tiếp tục câu chuyện thời chúng ta: đây là một miêu tả
Tôi muốn kể tại sao tôi chưa bao giờ thực sự nghe Pink Floyd; cho dù đó là một thứ không thể không của một thời, nhưng đúng là tôi không nghe Pink Floyd. Dĩ nhiên tôi vẫn biết loáng thoáng (làm sao mà có thể không?), "What Do You Want From Me?" etc. nhưng Pink Floyd, quả thật, chưa bao giờ gần gũi với tôi.
Ngày ấy, ở Hà Nội (một phần của khung cảnh chung: xem ởkia) sau cao trào thuê băng video xem những bộ phim kiểu Titanic hay Basic Instinct (các rạp gần như không còn chiếu phim sau một đoạn của những Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài hay Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt) là đến đoạn Fansland phố Lý Thường Kiệt, xét cho cùng cũng chiếu toàn những phim dạng Titanic: điện ảnh Ý thì không La dolce vita hay L'Avventura mà Life Is Beautiful, bộ phim kitsch hạng nặng, một pha porn hóa Shoah đỉnh cao.
Cùng tổ hợp với nó (Fansland), trước khi đĩa lậu bán tràn lan ở mạn quanh Bờ Hồ, phố Hàng Bạc với cả phố Bảo Khánh - đối với những ai thích nghe nhạc - là cửa hàng bán băng cassette số 49 phố Quang Trung. Ở đó, một lần, năm tôi học cấp ba (đây cũng là đoạn thời gian có một cuộc bùng nổ ngắn nhưng nhiều ý nghĩa của các hiệu sách cũ, phố Ngô Thì Nhậm, Bà Triệu và Lý Thường Kiệt, nơi tôi tìm được vô số sách và bắt đầu bước vào một chuỗi phát hiện dài đồng thời với tiêu diệt hàng đống ảo tưởng và hiểu nhầm cũ), một hôm, lúi húi tìm những thứ nhạc nào có thể nghe - thời ấy, nhất quyết phải tìm cách thoát khỏi bầu không khí đã bắt đầu hoành hành một thứ âm nhạc rất nouveau riche (Dương Thụ đã khá nổi tiếng), thì người bán hàng giới thiệu với tôi Pink Floyd. Về sau này tôi sẽ nghe loáng thoáng "High Hopes", nhưng high hopes cũng có thể chỉ là ảo tưởng (đến hope không thôi đã tốt lắm rồi - anw, "hopp" thì hơn "hope" nhiều chứ). Kèm với lời giới thiệu mặt hàng, người ấy (tôi thiên về chỗ cho rằng đó là một phụ nữ) bảo đây là loại nhạc dành riêng cho những người rất đặc biệt, đầu óc xuất chúng quái dị - và nói thêm, để cho mọi thứ được rõ ràng, rằng đó là nhạc cho dân kiến trúc.
Vì câu nói (lời rao hàng) ấy, tôi đã không bao giờ nghe Pink Floyd. Trộn lẫn vào đó là một chút cay đắng, vì hóa ra trông tôi như thế mà người ta có thể nghĩ tôi thuộc về cái thế giới gọi là "dân kiến trúc".
Tôi có bỏ lỡ quá nhiều điều vì đã không bao giờ thực sự nghe Pink Floyd không? Chắc là có chứ. Nhưng xét cho cùng, tôi nghĩ là không. Có lần tôi tình cờ loáng thoáng xem một đoạn trong một cuộc biểu diễn "tái ngộ" của Pink Floyd, tức là nhiều năm sau sự tan rã. Tôi nghĩ rằng rocker về già thì cũng lố bịch ngang cỡ nữ diễn viên phim porn về già.
(một khảo sát nhanh xem đâu là âm nhạc nouveau riche nhất ở Việt Nam trong vòng vài chục năm vừa qua: tôi nghĩ quá dễ thấy, một là Nguyễn Phú Quang, hai là Dương Thụ, ba là Bùi Quốc Bảo)
Nhưng ở Việt Nam (nhất là Hà Nội) lúc nào mà chẳng nhan nhản các củ nghệ. Nếu tính "nghệ" cũng hàm ý chỉ người Nghệ Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh) thì mật độ còn khủng khiếp hơn nhiều.
Nhưng có một cái gì đó rất hợp lý, một sự nối các thời lại với nhau: thời tiền lẻ được trọng vọng và thời của tài lẻ. Một công chức thuần túy sẽ được coi là không đến nỗi nếu công chức ấy có tài lẻ: chính vì vậy karaoke được nồng nhiệt hâm mộ ("Người về từ Triều Châu" với cả cái gì mà "dường như là như thế em không trở lại/và mãi là như thế anh không trẻ lại"). Tài lẻ chính là siêu vượt của cuộc sống bourgeois chúng ta. Người có (nhiều) tài lẻ, không những thế lại dí dỏm hóm hỉnh, trong lý tưởng của thế giới chúng ta, là con người toàn bích.
Và những gì thuộc về nghe hết sức quan trọng: bởi vì "nối" là một trọng tâm của năm nay, có thể thấy rằng các loại nhạc nối lại nhiều thứ. Chẳng hạn, bởi âm nhạc (Dương Thụ etc.) nổi bật ở Việt Nam trong vòng mấy chục năm vừa qua là loại nhạc nouveau riche, cho nên bầu không khí chung đã được chuẩn bị sẵn để nối lại với các yếu tố nouveau riche của thời trước: Vũ Thành An có thể dễ dàng quay trở lại ("này em hỡi con đường em đi đó" etc.). Hoặc Du Tử Lê. Một nhân vật hay phổ thơ như Phú Quang sẽ nhằm vào những thứ thơ nouveau riche nhất để biến thành các bài hát (ví dụ lớn: cái bài có câu "tiếng dương cầm trong căn nhà đổ").
Điều này rất liên quan đến chi tiết "dân kiến trúc thì nghe Pink Floyd" đã kể ở trên. Cứ nhìn nhà cửa ở Việt Nam hiện nay thì biết trình độ của các kiến trúc sư bản địa, nhưng các kiến trúc sư lại có một địa vị đặc quyền trong xã hội - đó chính là vì yếu tố tài lẻ, sức mạnh của nó. Một kiến trúc sư là hình ảnh nối lý tưởng xây dựng (nhất là xây dựng lại) vào với một hình dung về cái đẹp (và do đó, với sự không lợi ích). Dẫu kiến trúc sư Việt Nam chẳng bao giờ làm ra nổi một cái nhà đẹp, thì hình ảnh kiến trúc sư vẫn vô cùng lung linh, trong suốt cả thế kỷ vừa rồi. Kiến trúc sư hay nhà ngoại giao (dẫu rằng, dường như hình ảnh Putin đốt giấy tờ ở Berlin chính là điểm kết cho câu chuyện nhà ngoại giao - bởi vì nhà ngoại giao bây giờ thì làm gì? các nhân viên ngoại giao Việt Nam tại các tòa sứ quán nước ngoài kiếm sống bằng cách thu những món tiền không hóa đơn, và không thực sự có vai trò gì cả: đó là một dạng ký sinh trùng).
