Jun 14, 2016
Nietzsche
liên quan chặt chẽ đến Nietzsche là Schopenhauer; trong lời tựa đầu tiên cho Die Welt als Wille und Vorstellung, Schopenhauer đã đoán trước cuốn sách ấy sẽ chỉ tìm được vài độc giả đích thực; Nietzsche khi viết về Schopenhauer cũng nhận ngay mình là một trong vài người đó
nhưng cũng cần biết, thái độ của Nietzsche đối với triết học của Schopenhauer không thuần nhất từ đầu đến cuối: Nietzsche của hồi trẻ khi viết cuốn sách về Schopenhauer trong ảnh dưới đây dường như rất khác với Nietzsche của các giai đoạn sau (nhưng thật ra, theo tôi, mặc cho vẻ khác biệt bên ngoài, cái nhìn của Nietzsche đối với Schopenhauer vẫn là một sự thống nhất từ đầu đến cuối: ta sẽ trở lại điểm đặc biệt này sau)
trong tiếng Việt, Schopenhauer chỉ có một tí chút râu ria của Die Welt als Wille und Vorstellung (xưa nay người ta hay nhắc đến cuốn sách của Schopenhauer với cái tên "Thế giới như là ý chí và biểu tượng", theo tôi cái tên này hoàn toàn sai):
tất nhiên, trong tiếng Việt, Nietzsche có nhiều hơn trên đây, nhưng lúc này tạm bỏ qua đã
cục thiên thạch khủng khiếp, đối tượng đả kích, chế giễu to lớn của cả Kierkegaard, Schopenhauer và Nietzsche (cộng thêm Marx):
tiếp tục Gabriel Marcel:
"triết học cụ thể" là triết học của "pensée pensante", Marcel tuyên bố từ chối coi là triết học mọi thứ gì không có chút dính dáng nào đến cái "thực", và xếp ba triết gia lớn nhất, vì có tư duy sống động nhất của quãng thời gian trước đó, là Kierkegaard, Schopenhauer và Nietzsche
đây là phiên bản về sau của cuốn sách ban đầu mang tên Du refus à l'invocation, in năm 1940; về sau khi được tái bản trong thập niên 60, nó bắt đầu mang nhan đề trên đây
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chịu, cũng không hiểu sao các bố lại dịch Vorstellung là "Biểu tượng", mà là biểu tượng của cái gì chứ? Nếu vậy thì từ Symbol sẽ phải dịch sao đây. Mà không hiểu sẽ dịch câu đầu tiên "Die Welt ist meine Vorstellung" là gì? Không lẽ dịch thành "Thế giới là biểu tượng của tôi", bố ai hiểu được.
ReplyDeleteTheo tôi cứ dịch là "tưởng tượng" hoặc "hình dung".
tưởng tượng thì cũng không đúng, tưởng tượng và Vorstellung không khớp vào nhau, có lẽ tưởng tượng rộng hơn
ReplyDeleteanw, cách gọi tên như thế có vẻ khởi nguồn từ anh Phạm Công Thiện hehe, sau này cứ lặp đi lặp lại, đến tận mãi Đỗ Lai Thuý chẳng hạn
nhưng chính từ thứ nhất mới đặc biệt: nếu gọi là "ý chí" thì tuyệt đại đa số đầu óc sẽ nghĩ ngay đó là ý chí của con người, nhưng tuy rằng có liên quan, khái niệm của Schopenhauer khác hẳn, nó thoát thai từ ý định tiếp nối và mở rộng "vật tự thân" ở trong hệ thống có thể gọi là "cảm năng siêu vượt" của Kant, tuy rằng thái độ của Schopenhauer với Kant rất khó xác định cụ thể, vì rất có thể chính Schopenhauer mới là người đoạn tuyệt với Kant nhất, mặc cho mọi vẻ bên ngoài; quan hệ Schopenhauer-Kant dường như về sau lặp lại ở nhiều phương diện trong quan hệ Nietzsche-Schopenhauer
Dịch là thế giới là biểu hiện của tôi
ReplyDeletehehe đúng hơn rất nhiều
ReplyDeletedịch kiểu gì vẫn chệch nghĩa thôi, nhưng vẫn nên dịch là "ý chí" vì không có từ nào khác phù hợp hơn, tất nhiên khi đọc vào người ta sẽ phải hiểu chữ "ý chí" của schopenhauer không theo nghĩa ý chí thông thường.
