của văn chương Mỹ nằm ở sự thiếu vắng của một ngôn ngữ văn chương chính thức.
Luân lý của đọc. Nhà phê bình có chút trách nhiệm đạo đức nào đối với các ý hướng của tác giả không? Dĩ nhiên là không, mọi nhà phê bình "hip" đều nói thế. Dịch giả thì sao? Một dịch giả chẳng phải cũng là nhà phê bình ư? Ta có thể nào chấp nhận một bản dịch La Divina Commedia của Dante chẳng buồn quan tâm đến các ý hướng của nhà thơ hay không?
Gombrowicz cũng hay tự hỏi, làm sao mà đám sinh viên giỏi thì hiểu được tiểu thuyết và thơ, thế mà lũ phê bình văn học chủ yếu chỉ toàn nói lăng nhăng.
Tham vọng của chủ nghĩa hiện thực trong văn chương là đạo văn sáng tạo của Chúa.
Nhìn không phải việc được quyết định bởi mắt mà bởi sự sáng sủa trong ý thức của tôi. Phần lớn thời gian mắt chẳng nhìn thấy gì.
Trong nỗ lực tách rời ngôn ngữ khỏi kinh nghiệm, các nhà phê bình trường phái giải cấu trúc khiến tôi nhớ đến các bậc phụ huynh của giai cấp trung lưu cấm ngặt con họ lêu lổng ngoài đường.
(trích từ The Monster Loves His Labyrinth: Notebooks và The Unemployed Fortune-Teller: Essais and Memoirs)
truyện của Krasznahorkai đã có thêm một đoạn; vẫn còn kha khá đấy, tôi quyết định chọn cái truyện rất dài này là vì, để bước được vào thế giới của Krasznahorkai László, trước hết phải làm quen với sự dài ở ông ấy đã hehe
La Rochefoucauld: châm ngôn
Chamfort: châm ngôn
Pascal: châm ngôn
Cioran: châm ngôn
Pessoa: châm ngôn
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (17b)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (17a)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3b)
châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (3a)
Thuổng mấy câu này giật status fb, tâm trạng phết!
ReplyDelete