Một ví dụ cụ thể: ởkia - hết sức vô tình - đã có một miêu tả ngắn gọn nhưng chuẩn xác về như thế nào là một con người của tài lẻ: một người tự giới thiệu mình là "nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà điện ảnh, nhạc sĩ và ca sĩ". Một người rất nhiều tài năng - nhiều đến mức ta đâm ra còn phải nghi ngờ ý nghĩa của "lẻ" và "chẵn".
Is There Anybody Out There?
(Cũng "giai đoạn Pink Floyd" - hay "không-Pink Floyd" thì đúng hơn - tôi dần dần nhận ra, mình không bao giờ có thể nghe Tchaikovsky được nữa, tất nhiên vì những lý do khác. Không phải vì tôi bài trừ những gì có tính cách Nga, thậm chí hoàn toàn không phải thế, vì trong mắt tôi Moussorsky là một nhạc sĩ rất lớn, lúc nào cũng rất phong phú và đầy ân sủng - hoặc một nhạc sĩ khác cũng thuộc "Nhóm Năm" với Moussorsky là Rimski-Korsakov; Moussorsky từng hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam, Rimski-Korsakov cũng vậy, và cả Borodine, nhưng dường như rất ít thấy nhân vật thủ lĩnh đồng thời là ông thầy của "Nhóm Năm" - hơi tương tự "Nhóm Sáu" của âm nhạc Pháp một thế kỷ sau đó - Mily Balakirev. Thậm chí tôi còn không gặp vấn đề gì với Ivanov-Kramskoi, tất nhiên trên một bình diện khác hẳn: không phải họa sĩ Kramskoi vẽ những bức tranh được các phòng khách nouveau riche một thời đặc biệt hâm mộ, trước khi nhường chỗ cho những Thành Chương etc. của thời kỳ tiếp theo.)
Tài lẻ có địa vị vô cùng lớn lao trong xã hội chật hẹp: đó là chỗ nuôi dưỡng những giấc mơ hướng về các khoảng khoáng đạt (không hề có). Con người nouveau riche thích đi phượt cũng vì vậy (xem thêm ởkia). Người ta thích cảm giác mình vẫn được tự do trong khi vẫn hí hửng trong nhỏ mọn. Không có gì lạ khi một nữ nhân viên ngân hàng có giọng hát rất tầm thường đã trở thành coqueluche của những cái tai nghe nouveau riche: bởi vì, một phần không nhỏ, đó là hình ảnh giúp những tâm hồn nhỏ bé có thể mơ về sự thoát khỏi. Nhìn nhân vật ấy rúm ró trên sân khấu vật lộn với những gì không thực sự thuộc về mình mà chỉ là ảo tưởng (của nhân vật ấy, cũng như của đông người) có thể thấy một khía cạnh không nhỏ của xã hội chúng ta.
Cũng như có những loại âm nhạc đích xác là sự ti tiện viết thêm khóa sol và ghi "coda" (ví dụ: "em ra đi nhan sắc đi thế nên etc.": sợ nó bỏ mình thì cứ cầu xin nó ở lại đi, thế nhưng không, nhất quyết phải chơi cái trò "em sẽ không tìm được ai như anh đâu": đó là tiếng nói của mesquinerie, của một sự nịnh đầm thớ lợ và thấp kém - thế cho nên, rất được tán thưởng), có không ít thứ trông như phong phú thì lại chính xác là nghèo nàn.
Ngô Tự Lập - đối tượng cho miêu tả "nhà báo, nhà văn etc." trên đây chẳng hạn - là "nhà báo, nhà văn etc." là bởi vì đó là một người lấy cái này để biện minh cho cái kia. Chúng ta ở trong một xã hội dơi chuột: một nhân vật làm nghề PR kiêm viết phê bình văn học, ở chỗ này thì thể hiện tư cách PR, chỗ kia thì "tôi là nhà phê bình". Nghe thử một bài hát của Ngô Tự Lập xem: and he calls that a song. Cùng dạng như vậy là cả một chuỗi: một nhà thơ hạng ba rất có xu hướng trở thành nhạc sĩ hạng tư (Nguyễn Vĩnh Tiến chẳng hạn).
Nhưng không chỉ "nối" là chủ đề của năm nay, mà năm nay còn có một chủ đề lớn nữa: "mặc cảm". Chúng ta sẽ nhìn vào mặc cảm: dĩ nhiên nhìn vào đó không hề đơn giản.
Sự tồn tại của một khối hải ngoại (diaspora) đồ sộ khiến cho - đây là cả một bất ngờ lớn - việc thăm dò tinh thần (và ý thức) Việt Nam trở nên hết sức thuận tiện, ít nhất là chuyển động của mặc cảm: nó đi như thế nào, dịch chuyển ra sao theo lịch trình thời gian, các chuyển biến và chuyển hóa có thể thuộc dạng gì, vân vân và vân vân; thêm một lần nữa: chúng ta có thể nhìn mọi thứ từ negative - từ cái bóng, nói tóm lại.
Trong vòng trên dưới nửa thế kỷ vừa qua, mặc cảm ấy - hết sức đơn giản - đi từ tiền sang hiểu biết. Mặc cảm về tiền khiến cho Việt kiều "đời trước" làm nảy sinh một từ rất đáng nhớ (một từ thuộc phạm trù tiếng lóng): Kiều cỏ, tức là những người ở nước ngoài chuyên làm nghề cắt cỏ thuê rồi về Việt Nam thì tỏ ra mình giàu có, bao gái và chi tiêu bạt mạng, rồi lại quay về chỗ cũ bên nước ngoài, tiếp tục cắt cỏ dành dụm tiền cho lần về nước tới. Tương ứng với hiện tượng ấy: các văn nhân (đàn ông) hải ngoại về nước mua cả loạt đồ lặt vặt tặng cho các nữ văn sĩ và nhà báo nữ - không hiếm khi, cách đây tầm hai chục năm, cả loạt nữ nhân thuộc một giới nhất định ở Việt Nam bỗng có những khăn, những túi giống hệt nhau. Các cao bồi già hải ngoại mua mấy thứ đồ kiểu Nivea rẻ tiền về tặng vung vãi cho chị em. Vân vân và vân vân.
Đó là Việt kiều kiểu cũ, đại khái là đầu tư về quê hương cho các phi vụ kinh doanh (nhất là buôn đất: có Việt kiều Canada nhanh tay mua không biết bao nhiêu đất khu vực Hồ Tây, Hà Nội), tạm gọi là "kinh doanh thuần túy", để kiếm tiền. Còn hiện nay, họ đầu tư cho tri thức. Bởi vì mặc cảm - cũng như khung cảnh chung - đã có một pha chuyển hóa. Các nouveau riche hải ngoại "đầu tư lâu bền", "hướng đến tương lai", và từ fétiche hiện nay là "văn hóa". Cùng lúc đó, trong nước, người ta càng ngày càng rời bỏ các hình thức kiếm tiền từ nhà nước (đồng thời với sự sụp đổ của hình thức "đấu thầu") và đã nảy sinh một sự cộng sinh mới, nói ngắn gọn là "xin tiền đại gia".