ReplyDeletecòn "biểu tượng" thì sai hẳn vì chẳng có cách gì hiểu từ biểu tượng theo nghĩa là Vorstellung được cả.
biểu hiện: sẽ gặp một loạt rắc rối, ở chỗ từ Vorstellung có gốc từ sich vorstellen. Ich selle mich etwas vor, tôi hình dung một thứ gì đó. Thế giới như thế nào là do tôi hình dung nó như thế nào. Do đó thế giới là sự hình dung của tôi, như vậy sẽ nhất quán.
ReplyDeleteôi không, hiểu như thế thì chết
ReplyDeletecác khái niệm triết học tồn tại trong sự cưỡng lại ngôn ngữ thông thường, điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hệ thống của Schopenhauer (Gilles Deleuze: triết học là sự sản xuất các khái niệm), không thể vì sich vorstellen hay se représenter có thể hiểu như thế này mà Vorstellung của Schopenhauer (representation) cũng sẽ đi theo đó
thì đúng rồi, trong trường hợp này, cưỡng lại ngôn ngữ thông thường là dùng ngôn ngữ thông thường và cấp cho nó nghĩa khác đi, cả schopenhauer và nietzsche đều làm thế, cả wittgenstein cũng thế, vậy chả có lý do gì không dùng một ngôn ngữ thông thường trong tiếng việt là "hình dung" để rồi cấp cho nó các nghĩa triết học, vừa dễ dịch, vừa nhất quán.
ReplyDeleteBác DTA sai rồi. Biểu-hiện ý là thế giới chỉ có cái vẻ bên ngoài và duy nhất vẻ đó mà thôi. Kiểu như wittgenstein bảo ngôn ngữ là chính nó chỉ có vỏ-ngôn ngũ mà không có cái gì khác, chả có cái gì ý tại ngôn ngoại đâu he he
ReplyDeleteNếu schopenhauer mà dùng Vorstellung theo nghĩa biểu hiện, tức là thế giới chỉ là vẻ ngoài, và chỉ duy nhất thế thôi, như bác nói, thì ông ấy đã có nhiều lựa chọn khác, chẳng hạn như Schein, Äußerlichkeit, Hülle v.v... Từ Vorstellung ở đây nó có nhiều nghĩa đến mức chả nên khuôn vào một nghĩa nào, mà tốt nhất cứ nên dịch theo từ nguyên là "hình dung"... tôi sẽ đưa một ví dụ để bác thấy, hơi dài một chút.
ReplyDeletehề hề, cẩn thận nhé, động đến Schein là rất có thể sẽ cực trầm trọng đấy
ReplyDeleteHề hề... anh sẽ làm một cú thử diễn giải từ Vorstellung xem mình hiểu schopenhauer như thế nào. Khó chết, chưa bao giờ đọc nổi die Welt als Wille und Vorstellung, nói chung đọc mấy cái tóm tắt đã đủ hết hơi. Nietzsche còn đọc được, Schopenhauer thì chịu.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteẶc, dịch sai, sửa lại, xóa cái trên đi nhé:
ReplyDelete"Thế giới là hình dung của tôi" - đó là sự thật, sự thật này áp dụng cho mọi sinh thể sống và có ý thức; cũng như cách làm thế nào con người một mình nó đưa sự thật này vào cõi ý thức đã được phản ánh và trừu tượng hóa: và khi hắn thực sự làm như vậy, thì hắn đã có một sự bừng tỉnh triết học. Khi đó hắn sẽ hiểu ra, rõ ràng và chắc chắn, rằng hắn không biết mặt trời và trái đất; mà hắn chỉ biết một con mắt, con mắt nhìn một mặt trời, một bàn tay, bàn tay cảm một trái đất; rằng thế giới quanh hắn chỉ là sự hình dung, nghĩa là luôn luôn ở trong tương quan với một cái khác, là cái chủ thể hình dung, tức chính là hắn."
hì hì, anh đã nghĩ kỹ chưa, đã thực sự nghĩ kỹ chưa? có muốn thay đổi gì không, và có hối hận gì không? :p
ReplyDeletenói chung thì có thể thay đổi vài chỗ cho chính xác hơn, nhưng ý chính của nó là thế. xem bóng đá tí, mai dịch hết đoạn 1 cho nó hết ý rồi bàn.
