Mar 1, 2020

1/3

(đã tiếp tục "paradis" tức là (Những) thiên đường giả của Baudelaire)

"Tài năng nghĩa là bắn trúng cái đích mà không ai bắn trúng được, còn thiên tài là bắn trúng cái đích chẳng ai biết là có."



một lần nữa, giống ởkia, chỉ nói đến đúng một ngày (từng có), một ngày mồng một tháng Ba


"C'est icy un livre de bonne foy, lecteur."

Từng có một bộ sách lời tựa ("Au lecteur") bắt đầu bằng những chữ trên đây. Đó là Essais của Montaigne. Lời tựa ấy được viết vào ngày mồng một tháng Ba năm 1580.

Seigneur de Montaigne, từng làm thị trưởng thành phố Bordeaux (thậm chí hai lần, nếu tôi nhớ không nhầm), vùng Aquitaine, khi Montaigne đã viết đoạn "Au lecteur" kia, thế giới không còn như cũ nữa. Ít nhất, kể từ bấy, chúng ta có các "essai". Một tủ sách nổi tiếng được đặt tên theo một câu của Montaigne - như ai cũng biết: "Que sais-je?".

Tôi từng vồ hụt một ấn bản Essais của thế kỷ 17, nghĩ lại vẫn còn ức - một trong những thất bại lớn nhất của đời collectionneur. Bộ mà tôi hay đọc là bộ đã được "hiện đại hóa", tức là không còn viết theo dạng "icy" như câu trích dẫn trên kia nữa - đọc tiếng cổ dẫu sao cũng quá mệt. Nhưng bộ ấy đâu rồi nhỉ? Nhét vào đâu mất rồi.





Tức là, đi lục bộ Essais của Montaigne không thấy đâu, tôi lại thấy cuốn sách về Sainte-Beuve của Wolf Lepenies - điều đó cho thấy là sắp phải tiếp tục bài ởkia rồi. Không những thế, tôi lại còn thấy cuốn sách, cũng của Lepenies, về Auguste Comte - Auguste Comte, như một số người hẳn còn nhớ, thuộc vào một trong những "bộ ba Balzac": đó là Balzac-Comte-Michelet.

Mãi mà không thấy cái mà tôi muốn tìm - tôi muốn nói đúng là bộ tôi muốn xem lại, chứ Montaigne thì tôi có rất nhiều ấn bản, chẳng hạn:


Đây là ấn bản Garnier, nhưng bộ mà tôi muốn tìm là version "folio" của Gallimard, gồm ba tập.




(còn nữa)



NB. đã tiếp tục:

+ "giọng rõ"
+ "Les Feuillantines (tiếp tiếp)"

3 comments:

  1. "essai" làm một ngả đi ra ngoài Nhà thờ - phải ko nhỉ?

    ReplyDelete
  2. yes yes, rất có thể

    nhưng từ nhà thờ đi vào toà thị chính thì cũng

    ReplyDelete
  3. Đọc Schopenhauer- anh để làm đề từ- nhớ đến một câu khác của Emerson: Tin vào tư tưởng của chính bạn, tin rằng cái gì đúng với bạn trong tâm tư của bạn đúng cho tất cả mọi người, đó là thiên tài.

    (Chẳng biết có phải Emerson giải-mã “cái đích chẳng ai biết là có” của Schopenhauer không hay ngược lại nhỉ?)

    ReplyDelete