(một mở ngoặc nho nhỏ: nouveau riche thế hệ mới khác với nouveau riche thế hệ cũ như thế nào? thế hệ cũ thì gia đình được hưởng các đặc quyền xã hội, từ đó mà học các trường thể loại Thực nghiệm Hà Nội, rồi du học Đông Âu rồi sau đó các nước khác, về nước làm đủ mọi thứ và đến tầm trung niên thì bắt đầu hoài niệm quá khứ vàng son; còn nouveau riche thế hệ mới (tất nhiên cũng đã hưởng các đặc quyền, theo đường lối khác): thế nào cũng yêu chó yêu mèo, người nhiều hình xăm, start-up, hay tập gym và đặc biệt thích mở quán cà phê)
Ở biểu hiện (ngôn ngữ nối thẳng vào ý thức - cần quay trở lại với câu chuyện các từ của thời chúng ta), có thể nhìn thấy mặc cảm nổi lên cuồn cuộn những khi nào có nhân vật mắng người khác là "mất dạy". Từ "mất dạy" này rất rất hay, nó cho thấy vô cùng nhiều điều. Nhất là cơn cuồng tín hiểu biết. Nhưng, một trang web hải ngoại có người cầm đầu hay mắng người khác là "mất dạy" lại có thể mạt hạng hơn cả, lúc nào cũng nhai nhải "liêm chính học thuật" nhưng chơi trò nặc danh một cách thản nhiên và trên diện rộng. Bởi vì mặc cảm.
(ô, từ mấy hôm nay, các nhân vật từng hoạt động nặc danh, cờ nhôn và núp nick - nếu tôi không nhầm thì tất tật, chẳng có lấy một ngoại lệ - cựa quậy ác liệt quá nhỉ; sao thế, lại bị mặc cảm nó cắn à?)
Chính ở đây - tức là, ở chỗ của sự nặc danh - cần quay trở lại với Nhân văn-Giai phẩm: bởi vì đó là một sự kiện không hề kết thúc, mà vẫn tiếp tục diễn ra (thêm một ý nghĩa nữa của Nhân văn-Giai phẩm: đó là một cuộc hiến tế). Nhân văn-Giai phẩm là sự hoành hành của trò nặc danh (và do đó, mặc cảm). Nhân văn-Giai phẩm chưa bao giờ chấm dứt, bởi vì các hiện tượng thuộc ý thức chẳng thể nào dừng chuyển động của chúng.
Chơi trò nặc danh nhiều nhất chính là các trí thức - hoàn toàn giống với hồi Nhân văn-Giai phẩm. Nhất là (nhất lại là) những người luôn luôn tỏ ra mình cảm thương cho các nạn nhân của Nhân văn-Giai phẩm. Nhất là những con người được đào tạo trong tinh thần của intergrity tại các trường đại học nước ngoài, có danh tiếng, có địa vị, lại có (rất) nhiều chỗ để mà nói (chẳng hạn, các trang web văn chương). Độc đáo trong số đó là một nhân vật, từng biết rất rõ (bằng kinh nghiệm cá nhân, chứng kiến tận mắt suốt nhiều năm) những người NV-GP phải chịu đựng những gì, và cũng chính nhờ những mối quan hệ từ đó mà có được một chỗ đứng cho thứ tài năng oặt oẹo của mình, nhưng cũng chính nhân vật đó đồng lõa trong một vụ nặc danh nhắm vào chính một trong những người từng làm ơn cho mình không biết bao nhiêu. Cioran lại đúng: chính những kẻ từng mang ơn sẽ tàn tệ nhất, chính là bởi chúng muốn trả thù vì từng phải chịu ơn.
Trở lại với khái niệm "nối": giờ ta sẽ xem sự nối hải ngoại-trong nước. Một nhân vật như Nguyễn Hưng Quốc sẽ nối vào đâu? Nguyễn Hưng Quốc nhận được sự hồi ứng tinh thần từ những người như Trần Ngọc Hiếu. Bởi vì đó là cùng một dạng tinh thần: tinh thần của sự vờ vịt. Về văn chương miền Nam, Nguyễn Hưng Quốc chạy theo dăm nhân vật không hề lớn nhưng trông như là lớn (Võ Phiến, Nguyễn Xuân Hoàng), rồi cạn kiệt rất nhanh, chuyển qua thành nhà bình luận chính trị, viết những bài trích dẫn vô thiên lủng, nhưng toàn trích dẫn sách dở, và chủ yếu lấy từ phần introduction của các cuốn sách introduction. Không biết trong đời Nguyễn Hưng Quốc đã đọc đến trang 20 bất kỳ cuốn sách nào hay chưa. Nhưng hết sức độc đáo: nhà bình luận chính trị Nguyễn Hưng Quốc bình luận đủ mọi thứ với màn múa phụ họa của phu nhân.
Những nhân vật paridiêng (Đặng Tiến và Thụy Khuê) tìm được sự hồi ứng ở thế hệ trẻ hơn. Đặng Tiến tôi đã đề cập, Thụy Khuê thì sắp: Madame Thụy Khuê cả đời toàn nói những điều mình chẳng hiểu gì (mấy). Chính vì thế, Thụy Khuê xuất hiện bên cạnh một loạt nhân vật trông như là ly khai (nhưng có ly khai gì đâu) mà linh hồn là Nguyên Ngọc với tả hữu là Nhị Hoàng, tức Hoàng Hưng và Hoàng Dũng. Cùng dạng tinh thần (tính thêm Lại Nguyên Ân).
Các chuyển động nói lên một điều càng ngày càng rõ: đã đến lúc cần phải biện minh cho một điều, một điều hết sức quan yếu: biện minh cho cuộc đời. Bởi vì, điều dở nằm ở chỗ, không phải cuộc đời không có mục đích, mà rất dở là nó lại vẫn có mục đích (về riêng điều này, cf. Eugen Fink; trong số các môn đệ của Edmund Husserl, triết gia vĩ đại đâu phải Martin Heidegger mà là Fink đấy chứ).
Đã nhắc đến các triết gia, giờ ta sẽ xem sự biện minh hoạt tác như thế nào ở khía cạnh triết học, chủ đề mà tôi rất thích quan sát. Chính ở đây mặc cảm nổi lên ào ạt. Các công chức (nhất là Sài Gòn - cả một phong trào điên cuồng, chí chóe hết cả lên) đi học triết học để trở thành những "philosophe du dimanche", và qua đó thấy giá trị con người chính mình tăng lên (siêu vượt so với xung quanh). Nhưng triết học đối với những người cắp cặp đi học kiểu như vậy (một cách ngắn gọn: sự biện minh của sự biện minh) thuần túy chỉ là ông nào thuộc trường phái nào. Tức là: một phong cảnh của "Goodbye to Blue Sky" - nhưng đó là phong cảnh của tinh thần thủng và tâm hồn rỗng. Tôi rất thích một bức ảnh chụp một loạt triết gia tất tật đeo kính giống Jean-Paul Sartre và ngậm tẩu (ống vố), trông hệt một đàn bú dù (xin lỗi bú dù). Điển hình của thế hệ trước là Đinh Hồng Phúc, thế hệ sau là Nguyễn Văn Sướng.