ReplyDelete"Thế giới chính là tưởng tượng của tôi" - đó là sự thật, một sự thật hiển nhiên đối với mỗi sinh thể đang sống và ý thức, cũng như con người có thể tự đưa nó vào tầng ý thức chứa đựng những tương phản và trừu tượng trong đó. Và khi anh thực sự làm vây, anh đã đạt được sự tự tại triết học. Anh sẽ tự nhận ra một cách rõ ràng và chắc chắn rằng anh không hể biết đến mặt trời và trái đất, anh chỉ biết 1 con mắt đang nhìn thấy mặt trời, 1 bàn tay đang cảm nhận trái đất; và rằng thế giới bao quanh chỉ là một sự tưởng tượng. Nghĩa là gần như chỉ nằm trong sự tương quan với 1 "cái" khác, cái cũng tưởng tượng như chính anh. "
ReplyDelete"Thế giới chính là tưởng tượng của tôi" - đó là sự thật, một sự thật hiển nhiên đối với mỗi sinh thể đang sống và ý thức, cũng như con người có thể tự đưa nó vào tầng ý thức chứa đựng những tương phản và trừu tượng trong đó. Và khi anh thực sự làm vây, anh đã đạt được sự tự tại triết học. Anh sẽ tự nhận ra một cách rõ ràng và chắc chắn rằng anh không hể biết đến mặt trời và trái đất, anh chỉ biết 1 con mắt đang nhìn thấy mặt trời, 1 bàn tay đang cảm nhận trái đất; và rằng thế giới bao quanh chỉ là một sự tưởng tượng. Nghĩa là gần như chỉ nằm trong sự tương quan với 1 "cái" khác, cái cũng tưởng tượng như chính anh. "
ReplyDeletecâu cuối bạn dịch sai nghĩa rồi... that the world around him is there only as representation, in other words, only in reference to another thing, namely that which represents, and this is himself.
ReplyDeleteô, nhưng ngay câu tiếp theo schopenhauer dùng từ a priori: ông í nói đến "tiên nghiệm" để làm gì? cũng ngay tiếp theo: kinh nghiệm (đây là ám chỉ đến David Hume) và tiếp tục, rất sớm, Berkeley, mọi thứ khá rõ ngay lập tức rồi đấy chứ
ReplyDeletethậm chí còn đã rõ ngay từ hai lời tựa (schopenhauer viết tổng cộng ba tựa, ấn bản nhất 1818, ấn bản nhì 1844 và thêm một ấn bản sau nữa), trong đó chỉ cần quan tâm đến hai lời tựa đầu: ông í nói chỉ cần biết một trong ba thứ này là hiểu được ông í 1) triết học Kant 2) triết học Platon 3) Upanishads, thế tức là thế nào?
Thế tức là thế nào? Tức là tất nhiên là có tất cả Hume và Kant ở đó, nhất là Kant, là Ding an sich và vân vân... và điều đó tuyệt đối không liên quan gì tới việc dịch Vorstellung-representation là biểu hiện cả. Anw, thôi cứ dừng đã.
DeleteMình nghĩ những tranh luận này chỉ nên giới hạn vào việc dùng từ nào phù hợp để dịch "Vorstellung - representation". Phương án của mình vẫn là "hình dung" (từ tưởng tượng cũng có thể được). Bởi nếu dùng biểu tượng hay biểu hiện đều không thể nào diễn đạt được ý của Schopenhauer trong đoạn văn quan trọng mở đầu. Mình tóm tắt cách hiểu của mình trong đoạn văn đầu và qua đó đề xuất từ hình dung.
ReplyDelete1. "Thế giới là hình dung của tôi." Đó là sự thật. Đó là tiên đề thứ nhất. (Tiên đề thứ hai sẽ liên quan tới Wille - ý chí, song không bàn ở đây)
ReplyDelete2. Không có mặt trời, không có trái đất (như những object tự tại), mà chỉ có "một" mặt trời, "một" trái đất, tùy vào chủ thể quan sát hoặc cảm nhận, ngắn gọn: chủ thể hình dung. Không có thế giới (tự tại), chỉ có những thế giới được hình dung, thông qua những chủ thể hình dung (subject, wich represents/das Vorstellende).
3. 3.1. Nếu có một sự thật nào đó được gọi là a priori (tiên nghiệm, có trước mọi kinh nghiệm), thì đấy chính là sự thật nói trên. Bởi nó chứa đựng một hình thức còn có tính phổ quát hơn cả không gian, thời gian, tính nhân quả.
