Jan 17, 2020

Céleste Proust

lẽ ra phải viết là "Proust Céleste" thì đỡ gây hiểu lầm hơn, nhưng thôi kệ


nhân tiện, đã viết nốt bài ởkia - cùng chủ đề - kể ra thì cũng để lâu quá mới viết xong, nhưng thôi kệ


Chơi hẳn bản dịch tiếng Anh (cho nó máu) cuốn sách của Céleste Albaret, hồi ký của người phụ nữ rất đặc biệt trong cuộc đời Proust.

Céleste Albaret là người duy nhất (tôi định nói "người rất hiếm hoi" vì nhỡ đâu còn có trường hợp nào khác, nhưng có lẽ không có thật) xuất hiện trong À la recherche dưới tên thật. Tôi muốn nói, những nhân vật sống cũng thời với Proust, chứ tất nhiên không phải các nhân vật lịch sử, như Madame de Sévigné etc. Tức là, trong À la recherche, có nhân vật tên là "Céleste Albaret" thật (tập Sodome et Gomorrhe, đoạn Marcel ở Balbec lần thứ hai).

Những người có thật khác đi vào tiểu thuyết của Proust sau khi đã được chuyển hóa (thậm chí chuyển hóa rất nhiều lần và rất phức tạp) và tất nhiên không còn mang tên thật - Céleste Albaret thì mang tên thật, nhưng trong À la recherche lại có những gì khác hẳn với ngoài đời: chúng ta vẫn không thoát khỏi các chuyển hóa của Proust, dẫu là theo hướng này hay hướng khác. Khắp nơi là chuyển hóa và chuyển hóa: i như thực tại.

Đây cũng là cách để thông báo: Proust chính là một chủ đề (rất) lớn của năm nay.


Thời kỳ đầu của công cuộc bình luận văn chương Proust như thế nào? Từng có vai trò của một nhân vật ngày nay bị lãng quên gần như hoàn toàn, Paul Souday. Antoine Compagnon nhắc đến Souday ngay ở đầu cuốn sách Proust entre deux siècles: rất hấp dẫn, việc biết những người đương thời phản ứng trước À la recherche như thế nào. Souday là nhà phê bình văn học hay viết cho tờ báo Le Temps. George Painter, trong cuốn tiểu sử lớn về Proust, mỉa rằng Souday cứ tưởng (nhầm) mình chính là người phát hiện Proust.

Những gì Souday viết về Proust được in vào quyển sách màu đỏ dưới đây:


Một cặp trông rất giống nhau:


Giờ chắc không còn ai biết Emeric Fiser nữa:


Céleste Albaret đưa câu chuyện về Proust vào một phương diện của câu chuyện người hầu nói chung (về câu chuyện ấy, xem ởkia). Cuốn sách dưới đây, của Thomas de Quincey:


rất tiếc không nhắc nhiều đến Lampe (tuy viết về những ngày cuối đời của Kant). Lampe là một trong những người hầu nổi tiếng trong lịch sử: người hầu của Kant thì không thể tầm thường. Về Lampe, (lại) cần nhìn sang Heinrich Heine: Heine kể rằng cuốn Kritik thứ nhất của Kant hạ sát Chúa, nhưng sau đó Lampe tỏ ra khổ sở vì điều đó (vì sự không có Chúa) cho nên Kant thương quá mới viết cuốn Kritik thứ hai, trong đó lý trí lại để cho Chúa có đất sống. Cần đến Lampe, không thì đã không có Chúa. Một nhân vật cũng thấy Kritik ở khía cạnh "thực hành" quan trọng hơn nhiều so với "thuần": chính là Chestov.





(còn nữa)




Proust: bệnh và chữa bệnh
Proust: Jean Santeuil
Proust đọc Bergson
Proust đọc Saint-Simon
Marcel Proust: vừng (Proust đọc John Ruskin)
Trở về cổ điển: Proust - Tìm thời gian mất
Marcel Proust viết thư
Leo Spitzer: Phong cách của Marcel Proust
Trong bóng hoa nữ
vài tập hợp
Benjamin về Proust
Beckett về Proust
Hầu tước thần thánh và nữ hầu tước thần thánh
Đi từ hiện thực đến văn chương
Đi tìm thời gian đã mất không phải là đi tìm thời gian đã mất
Quên tình yêu
Paul Valéry hạ sát Marcel Proust


2 comments:

  1. thời độ của các hòn đá góc bao gồm cả đợi của chính chúng, một thời đợi đã đại

    ReplyDelete
  2. Văn chương có ích gì mà đi đọc mấy quyển sách này?

    ReplyDelete