("tinh thần", "ý thức", "tâm hồn": tôi từng thử test nhiều rồi, không một ai trong số những người triết học triết học ngày đêm nắm được chút gì - vậy thì họ học cái gì nhỉ?)
Chỉ có điều, chỉ có điều: bất cứ cái gì cần biện minh đều chẳng có ý nghĩa nào hết. Just another brick in the wall.
Quay trở lại với thời điểm 2012, thời điểm rất lớn của tinh thần tài lẻ. Tôi từng nói, giờ tôi nhắc lại: đó là thời điểm của sự sinh ra của dịch thuật. Đó cũng là một cuộc hiến tế (nữa). Tại sao lại ầm ĩ đến thế? Tại vì sự sinh ra nào cũng ầm ĩ (và đau đớn, và impossible). Trong cuộc ấy, không vắng mặt bất kỳ nhân vật nào. Tại sao lại thế? Tại vì ai cũng nghĩ mình có thể nói về dịch thuật - vì nghĩ là nó dễ, vì tưởng là biết vài chữ ngoại ngữ thì tức là. Một ví dụ: Đào Trung Thành, một quan chức ngành bưu điện. Một ví dụ nữa: Nguyễn Vạn Phú, một nhà báo, yếu nhân của một tờ báo khét tiếng nouveau riche, Thời báo kinh tế Sài Gòn.
(triết học ở hải ngoại thì như thế nào? một ví dụ lớn, gần đây là Lưu Hồng Khanh; tôi sẽ tóm tắt thứ triết học còi hụ ấy một cách hết sức ngắn gọn: "Đạo-Quân văn-triết kỳ tài/Hết Giăng-Pôn-Sạc lại Hài-Đê-Gơ")
Chúng ta đến với ông Đào Trung Thành. Như trên đã nói, đó là một quan chức ngành bưu điện. Hẳn Đào Trung Thành từng du học Pháp. Tham gia vụ dịch thuật trên facebook một cách náo nhiệt xong rồi, chắc cũng thấy nhột, Đào Trung Thành bèn tìm cách biện minh (đặc điểm của các nouveau riche là luôn luôn xoay xở tìm cách biện minh - chính vì vậy họ rất hay làm từ thiện, nhất là làm từ thiện công khai cho càng nhiều người biết càng tốt, cũng như hay tu tập, tất nhiên cũng rất ồn ào, chẳng hạn Bùi Quốc Bảo và Mật tông (tin buồn là Mật tông đã hết mốt, giờ người ta chỉ còn nói đến Pháp Luân công, nhất là quanh Bờ Hồ Hà Nội): hí hửng và xoay xở là hai từ nói lên con người nouveau riche rất rõ) bằng cách chứng tỏ mình rất giỏi tiếng Pháp, thế là bèn mua (chắc mua hẳn kindle version) ebook một cuốn tiểu thuyết - đó là một cuốn tiểu thuyết đã có bản dịch tiếng Việt, tên nguyên bản là Demain j'arrête, nó thuộc vào số những cuốn tiểu thuyết tầm thường, tức là "đọc không cần nghĩ". Thế nhưng, té ra Đào Trung Thành - trong lúc muốn thể hiện trình độ - hoàn toàn không hiểu nổi câu nào trong đó. Chắc từng học trường Paris XII Créteil hả? (tôi không định chế nhạo cả một trường đại học ở Paris, nhưng đúng là Paris XII hết sức nổi tiếng, ai muốn tìm hiểu thì cứ việc). Thêm một nhân vật khác nữa, chọn nickname có cả từ "Pháp" cũng hăng hái tham gia, nhưng sau vài thể hiện thì có thể thấy nhân vật ấy chỉ có thể nói bông giua ô rơ voa, nói tiếng bồi và hẳn là không viết đúng nổi đến một câu.
Còn nhà báo Nguyễn Vạn Phú? (đó là người châm ngòi cho vụ Lolita) Ông Nguyễn Vạn Phú dĩ nhiên biết tiếng Anh, ông còn dạy tiếng Anh người khác.
Nhưng Nguyễn Vạn Phú có phải là một độc giả văn chương không? Thứ nhất, cái thứ tiếng Anh của Nguyễn Vạn Phú là tiếng Anh của khu vực "idiom". Idiom dĩ nhiên quan trọng, nhưng đó là những gì dễ nhất. Những người chỉ biết idiom thì không thực sự biết ngôn ngữ, và tất nhiên không sờ đến được ngôn ngữ văn chương, là ngôn ngữ chơi với idiom, một ngôn ngữ equivocal, dạng ngôn ngữ mà những người không phải là độc giả văn chương không cách nào hình dung nổi. Tôi sẽ ví dụ nhé: tôi đặt ra một câu, "Idioms are idiotic", chỉ cần như vậy là tôi đã ở đúng ngưỡng cửa của ngôn ngữ văn chương - tôi nghịch với idiom. Ông Nguyễn Vạn Phú không có năng lực này.
Cũng giống Đào Trung Thành, Nguyễn Vạn Phú, sau đó tìm cách biện minh. (Để tôi nói rõ thêm: biện minh cho tư cách của mình). Ông Nguyễn Vạn Phú bèn tỏ ra mình có đọc văn chương, nên ông lấy bản dịch Bố già của Ngọc Thứ Lang ra và khen nức nở. Rất xin lỗi, sách như Godfather rất ít là văn chương, bản dịch của Ngọc Thứ Lang cũng chẳng có gì đáng nói. Chừng như, ở địa hạt đọc ông Nguyễn Vạn Phú không có cố vấn như trong lĩnh vực phim ảnh (ở đó cố vấn của Nguyễn Vạn Phú là Nham Hoa Hoàng Trang Hải).
Trường hợp Nguyễn Vạn Phú còn cho thấy thêm một điều: cơ chế của essentialism trong xã hội Việt Nam. Đó là một cơ chế lớn của xã hội nouveau riche. Một nhân vật thi TOEFL được điểm cao liền trở thành danh nhân xã hội: đấy là bởi vì các bố mẹ (đông đặc) ở Việt Nam coi là đương nhiên việc biết tiếng Anh đồng nghĩa với tương lai xán lạn, cũng giống các bố mẹ trước đây nhất định muốn con mình trở thành kỹ sư, bác sĩ - và nhất là kiến trúc sư. Nhưng tôi sẽ nói một điều: trong lĩnh vực dịch thuật tại Việt Nam, chính những người dạy tiếng nước ngoài lại kém cỏi nhất, tất tật những TOEFL, IELTS hay ESL chẳng giúp ích gì được. Chỉ cái thói essentialism thô thiển mới khiến những nhân vật như Nguyễn Vạn Phú etc. có địa vị trong xã hội. Hoặc Thái Bá Tân: độc giả (vè) của Thái Bá Tân rặt là nouveau riche; yên tâm, tôi biết rất rõ điều này, vì trong họ nhà tôi cũng có.