3.2. Tất cả các hình thức này (không gian, thời gian, tính nhân quả) đều phải dựa vào tiên đề trên ("Thế giới là hình dung của tôi"). Nói cách khác: không gian, thời gian, tính nhân quả chẳng qua cũng chỉ là những loại hình cá biệt của hình dung ( a particular class of representations - eine besondere Klasse von Vorstellungen).
3.3. Trong khi đó, việc chia ra thành object và subject (đối tượng và chủ thể) là hình thức chung cho tất cả các loại hình trên. (the division into object and subject... is the common form of all those classes).
3.4. Đó là hình thức mà chỉ ở đó, mọi hình dung, dù trừu trượng hay trực cảm, thuần túy hay kinh nghiệm, có thể được suy tưởng hay có được. (that form under wich alone any representation, of what ever kind it be, abstract or intuitive, pure or empirical, is generally possible and conceivable).
4. Không có sự thật nào lại chắc chắn, độc lập, ít cần chứng minh hơn sự thật này: Thế giới (tức tất cả những gì mà ta có thể nhận biết) chỉ là đối tượng trong mối liên hệ với chủ thể (object in relation to the subject), là cái được nhìn của chủ thể nhìn (Anschauung des Anschauenden - perception of the perceiver), nói ngắn gọn: là cái được hình dung (representation - Vorstellung).
5. Điều này đúng ở mọi thời gian và mọi không gian. Tất cả những gì thuộc về, hoặc có thể thuộc về, thế giới đều being-conditioned by the subject, và chỉ tồn tại cho subject mà thôi. Do vậy: Thế giới là hình dung (của subject).
Bản dịch tiếng Anh (tham khảo):
ReplyDelete"The world is my representation": this is a truth valid with reference to every living and knowing being, although man alone can bring it into reflective, abstract consciousness. If he really does so, philosophical discernment has dawned on him. It then becomes clear and certain to him that he does not know a sun and an earth, but only an eye that sees a sun, a hand that feels an earth; that the world around him is there only as representation, in other words, only in reference to another thing, namely that which represents, and this is himself. If any truth can be expressed a priori, it is this; for it is the statement of that form of all possible and conceivable experience, a form that is more general than all others, than time, space, and causality, for all these presuppose it. While each of these forms, which we have recognized as so many particular modes of the principle of sufficient reason, is valid only for a particular class of representations, the division into object and subject, on the other hand, is the common form of all those classes; it is that form under which alone any representation, of whatever kind it be, abstract or intuitive, pure or empirical, is generally possible and conceivable. Therefore no truth is more certain, more independent of all others, and less in need of proof than this, namely that everything that exists for knowledge, and hence the whole of this world, is only object in relation to the subject, perception of the perceiver, in a word, representation. Naturally this holds good of the present as well as of the past and future, of what is remotest as well as of what is nearest; for it holds good of time and space themselves, in which alone all these distinctions arise. Everything that in any way belongs and can belong to the world is inevitably associated with this being-conditioned by the subject, and it exists only for the subject. The world is representation.
hehe, gợi í đến nơi đến chốn rồi cơ mà
ReplyDeletetừ các gợi í đó suy ra, Vorstellung chẳng có gì là "tưởng tượng" hay "hình dung" hết cả, một cách ngắn gọn, hiểu Vorstellung là "tưởng tượng" hay "hình dung" nghĩa là chưa hiểu đến điều sơ đẳng nhất của hệ thống Schopenhauer
cũng như hôm trước thôi, liên quan đến Kafka:
http://nhilinhblog.blogspot.com/2016/06/tiep-tuc-xep.html
nói về "khải thị" làm sao được nếu cứ hình dung về nó trong mối liên quan với "cuộc đời": để nắm bắt được "khải thị" có một con đường tương đối khả dĩ là thông qua khái niệm "siêu vượt", nhưng thế thì lại phải trình bày về khái niệm siêu vượt (à, về khái niệm này, chính ra nếu chịu khó đọc Gabriel Marcel thì cũng có thể hiểu được đấy: cõi hiện sinh không có Chúa thì thật là một điều vớ vẩn)
cuốn sách của Schopenhauer nói đến "thế giới", thế giới với tư cách nó là x, và với tư cách nó là y, trong đó x và y không thể hiểu nổi nếu nghĩ là chúng liên quan chặt chẽ đến con người: giản dị là chẳng có gì như vậy hết
để hiểu Schopenhauer có đúng một cách thôi: đọc ông í, chứ đừng tưởng tượng về ông í, đừng để cho ngôn từ của "tưởng tượng" và "hình dung" nó che mắt (đâu phải ngẫu nhiên mà Schopenhauer nói đến Upanishads: có cái khái niệm gì í, maya gì đó, là tấm màn che mắt, bị che thì nhìn làm sao nổi: ngôn ngữ chính là một tấm màn che đấy còn gì)
anw, sẽ đến lúc nói về Schopenhauer, còn bây giờ Nietzsche mới là nhân vật chính: sắp tới đây sẽ là chuyện Nietzsche quan niệm về "lịch sử" như thế nào; điều này cũng không riêng rẽ, vì khái niệm "lịch sử" này cũng đi theo một dây, Kierkegaard-Schopenhauer-Nietzsche, và đây chính là một trong những điểm rõ nhất cho thấy bộ ba này hạ gục Hegel như thế nào (Tạ Chí Đại Trường là một gợi í cực lớn đấy)
Och, tranh luận không hiểu ý nhau rồi, my friend. Thôi dời lại đã nhé.
