Feb 11, 2020

Wien Viên Vienne Vienna

"Lần này địa điểm không phải là Wien [...]. Thời gian không phải "hôm nay". [...] Không có mơ duya cho phi-thời gian nơi diễn ra những gì chưa từng bao giờ có trong thời gian."



"Bóng tối sâu"

(Ingeborg Bachmann)


Wien Vienna Vienna, tôi đã rất nhiều lần chạm đến, lướt qua, etc. chẳng hạn như ởkia, ởkia, ởkia hay ởkia (chắc chắn vẫn còn thiếu rất nhiều - tôi cũng chẳng nhớ nổi được hết).

Nhưng tôi còn muốn đến với những con người đúng là hiện thân của Wien một thời đáng nhớ, nhất là Karl Kraus và Peter Altenberg.



Rất may mắn, chúng ta có một account đặc biệt hay về Karl Kraus (nhất là về các "conference" của Kraus) trong hồi ký của Elias Canetti.

(trong địa hạt KK chủ yếu tôi còn muốn có Die Dritte Walpurgisnacht, bằng tiếng nào cũng được: cơ hội lớn rất bất ngờ kìa)


Nhưng trước đó, tôi vẫn muốn - thêm một lần nữa - quay trở lại với Arthur thứ ba; dưới đây là hồi ký của Schnitzler:


Một tuổi trẻ Wien: nhan đề trong tiếng Pháp của cuốn sách rất dễ làm người ta có một mơ hồ lẫn lộn với một cuốn sách khác của Schnitzler, vì cuốn tiểu thuyết dài trong nhan đề gốc có "Der Weg" sang tiếng Pháp thì thành "Hoàng hôn Wien" hay cái gì đó tương tự.

Cuốn sách rất dày - và chỉ đến đoạn Schnitzler chưa tròn ba mươi tuổi - một trong những địa danh cuối cùng được nhắc đến là Ostende. Hơn ba mươi năm sau đó, đây sẽ trở thành địa điểm quan trọng cho trí thức Đức (và nói tiếng Đức) lưu vong tránh nazi - nhưng câu chuyện ấy thì Schnitzler hoàn toàn không liên quan, vì đã chết rất đúng lúc, tôi muốn nói là ngay trước (tuy nhiên, trong hồi ký, Schnitzler cũng có những miêu tả về sự bài Do Thái thời của mình). Tôi thú nhận là một phần ba cuối, tôi chỉ đọc rất lướt, nhưng có chăm chú hơn một chút ở đoạn xuất hiện một phụ nữ tên là Jeannette - một trong những mối tình của Schnitzler; ai đã đọc cuốn sách này (và đọc kỹ hơn tôi) chưa? tôi thấy loáng thoáng có cái tên Olga ở đoạn gần cuối, nhưng quá ngại đọc nên không chắc đây có phải người vợ của Schnitzler hay không. Tôi đoán là không, vì dường như vợ Schnitzler trẻ hơn Schnitzler nhiều, cho nên chưa thể xuất hiện vào lúc Schnitzler còn trẻ (tức là, thậm chí lúc ấy vẫn còn đang đái dầm), nhưng vì không chắc lắm nên nếu có ai biết rõ hơn thì bảo tôi với. Danke.

Xét cho cùng, giữa Schnitzler và tôi dường như có đúng một điểm chung duy nhất: hóa ra đối với Schnitzler, cuốn tiểu thuyết hay nhất của Hoffmann (ETA) cũng là Con mèo Murr. Trời ơi, một điểm chung thật tuyệt. Tất nhiên ấy là chưa kể, hồi còn trẻ Schnitzler cũng hay chơi bi-a. Thêm nữa, như đã nói, lần đọc lại (và là đọc hết) Schnitzler vừa rồi, tôi chỉ thấy còn mỗi Therese là tác phẩm còn nói điều gì đó, chứ kể cả Gustel, kể cả Else, rồi cho đến cả novella từ đó Kubrick chuyển thể (chuyển dịch thì đúng hơn - với Kubrick thì hơi khó nói) thành bộ phim Eyes Wide Shut, chẳng còn mấy hương vị nữa.

Và, xét cho cùng (nữa), rất khả nghi những cuốn hồi ký nào được viết bởi tay ai đó viết nhật ký quá chăm: cái gì cũng tả lại được tỉ mỉ, rợn hết cả tóc gáy, nhiều đoạn tôi chỉ muốn vặt hết cả tóc trên đầu (thậm chí nếu có râu thì cũng nhổ luôn), vì kỹ càng quá, quá mức. Có một lúc, Schnitzler kể mình đốt hết nhật ký viết cho tới thời điểm ấy. Đã tưởng có thể thở phào, nhưng rồi Schnitzler nói ngay, trước khi đốt thì đã chép lại những đoạn "hay ho" nhất. Thế mới sợ. Tất nhiên, tôi cũng biết thừa là tôi xấu tính trong lúc đọc cuốn hồi ký ấy, vì đọc nó thì có thể nhận ra, cái danh tiếng xưa nay của Schnitzler hoàn toàn không sai: đó thực sự là một "bourreau de coeur". Làm sao mà không ghen tị (dẫu cố kìm nén đến mức nào) khi đọc một hồi ký rừng rực những yêu đương và phũ phàng vứt bỏ người tình thế kia. Không thể, không thể.




(còn nữa)


NB. đã tiếp tục "Bach & Mann""Trong hiệu sách (6)"




các thành phố:

Paris
Berlin
Đà Lạt
Hongkong (và cả Phnompenh, Tokyo)
Dantzig
Lisbon
Buenos Aires
Istanbul


9 comments:

  1. trong post này chủ yếu xem bìa sách he he, ảnh thứ 2 đẹp hút hồn, nếu nhìn đủ lâu sẽ bị nó hút vào, đem qua một kỷ nguyên khác, thật luôn:)

    cái mẫu câu "trong địa hạt... chủ yếu (ngôi thứ nhất) còn muốn có..." nhẹ nhàng một cách rất quyền năng (kiểu này phải học thuộc lòng để áp dụng triệt để ngoài đời mới được)

    ReplyDelete
  2. mặc dù không hẳn là đã định tuy nhiên có vẻ đã lại túm được một con cá

    ReplyDelete
  3. hẳn rồi, mặc dù đã quen mồi tuy nhiên cá vẫn đớp he he (mà thấy câu chuyên nghiệp vậy thì đúng ra phải “Sau chuyến câu dài lang thang trên biển vắng/ Anh trở về mang rổ cá cho em” chứ nhỉ:)))

    ReplyDelete
  4. : ) «bourreau de coeur» thật là barbare

    ReplyDelete
  5. Hình ảnh Jeannette ngồi dưới chân chàng trẻ tuổi Arthur làm người ta cần một cốc trà và sau đó đọc Pensées của Pascal.

    ReplyDelete
  6. lại còn đương trong lúc chàng chơi đàn piano - thú vui của Sch. là chơi lung tung gì đó tự nghĩ ra rồi bốc phét bảo đó là Beethoven gì đó, thế mà ai cũng tin

    Olga thì sao? có phải vợ không?

    ReplyDelete
  7. Jeannette may mắn hơn

    Schnitzler cưới Olga khi đã tứ thập nhi bất hoặc:) Cái tên Olga giống tên nhà thơ người Soviet nhỉ nhưng hình như chỉ là ca sĩ diễn viên

    ReplyDelete
  8. thế thì đúng là Olga kia lúc đó (đoạn mà hồi ký cover) vẫn còn đang đái dầm

    ReplyDelete