Cần phải nhấn mạnh vào Nguyễn Vạn Phú vì đây là một nhân vật rất hay nhấn mạnh vào tư cách của nhà báo, từng lên tiếng phê phán sự "off-record" etc. Nhưng tại sao ông Nguyễn Vạn Phú được quyền nói trong một lĩnh vực mà ông tuyệt đối không có hiểu biết gì?
Tức là, vụ ầm ĩ quanh dịch thuật văn chương tại Việt Nam năm 2012 ầm ĩ đến thế là vì có rất nhiều người tham gia, trong đó đại đa số là những người kiểu như mới miêu tả phía trên. Nhân viên ngân hàng, nhà báo văn hóa, cán bộ xuất nhập khẩu, tiểu thương kinh doanh trên mạng etc. tất tật, tham gia hết. Ai chẳng biết ngoại ngữ.
Những nhân vật nổi bật tập trung vào số lờ nhờ không rõ ra sao, ví dụ điển hình là Đặng Thái Minh, chủ trang web "Từ nguyên học" (nhưng trang web đó có gì liên quan đến etymology đâu). Điều này (Đặng Thái Minh và tnh) là tôi được 5xu phím cho đấy, chứ tôi biết thế quái nào được. Các dịch giả hạng ruồi được dịp tham gia rất nhiệt tình. Từ phía Hội Nhà văn có chẳng hạn Lê Đức Mẫn hay Lê Bá Thự (nhưng ông Lê Bá Thự cả đời toàn dịch tiểu thuyết ba xu của Ba Lan chứ văn chương gì?), hoặc những nhân vật kiểu Duy Đoàn hay Lê Đình Chi. Trang web "Chiếc Nón" của nhóm Duy Đoàn là cả một công trường mênh mông của lún, sụt, khấp khểnh, chẳng cái gì ra cái gì. Lê Đình Chi là trò cười cho các biên tập viên của Nhã Nam và Tao Đàn. Tôi thì chẳng cười (hơi đâu), nhưng lúc thấy Lê Đình Chi hăng máu quá thì tôi bảo nhân viên viết email nhắc nhở (dù sao thì cũng không nên ăn ị cùng một nơi). Người thích hợp nhất để giao việc email nhắc nhở là Trần Lê Thùy Linh tức Linh Nâu (dịch sách hay ký Thùy Vũ), vì đây là nhân vật rất thạo mấy trò ngọt nhạt.
(thêm một điều, vì nhân dân rất hay quên - cụm từ vừa xong là tôi đi thuổng đấy - những ai đã quảng cáo cho bản dịch tệ hại của Trần Nhật Quang tức "Mặc Dù Tuy Nhiên"? tất nhiên không tính nhà báo nữ Môi Thâm; không ít, tôi chỉ kể tên ba nhân vật: một là Đoàn Minh Phượng, hai là Lê Hồng Lâm (trước đây Lê Hồng Lâm chính là người đi gieo rắc khắp nơi biệt danh "Hòa rồ" nhưng khi cần liên minh lợi ích thì cũng rất biết cách; hồi còn ở Hà Nội, Lê Hồng Lâm theo đuôi Dương Tường rất kinh - nói tóm lại, tôi sẽ miêu tả Lê Hồng Lâm hết sức ngắn gọn: tốn bao nhiêu nước cũng không hết phèn) và 5xu tức Nguyễn Phương Văn)
Tiếp tục chuyện tài lẻ, lẫn vào với sự biện minh: còn có dạng nhân vật nào vượt mặt được các luật sư đây. Không phải cả đời luật sư chỉ đi biện hộ à? Luật sư đương nhiên lưỡi chẻ, nhưng luật sư in house thì còn chẻ lung tung nhiều kiểu.
(mở một ngoặc đơn cho chủ đề rất ít được nghĩ đến: các nhà nghiên cứu thể hiện tinh thần tài lẻ như thế nào? điểm đáng quan tâm nhất là những người nouveau riche đúng nghĩa - vì có các mức độ của cái đó - tài lẻ của họ hướng về phía "trông như không phải là nouveau riche" như nghệ thuật, hát hò (có một nhạc sĩ rất nouveau riche đệm đàn cho chẳng hạn), phượt phiêu lưu, vân vân và vân vân, còn các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quãng thời gian vừa qua, thể hiện của điều này đích xác ngược lại: vì tài lẻ của các nhà nghiên cứu lại chính là nouveau riche, tức là tỏ ra mình rất tay chơi; rất dễ, cái chuyện gặp một nhà nghiên cứu ngay lần đầu (nhất là phụ nữ) sẽ được đối tượng khoe (khéo) mình có xe ô tô, cùng với khoe (cũng khéo) chức vụ rất quan trọng của mình (ví dụ như trưởng phòng "Quản lý khoa học": nhưng cũng chính tinh thần tài lẻ khiến cho tại mọi cơ sở nghiên cứu của Việt Nam chính bộ phận mang đúng từ "khoa học" lại ít dính dáng đến khoa học hay nghiên cứu hơn cả); xét cho cùng, cả xã hội chạy trốn chính mình; ấy thế nhưng một trong những phát ngôn nổi bật nhất của thời đại - được phát ngôn từ chính những người bỏ chạy kia - lại đích xác là đòi hỏi sự chuyên môn hóa)
Trần Nhật Quang đại diện cho hai khía cạnh quan trọng trong sự tài lẻ của xã hội Việt Nam. Thứ nhất, là ham muốn đi đường tắt.
Tức là, cái ham muốn đê tiện ấy, muốn mọi thứ dễ dàng, chẳng cần làm gì (mấy) mà vẫn được trông như là rất - rất gì nhỉ, rất oách, hoặc đẳng cấp. Một thứ như vậy có thể xuất hiện trong thế giới của dịch thuật (một thế giới theo truyền thống vốn dĩ được coi là chẳng mấy màu mỡ) là vì trong một khoảng thời gian trông nó như là cao cấp. Tất nhiên đó là hiểu nhầm - nhất là hiểu nhầm rất lớn ở nơi những nhân vật không có gì ngoài tài lẻ. Không cần đọc văn chương nhưng vẫn trở thành dịch giả tiểu thuyết, không cần biết bất cứ thứ gì nhưng vẫn cứ như thể biết hơn mọi người khác. Đấy chính là ham muốn tột bậc của nhân dân - chính vì vậy ai cũng phát biểu về mọi thứ, ngày ngày, để tỏ ra mình hiểu biết, mình công chính, mình lại còn tử tế. Bởi có một hào quang nhất định (hào quang giả dối, tất nhiên) của dịch thuật trong một quãng thời gian, cho nên đến cả Bùi Quốc Bảo cũng từng có lúc tuyên bố mình sẽ dịch sách. Trình độ ngoại ngữ của Bùi Quốc Bảo thì tôi biết, có thể hiểu đại khái được vài text đơn giản. Trình độ đọc của Bùi Quốc Bảo thì tôi lại càng biết hơn: nul. Từ đó mà dẫn tới sự viết của Bùi Quốc Bảo: vì có in sách nên sách của BQB sẽ trở thành chứng nhận cho một thời đại của xuất bản không biết đọc (vì in những tác giả không biết viết). Tài liệu rất quý.