DeleteQuyển sách triết học nổi tiếng của Shopenhauer với tựa đề nguyên bản Đức ngữ là "Die Welt als Wille und Vorstellung" thường được phiên dịch qua Anh ngữ là "The World as Will and Representation".
ReplyDeleteTrong Việt ngữ, thiển ý nên dịch đơn giản kiểu chiết tự là "Thế giới qua Ý chí và Biểu hiện".
Chính cái tựa đề này hoàn toàn ăn khớp hợp lý thế giới quan của Shopenhauer qua ảnh hưởng của Phât thuyết (ông là trí thức Tây phương nghiên cứu và chịu ảnh hưởng sâu nặng triết thuyệt nhà Phật dù là hiểu phiếm diện).
Đâu là Thực tại Tối thượng (Ultimate Reality) ?
Theo Shopenhauer, chỉ có một Thực tại duy nhất vận hành vũ trụ siêu hình và hữu hình, đó là Ý chí (Wille hay Will, trong Đức ngữ hay Anh ngữ). Shopenhauer vay mượn từ này từ Kant (ý chí, dục vọng chỉ là một thuộc tính của mỗi cá nhân) được quyện lẫn vào khái niệm dục vọng, ước muốn của nhà Phật).
Tóm lại, nên tảng bản thể luận của ông đặt cơ bản trên Ý chí là thực tại siêu hình duy nhất - ông là triết gia duy tâm cuối cùng ở phương Tây.
Thực tại siêu hình này là Ý chí hoàn vũ tác động vào thế giới hiện tượng qua thiên hình vạn trạng của mọi hình thái hay biểu hiện (Vorstellung).
Bạn nào dịch danh từ "Vorstellung" sang tiếng Việt là "biểu hiện" thì chính danh hơn với triết lý của Shopenhauer hơn.
Tôi có phân tích khá nhiều về tiền đề này trong một bài khảo luận đăng tải cách đây vài năm - tóm tắt nhân sinh quan của Nietzsche qua nhiều giai đoạn cho tới khi Nietzsche trở nên thác loạn thần kinh. Bạn nào rảnh đọc tham khảo thêm.
Link: https://is.gd/Q6m2eX
Thân chào !
cám ơn
ReplyDelete"qua" giống như "through"?
Đó chỉ là dịch “thoát” thay vì “như là”, “giống như” (“as” trong Anh ngữ). Nếu ta dịch máy móc, thuần túy theo chiết tự thì sẽ tối nghĩa giống như Google phiên dịch.
ReplyDeleteCần phân biệt khi dịch giới từ “as” trong văn mạch của một câu văn. Chẳng hạn:
Anh Ba thì “như là” anh Tư không hàm ý như anh Ba là anh Tư. Cũng thế, nếu dịch tựa đề trên là
Thế giới là Ý chí và Biểu hiện thì nghĩa của nó sẽ khác với Thế giới qua (như là) Ý chí và Biểu hiện, trên phương diện bản thể luận.
Thân chào!
Cơ bản là nhìn ra động từ chia ở dạng bị động được giấu đi trước "as"
ReplyDeleteĐó lại tự loại "liên từ" (conjunction); không phải "giới từ" (preposition).
