May 24, 2018

Roth

Trong số các nhà văn lớn nhất của thế kỷ 20, có một người mang họ Roth.

Đó là người như thể đi cùng nhịp với sự suy đổ, với tàn nhạt của một thứ từng một thời vô cùng lớn lao, một thứ đã có lúc như thể chẳng bao giờ có thể suy tàn. Đế chế nào cũng là đế chế chỉ vì trông như thể nó trường tồn.

Nhưng văn chương của Roth nhịp rất chính xác vào với suy sụp đế chế.

Trước tiên, xem ở kia.

Đây là đế chế Habsburg, và hiếm cái gì sánh được với Hành khúc Radetzky của Joseph Roth trong miêu tả sự suy vong của nó:


Ba thế hệ của gia đình Von Trotta, cuộc đời dài dặc của một hoàng đế Áo-Hung, và bản "hành khúc" Radetzky: đó là những gì làm nên một cuốn tiểu thuyết rất khó tưởng tượng, những uể oải mỗi lúc một tăng lên theo chiều của thời độ, những lóe chớp của nhìn thấy tàn vong và phế tích, ngay từ trước, ngay từ chiến trận huy hoàng, từ lúc mọi thứ đều còn dáng vẻ không chỉ vững chãi mà còn như thể tráng lệ.

Claudio Magris tuy là người Ý nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với văn chương Áo. Magris là người nhìn châu Âu từ một góc riêng, dọc theo chiều dài con sông Danube. Vả lại, là người Ý, nhưng Claudio Magris là người Ý Trieste - Trieste thì vừa là Ý lại vừa không hẳn là Ý. Đó là một trong những thành phố tuy chưa bao giờ đặt chân tới nhưng tôi có thể hình dung rất cụ thể. Cuốn sách của Magris về Trieste, khi đọc nó, tôi thầm cảm ơn trong bụng, vì nó chỉ nhắc đến James Joyce (cái nhân vật vặn vẹo dị hợm đó) chừng như chỉ cùng lắm bốn lần - Joyce đã trở thành một quy chiếu không tồi để nhìn nhận khả năng đọc (bằng con đường âm bản).

Magris là người khiến được tôi đọc hơn ba nhân vật. Ngoài Doderer (thuộc vào số các nhà văn viết tiếng Đức mà Magris vô cùng am hiểu, hiểu tường tận nhiều lúc tới tận gan ruột), còn là Gianni Vattimo. Và còn có một nhân vật thứ ba rất đặc biệt nữa, một nhân vật tự sát ở tuổi hai mươi, thiên tài vụt đến vụt đi mau chóng như thể chẳng muốn dính dáng gì.

Ở văn chương của Joseph Roth có một điều gì đó không dễ cắt nghĩa. Một điều gì đó.

Còn đối với George Steiner, Cái chết của Virgile (Hermann Broch) là một trong (rất ít) những cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của thế kỷ 20:


Tôi quyết định đọc lại Broch, cũng như Robert Musil:


Tôi nghĩ (tôi chắc chắn) không ai trong số những người từng du học Đức từng đọc cuốn tiểu thuyết trên đây của Musil. Điều đó quá dễ thấy: nếu đã đọc, nếu đọc được nó, thì làm gì có chuyện ngu như thế.

Những người du học Đức cả đời giả vờ hard-core, giả vờ hiểu biết, giả vờ gu cao. Điều đáng kinh ngạc nhất nằm ở chỗ: không có lấy một ngoại lệ. Không rõ vùng đất, nguồn nước như thế nào mà lại ra được sản phẩm đồng loạt đều nhau đến thế. Giả vờ đọc Schopenhauer, giả vờ đọc Grass, giả vờ đọc Bernhard. Và gần đây nhất, giả vờ với đối tượng nào? Walter Benjamin, natürlich.

Trong mảng triết học, chẳng hạn, ta có triết học kiểu Thái Kim Lan (và không chỉ có thế, dĩ nhiên). Và đóng góp mới nhất của category này: Lưu Hồng Khanh. Cứ đến chỗ nào cần có suy nghĩ thì tức thì đi chép, mà lại toàn chép vớ vẩn.

Tiếp tục Musil, có thể coi là "nhật ký":


Một món quà tôi được tặng cách đây vài năm, đích xác là khi Robert Musil nói về sự ngu:


Musil cũng xuất hiện rất đáng nhớ trong đoạn lừng danh Thomas Bernhard dùng để luận về tính chất công chức của nhà văn viết tiếng Đức.


Đây là cách thông báo chuyên đề Musil-Broch-Roth sắp được mở.

Và, cũng sẽ mau chóng có một Roth khác nữa: Henry Roth, của Call It Sleep.

4 comments:

  1. đợi 'cú' sắp mở. ở nơi rất nhiều without 'qualities'.

    ReplyDelete
  2. nếu mà đẩy được mức độ "ohne Eigenschaften" thực sự đi xa hết mức thì lại quá khủng khiếp ấy chứ

    ReplyDelete
  3. NL có thể nói người thứ ba đó là ai không?

    ReplyDelete