Đi đường tắt (đi tắt đón đầu) là yếu tố thúc đẩy vô số thứ. Trong đó có cả tu tập: tại sao từng có lúc người ta theo Mật tông đông như vậy? Vì nó hứa hẹn về cứu rỗi, về khải ngộ, về bình an tâm hồn? Tất nhiên rồi, nhưng chủ yếu là vì, trông như thể với Mật tông người ta có thể đi đường tắt, trong tu tập.
Cả một tập đoàn theo đít Trần Nhật Quang, trong đó có các factotum đúng nghĩa, như Nguyễn Trung Kiên hay Nguyễn Vân Hà ("Ha Nguyen" gì đó). Và rất nhiều nhân vật cũng muốn được đi tắt.
Thứ hai, là yếu tố nạn nhân. Trần Nhật Quang và nhất là họ hàng (chú bác gì đó) không ngớt phàn nàn về chuyện Trần Nhật Quang từng bị đối xử bất công hồi còn đi học (cấp ba thì phải). Tức là, luôn luôn tự coi mình là nạn nhân. Từ đây mà có thể thấy rất rõ, không thể tìm được đao phủ ở chỗ nào khác, ngoài nơi các nạn nhân. Một thứ thợ IT hạng bét muốn trở thành dịch giả hạng nhất: chuyện cũng hao hao Nguyễn Vĩnh Tiến and Co.
Hình như chúng ta đã hơi để mất hút quá mức hình tượng kiến trúc sư (và cả luật sư). Cần phải quay trở lại với họ, những hình tượng chứa đựng không ít dối trá trong xã hội hiện nay. Nhưng hàng đầu trong sự tài lẻ ở khía cạnh nói dối (giả dối, đạo đức giả) phải là những ai dính dáng chặt chẽ đến hai nghề sau đây: dạy học và chữa bệnh. Giáo viên và bác sĩ gần như chủ yếu sống trong môi trường đó. Không có gì lạ khi rất nhiều nouveau riche đã bỏ tiền cho các cơ sở dạy học (gọi là đầu tư: đây cũng là một từ khóa quan trọng) với mục đích chính họ cũng trở thành thầy giáo: được dạy dỗ người khác là ham muốn (cũng tột bậc) của rất đông đảo cá nhân.
Các kiến trúc sư Việt Nam mấy chục năm vừa qua cái gì cũng biết, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, quãng giữa lại còn uyên bác văn chương. Điều đó dĩ nhiên là không thể chấp nhận được với những ai từng là độc giả của Mít Đặc và các bạn: nhưng Biết Tuốt thì không tốt.
Vụ dịch thuật 2012 là đỉnh điểm của trò tài lẻ và kèm với đó, trò nặc danh. Điều đáng kinh ngạc là luôn luôn những người có nhiều chỗ để lên tiếng hơn cả lại là những người hay chơi trò nặc danh nhất - để tiếp tục được nói; khát vọng có ý kiến lớn đến gớm ghiếc, và là dưới bất kỳ hình thức nào. Cái đó rất hay nhân danh một thứ: liberalism. Và nhân danh trí thức: nhưng tại sao người ta lại cuồng cái danh hiệu "trí thức" đến như vậy nhỉ? Những người là yếu nhân của các trang web văn chương (nhất là những trang nổi tiếng hơn cả) không chỉ dung túng trò nặc danh ở mức độ thấp kém hơn cả, mà chính họ cũng chơi trò đó luôn, một cách thản nhiên. Chính chủ của các trang web ấy lại dùng trò nặc danh để tấn công vào những người đóng góp cho trang của họ. Tôi nói có sai không, đối với hơn một trang đình đám hơn cả? Đó chính là tinh thần lá cải. Lá cải cộng với tuyên huấn: một hỗn hợp rất khó, nhưng khó đến mấy mà người ta chẳng làm được, một khi mang tinh thần của lá cải.
Tương tự, các nhà báo chính danh cũng không ngừng nặc danh. Một ví dụ: xem ởkia.
Và nếu không nặc danh thì, khi viết trên báo, họ thường xuyên nói những gì mà họ không biết. Các phóng viên văn hóa Việt Nam có thể làm cả một chuyên đề về dịch thuật văn chương mà không có chút hiểu biết nào về dịch thuật, cả về phương diện lịch sử lẫn các phương diện khác. Một nữ phóng viên văn hóa, Hoàng Lan Anh (vợ của nhà báo Nguyễn Thành Lân) có thể làm chuyên đề như vậy. Hoặc Phạm Mi Ly thậm chí còn sẵn sàng sửa bài của cộng tác viên cho vừa ý bản thân.
Và hai bên đột nhiên giao hảo với nhau, cho dù trước đó cứ bên này mắng chửi bên kia không ngớt. Muốn làm như vậy, cần có đối tượng mà cả hai bên đều muốn nhắm vào, và cần có tác nhân nối đôi phía lại với nhau. Hồi 2012, tác nhân đầu tiên ấy là một nhân vật: Nguyễn Hữu Hồng Minh.
Các nhà báo, a, các nhà báo văn hóa. Thêm một ví dụ rất rực rỡ: một nhà báo nọ (nữ, tất nhiên, và là nhà báo văn hóa, cũng tất nhiên - không những thế lại còn là phóng viên của một tờ báo phụ nữ, tức là những tờ báo rất vinh quang, nhưng hay có phó tổng biên tập là đàn ông) từng huy động tẩy chay một nhân vật.
Thế rồi, khi một bản dịch mới của cùng nhân vật đối tượng kia được in (chỉ có điều, ký bút danh) thì chính nhà báo vinh quang ấy vồ lấy, hít hà thôi rồi, viết bài kể mình đọc nó thế nào thế nào. Rồi khi ai cũng đã biết thật ra đó là bản dịch đó là của ai, thì không thấy nhà báo ỏ ẻ gì cả. Cứ im thin thít, hình như cũng không thấy tái kêu gọi tẩy chay gì nữa.
Nhân vật ấy rất thân thiết, một trong những người chị xã hội của Đinh Đức Hoàng tức Hoàng Hối Hận, Hoàng có xác nhận không, Hoàng?
Nhưng cái đó thuộc vào một đặc tính lớn của giới nhà báo văn hóa Việt Nam: luôn luôn tỏ ra mình hiểu biết. Trở lại với Lê Hồng Lâm. Khi cuốn sách về lịch sử điện ảnh Việt Nam của Lê Hồng Lâm còn ở dạng bản thảo, tôi đã phản đối in nó: không phải vì cái gì cả, mà chỉ vì, nó thể hiện một sự kém hiểu biết khó tưởng tượng nổi. Hóa ra Lê Hồng Lâm chẳng biết gì về điện ảnh cả, sau một thời gian chạy theo đủ mọi thứ xanh đỏ, chắc đến lúc sực nhớ ra, đến lúc cần vớt vát (và biện minh cho cuộc đời) thì cố viết một cái thứ như vậy.