ReplyDelete"động từ ngầm ẩn" chính là "là", như vẫn hay thấy ở loại cấu trúc này
ReplyDelete"qua" dường như sẽ dẫn đến một phát triển theo dạng "(thông) qua (hình ảnh của)"
vả lại, "ý chí" là không đúng đâu
Tôi làm việc ở Mỹ trên 30 năm;đọc sách khoa học kỹ thuật và triết học, trao đổi, đổi văn kiện bằng Anh ngữ hàng ngày.
ReplyDeleteÝ chí, sự ước muốn, dục vọng chỉ là nhưng ký hiệu, danh từ để mô tả một ý niệm, kinh nghiệm, một sự vật hay sự thể vv...Socrates từng đưa ra những câu hỏi hóc búa, chẳng hạn: Thế nào là đạo đức, công lý hay can đảm ? Không một ai trong các lãnh vực trên trả lời đúng đắn,rõ ràng tới mức thỏa mãn bằng một định nghĩa phổ quát khả dĩ Socrates chấp nhận.
tôi không nghĩ là nên dịch "Wille" (will/volonté) của Schopenhauer thành "ý chí"; "Vorstellung" và "Wille" là hai mặt, một đằng là sự biểu hiện, một đằng là một cái khác nữa, liên quan chặt chẽ, cái khác nữa này, một mặt liên quan đến "vật tự nó" của Kant (đơn giản là cái không thể biết, cái không thể hiểu), nó gần như là các lực chồng chất lên nhau; đương nhiên ở trong đó có không ít thứ liên quan chặt chẽ đến "ý chí", không phải của con người và của con người, nhưng dịch thành "ý chí" là đã bóp lại quá hẹp; trong "Die Welt..." Schopenhauer mấy lần bình luận "hòn đá của Spinoza" nhằm làm người ta hiểu "Wille" nghĩa là gì
ReplyDeletetôi cũng sắp viết một bài riêng về "Die Welt" rồi đây, hy vọng là từ bây giờ đến lúc đó tôi sẽ đưa ra được một từ tiếng Việt thích hợp nhất cho "Wille"
tôi cũng nghĩ các nhà nghiên cứu triết học ở Việt Nam đi theo con đường sai lầm khi nghĩ rằng lấy một từ tiếng Việt ra coi như là tương đương với một khái niệm triết học phương Tây, rồi dần dần nó sẽ có đủ các "connotation" cần thiết; nhưng xét một cách nghiêm ngặt, dường như mối quan hệ ánh xạ 1:1 giữa các ngôn ngữ có tồn tại thật, vấn đề là phải tìm được từ đúng, mối quan hệ này tồn tại ít nhất trong chừng mực một khái niệm trong một ngôn ngữ đầy đủ cho một nhóm người đủ lớn phải có tương ứng trong một ngôn ngữ khác tương tự, trong một không gian khác, và trong chừng mực với một khái niệm cho trước của một ngôn ngữ trong ngôn ngữ khác phải có một cách kết hợp từ nói đúng signifié của cái signifiant kia
ví dụ kinh điển trong nghiên cứu triết học ở Việt Nam là người ta không phân biệt được "lý trí" và "lý tính"
What i do not realize is actually how you are no longer really a lot more well-appreciated
ReplyDeletethan you may be right now. You are very intelligent. You know
thus significantly in terms of this matter,
produced me personally imagine it from a lot of
varied angles. Its like men and women are not
involved except it's something to accomplish with Woman gaga!
Your own stuffs nice. At all times maintain it up!
đây cơ
ReplyDeletemột người nhìn thấy một người cũng đã không chọn - người phương Đông lạc vào thế giới phương Tây:
"At each instant, in love, in political life, in perception's silent life, we adhere to something, make it our own, and yet withdraw from it and hold it at a distance, without which we would know nothing about it. Descartes will overcome the paradox and make consciousness mind: "It is never the eye which sees itself...but clearly the mind, which alone knows...the eye and itself.” Montaigne's consciousness is not mind from the outset; it is tied down at the same time it is free, and in one sole ambiguous act it· opens to external objects and experiences itself as alien to them. Montaigne does not know that resting place, that self-possession, which Cartesian understanding is to be. The world is not for him a system of objects the idea of which he has in his possession; the self is not for him the purity of an intellectual consciousness. For Montaigne-as for Pascal later on-we are interested in a world we do not have the key to. We are equally incapable of dwelling in ourselves and in things, and are referred from them to ourselves and from ourselves to them."