Và Lê Hồng Lâm cũng là người rất sẵn lòng xuất hiện trong các chương trình bảo vệ môi trường, sát cánh cùng mấy thứ nouveau riche chiến sĩ đứng về phía động vật hoang dã và thiên nhiên nguyên sơ. Nhưng irony quá lớn: chính Lê Hồng Lâm, với cả đống tạp chí ba xu năm xu của mình, là tác nhân lớn cho công cuộc phá rừng đấy chứ.
(tẩy chay: đây là một trong những biểu hiện không nhỏ của ảo tưởng quyền lực ở các nhà báo; cứ lâu lâu lại thấy một cái gì đó tương tự, trong nhiều biến thể khác nhau, nhất là khi có gì động chạm đến quyền lợi cá nhân của họ; chuyện nhà báo dọa người khác thì đã quá phổ biến; và còn thêm nhiều nữa - tôi sẽ còn trở lại - nhưng luôn luôn là phát ngôn của một thứ: mặc cảm)
(khi nhà báo văn hóa đọc: các nhà báo văn hóa sẽ xiển dương cho một thứ thơ ca trung bình và nhạt nhẽo như thơ của Việt Phương - Cửa mở etc. - tại sao? ấy là vì, hết sức đơn giản, đó là một người có nhiều chuyện để kể, tức là một người có tiểu sử gần gũi với nhiều nhân vật kiểu như quan chức cao cấp hay thế này thế kia, cho nên các nhà báo rất thích; cũng hết sức phổ biến chuyện sau đây: hễ cứ khi nào có một nhân vật lãnh đạo mới lên, tức thì đồng loạt nhà báo, theo đủ mọi cách, tỏ ra mình rất quen biết, thậm chí thân cận với người đó ("hôm qua vừa ngồi với anh X" etc.) và thể hiện lòng tin tưởng vào tương lai sáng ngời một cách rất hùng hậu; nhưng cũng chính họ sẽ là những người đầu tiên lên án cùng nhân vật ấy, vài năm sau đó, chừng nào nhiệm kỳ đã sắp hết, một cách bình thường hoặc bị cưỡng ép)
Người ta hay bảo tôi gây chia rẽ, nhưng hết sức khiêm tốn, tôi thấy đích xác là ngược lại: tôi tạo ra những hòa giải không thể hình dung nổi. Ở trên đã nói đến Nguyễn Hữu Hồng Minh, tôi đã thúc đẩy (tất nhiên, không hề có chủ ý) để Nguyễn Hữu Hồng Minh trở thành cầu nối giữa các trang web hải ngoại và báo chí trong nước (đấy là vì, không lâu trước đó, tôi đã từ chối in sách của Nguyễn Hữu Hồng Minh, văn xuôi gì đó, và khi Nguyễn Hữu Hồng Minh in chỗ khác, ra Hà Nội làm ra mắt sách, mời tôi thì tôi nói tôi bị ốm không đi - tôi không hề hối hận vì đã làm như vậy, trước hết vì đúng là tôi bị ốm thật, và thứ hai, tôi từ chối in sách của Nguyễn Hữu Hồng Minh vì Nguyễn Hữu Hồng Minh viết quá dở). Được một lần hi hữu, trong và ngoài ăn ý với nhau như bôi dầu luyn. Nhiều vụ hòa giải khác nữa tôi có thể kể, nhưng vì quá nhiều nên tôi chỉ nêu một: đó là tôi giúp hòa giải Lâm Vũ Thao và Phương Thanh. Luật sư in house Lâm Vũ Thao (một trong những Nhạc Bất Quần của thời chúng ta) rất hay nói xấu Nguyễn Thị Phương Thanh (Tieu Uyen) và ngược lại cũng thế, nhưng bất đồ hai bên bắt tay với nhau chặt chẽ vô cùng. Thật là mừng cho hòa khí xã hội. Tieu Uyen là một trong những nhân vật nouveau riche nhìn thấy trong vụ dịch thuật 2012 cơ hội để nhảy vào thị trường sách vở. Chỉ có điều, sự nouveau riche quá lớn làm cho nhân vật ấy không ngớt nói xấu và chê bôi cộng tác viên của mình, cứ thằng Trần Ngọc Hiếu thế này, thằng Đoàn Ánh Dương thế kia, thằng Mai Anh Tuấn thế nọ. Nói tóm lại, một dạng nhôm nhựa, và cũng nói tóm lại, Trịnh Thanh Dương tuy là dân Hàng Than Hà Nội nhưng không dạy nổi một thứ nặc nô. (lắc đầu thở dài)
Yếu tố cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến trong cuộc dịch thuật ấy: yếu tố nữ. Nói một cách ngắn gọn, phụ nữ Việt Nam vươn lên mạnh mẽ quá, và có rất nhiều femme savante (merci, Molière). Phạm Thị Hoài là một, Phan Thị Vàng Anh là hai. Phạm Thị Hoài làm cho trang web của mình (từ trước) không ngớt bàn về dịch thuật (nhưng toàn trivia, "máy tính" với cả "máy vi tính") còn Phan Thị Vàng Anh thì dùng trang web của mình (rất nouveau riche) bàn về dịch thuật rất ác liệt, lại còn dạy dỗ. Nhưng Phan Thị Vàng Anh như đã nói ởkia chính là đại diện cho tinh thần tài lẻ của xuất bản sách tại Việt Nam, nhất là Sài Gòn. Nhưng tại sao cái nhà xuất bản đã nói ở đó nhiều họa sĩ và kiến trúc sư thế nhỉ? họa sĩ và kiến trúc sư ở Việt Nam lại chính là những người đáng ngờ (và đáng ngại) nhất về sự đọc. Tôi nghĩ, hoàn toàn có thể giải thích được cho điều vừa nói: ấy là vì, một là sản phẩm con ngoan trò giỏi của miền Bắc xã hội chủ nghĩa (khó có ai giọng tuyên huấn hơn so với Phạm Thị Hoài: lúc nào cũng người này tốt, người kia không tốt), còn một, được tạo lập từ mấy thứ giải thưởng dạng Tuổi xanh, Văn học tuổi 20 etc. Nhưng văn chương của Phan Thị Vàng Anh là văn chương học trò (và không bao giờ thoát được khỏi đó).
Tôi đã miêu tả sự ầm ĩ, giờ cần nói đến sự im lặng. Tất nhiên, người (gần như duy nhất) im lặng chính là tôi. Tôi sẽ nói đích xác tại sao lại thế, ngay dưới đây.
Ấy là vì, cần phải tìm ra một cái gì đó. Một khi có sự chuyển dịch rất mạnh (thậm chí đến mức của sụp đổ), thì điều đó muốn nói lên một điều gì đó khác. Mãi rồi, tôi mới nhận ra, cái cần thiết là phải nối lại được. Nối lại với cái gì? với tinh thần đúng. Đó là điều tôi đã thực hiện vào năm ngoái. Xem ởkia.
Trở lại với tinh thần tài lẻ, nhất là các kiến trúc sư: Ơ kìa, sao ngắn lưỡi (hoặc cũng có thể dài - nhưng cả hai đều dẫn tới cùng một hệ quả) mà lại cứ thích đi đọc thơ trước đông người?
tức là, "Comfortably Numb" - special thanks to David Gilmour and Roger Waters
PS. ghi chú về từ ngữ: "nouveau riche" là một khái niệm - tôi tin là gần như chưa một ai nhìn ra điều đó, bản thân tôi cũng đã trượt qua nó mà hoàn toàn không biết (tôi muốn nói, tôi đã dùng từ ấy từ trước đây rất lâu, xem ởkia, nhưng phải mãi về sau tôi mới hiểu ra: đúng là nó rồi, đó mới chính xác là từ miêu tả được tinh thần của thời chúng ta); không phải "tiền lương của tôi thấp, tôi chẳng có mấy tài sản" mà không phải nouveau riche, cũng không phải "nhà tôi ba bốn đời nay đã sống chễm chệ giữa trung tâm Hà Nội" mà không phải nouveau riche; "nouveau riche" là từ của thời chúng ta tương ứng với một số từ nho nhỏ từng có trong lịch sử, như "bourgeois", "philistin", "người tốt" hoặc "hương nguyện"
thời chúng ta (3) Đường đến tầm thường
thời chúng ta (2) Những từ và những từ
thời chúng ta (1)
khi những bộ lọc và đầu đọc tây-đông âu với nam-tư cũ chạy reverse các băng cối Akai
ReplyDeleteKhi cầm gươm cưỡi lưng lừa đi tiêu diệt hàng đống ảo tưởng, chàng tử tước trẻ tuổi khi ấy chắc đã là bạn của Don Quixote :)
ReplyDeletenếu người bán hàng là một cô gái có bàn tay với bốn ngón tay thì Pink Floyd đã không hụt đi một fan
ReplyDeleteThêm 1 cái tên band nhạc khác ngoài Pink Floyd: Porcupine Tree.
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeleteRu anh ru anh ngủ niềm vui hay đau khổ thật đời hay mộng mơ :v
ReplyDeleteMẹ em hay bảo cầm tiền nhỏ (tiền lẻ) cho dễ tiêu (dùng) tiền lớn khó tiêu. Còn tài, chẳng lẽ cũng theo xu hướng đó, tài chẵn khó dùng, tài lẻ dễ moi ra dùng hơn?
ReplyDeleteKiến trúc sư hay nhà ngoại giao (dẫu rằng, dường như hình ảnh Putin đốt giấy tờ ở Berlin chính là điểm kết cho câu chuyện nhà ngoại giao - bởi vì nhà ngoại giao bây giờ thì làm gì? các nhân viên ngoại giao Việt Nam tại các tòa sứ quán nước ngoài kiếm sống bằng cách thu những món tiền không hóa đơn, và không thực sự có vai trò gì cả: đó là một dạng ký sinh trùng).
ReplyDelete:v
ko có phản biện thì ko có văn chương, từ đó suy ra ko có gì ko có gì ko có gì
ReplyDeleterầu rĩ râu ria ra rậm rạp ~.~
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeleteThì Khái Hưng đã từng để nhân vật của mình nói đại loại kts giống như con dơi, nghệ sĩ thì tưởng đó là tư sản còn tư sản thì tưởng đó là nghệ sĩ.
ReplyDeletethêm khóa sol và ghi “coda” plus xông hương trầm nên công bằng nhìn nhận thì sự ti tiện vẫn nồng nàn thơm mà
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeletesùng bái Người Kỳ Nhông, và chửi mắng Nặc Danh, à?
ReplyDeleterất hợp lý: anonymous thì đi kèm với misleading
ReplyDeleteê, có muốn được nói đích xác cụ thể họ và tên, đang làm gì ở đâu không?
Đào Trung Thành dạo này muốn làm vĩ nhân hay sao ấy, cứ "cho lời khuyên" về lối sống, bình luận các sự việc, cuối bài là: hãy làm theo lời bác Đào dạy.
ReplyDeleteAnh nhá anh nhá, thế anh muốn cô bán hàng bảo anh là nghe Pink Floyd đi, thỉnh thoảng cũng thấy zai khối D mua và kêu nghe cũng được lắm à 😁
ReplyDelete"dịch thuật" nhờ lạc xoong còn "triết học" còn phải đổ móng nên cần xà bần
ReplyDeleteLHL and Co. có khả năng tầm thường hóa mọi thứ. Nhưng tinh thần tài lẻ và nouveau riche thế hệ mới hiện nay đang tích tụ đậm đặc nhất ở Như Huy, người ra sức cao đơn hoàn táng cho Heidegger để bán sách dịch.
ReplyDeleteCthulhu
Truy tầm một Xã hội không tưởng cũng như một con người lý tưởng chẳng phải là việc làm vô ích hay sao?
ReplyDeletedù sao một xã hội không có bọn anonymous cố tỏ ra mình sâu sắc thì vẫn cứ tốt hơn
ReplyDeleteLúc nào cũng chửi bới kinh nhỉ, nêu đích danh để chứng tỏ ngay thẳng à?
ReplyDeletetức là nặc danh thì mới không phải là không ngay thẳng à?
ReplyDeletesao thế muốn chứng tỏ gì?
tiếp theo và hết
ReplyDeleteNghe cái "ơ kìa" buồn cười quá. Nhưng Kiến trúc sư không đáng sợ bằng đạo diễn đâu ạ
ReplyDeletea haha chú không nghe Pink Floyd còn vì lẽ băng đó có Money :D
ReplyDeleteCó một sự chê bai tức giân không hề nhẹ trên cõi mạng về bài viết của anh "thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ". Tôi chỉ muốn nói lời biết ơn anh Cao Việt Dũng. Những bài viết của anh đặt mọi thứ về đúng chỗ và gọi đúng tên những hiện tượng quái gở trong xã hội. Những tác phẩm anh chọn dịch, khi đọc, tôi không thể nào quên. Những bài viết của anh về các tác giả trong nước và ngoài nước đã mở mang kiến thức văn học cho tôi. Cuối cùng, với tư cách là thành viên của đám giàu xổi, tôi biết ơn vì anh Cao Việt Dũng rọi tia laze vào ý thức chung của cả một thời tầm thường, hợm hĩnh và đắm chìm trong dục vọng.
ReplyDeletecòn 1 tay nouveau riche hợm hĩnh bậc tổ sư là Thính Đằng ko thấy anh cho nó lên thớt, nhủy???
ReplyDeleteHình ảnh “những nhà văn nữ vang bóng, đình đám một thời trở lại” trong các buổi toạ đàm, giao lưu ký tặng ra mắt sách trông không khác gì “những nữ ca sĩ vang bóng một thời trở lại” trong các buổi truyền hình thực tế, giao lưu giám khảo gameshow các thứ.
ReplyDeletecòn một Bảo nouveau riche: Đỗ Bảo
ReplyDelete