Apr 8, 2020

tiếp Đề văn

trước tiên xem ởkia (nên đọc kỹ)

Tôi tóm tắt ("tóm tắt" là một hoạt động không ít quan trọng trong sự giảng dạy và học hành) những gì đã được bình luận liên quan đến mấy cái đề thi văn: không có quy chuẩn gì cả, từ phía Bộ Giáo dục, cho nên mỗi nơi viết một phách (tôi muốn nói một điều rất cơ bản: sự trình bày văn bản); những người ra đề thi lại không bao giờ đọc cái gì, cho nên thứ nhất họ không viết đúng nổi tên một nhân vật như Voltaire, và thứ hai họ cho thấy là họ đọc sách dở (sách thuộc vào "tinh thần biên soạn", cái đó đồng nghĩa với sự tầm thường của sách tại Việt Nam suốt một thời). Nhưng cần đi sâu hơn thế (hay nói đúng hơn, cần mở rộng): tại sao lại như vậy được?

Nhưng trước hết, chuyện những người của Bộ Giáo dục Việt Nam đọc kém không chỉ thể hiện ở chỗ họ vớ đúng cái cuốn sách viết Voltaire thành "Voltaired" và chép luôn cái đó vào cái đề thi dùng để kiểm tra trình độ của đông đảo học sinh, mà sự đọc kém đó còn tự cho thấy rõ hơn nhiều chính ở những phần khác trong mấy cái đề. Ở đây, thời trước được nối vào với thời sau bởi chính sự tầm thường. Sự tầm thường của thời trước thể hiện ở cuốn sách vừa nói, còn sự tầm thường của thời chúng ta nằm rất nhiều ở mấy tác giả được trích dẫn trong mấy cái đề thi, nhất là Phạm Lữ Ân (Phạm Công Luận) và Đặng Hoàng Giang. Đây là các nouveau riche lớn.

Tại sao những người ra đề thi văn lại chọn đúng những nhân vật đó? Tôi sẽ nói, nguyên nhân rất đơn giản: ấy là vì họ hay xem facebook.


(trước khi phân tích kỹ hơn, cần phải nhận thấy rằng đây chính là thời điểm rất tốt cho một sự nhìn nhận; khi mà mọi hoạt động của Bộ Giáo dục bỗng - rất hiếm khi như vậy - ngừng hẳn lại, nếu không phải là những cái tin nhắn điện thoại họ gửi đồng loạt cho phụ huynh hay các lớp học online phập phù; một sự ngưng lại, cũng như một cú rơi; một cú rơi khủng khiếp, và ngay sau đó đã có các KOL lên tiếng để lái suy nghĩ chung đi theo một hướng nhất định; KOL của Việt Nam nằm trong số các trí thức, các trí thức Việt Nam như đã nói ởkia, đã được chiêu hồi xong xuôi để đi biện minh, đã trở thành cánh tay nối dài cho các thứ đặc quyền, cho tinh thần nouveau riche; họ rất thích khoe mình uống rượu vang)

(về Voltaire, xem thêm ởkia)


Những người có vai trò có thể nói là nắm giữ "chuyên môn" của Bộ Giáo dục, chắc hẳn không mấy tự tin - cũng khó mà tự tin, vì toàn đi đọc sách biên soạn, cho nên họ đâm ra hay đi nghe ngóng: chắc hẳn bị thúc ép bởi "định hướng" đổi mới, theo kịp thời đại etc. - tóm lại là cả một hệ thống biệt ngữ đặc trưng - rồi thì lấy học sinh làm trung tâm, thầy cô và học sinh như bạn bè, thế cho nên khi cần trích dẫn để làm ra một cái đề thi theo kiểu mới, họ bèn.

Nhưng điều này là tất yếu, ở những người không thực sự đọc sách bao giờ. Không đọc, mà cần tìm sách, thế nào cũng rơi trúng vào cái bẫy của mấy thứ sách best-seller tồn tại lập lòe như đom đóm, chẳng gồm cái gì khác ngoài dăm ba thứ bay ra từ ý luận mị dân cho dù rất chịu khó làm ra vẻ hard-corethoughtful. Dĩ nhiên là tôi biết, các thầy dạy môn văn luôn luôn khuyên học trò phải đọc sách. Chỉ có điều, chỉ có điều.

Sách thuộc loại best-seller ở Việt Nam trong vòng trên chục năm vừa qua phần lớn ngả về phía của liberalism. Trông như là văn minh, văn hóa, trông như là tự do, cởi mở, trông như là khoa học.

Những cái như vậy xuất hiện đầy rẫy, trông như là rất oách. Chúng sẽ đập vào mắt những ai hay sử dụng mạng xã hội.


Ta hay xem, Đặng Hoàng Giang như thế nào.

Khi được mời viết lời tựa cho một cuốn sách của Hoàng Đạo Thúy, Đặng Hoàng Giang cho thấy ngay lập tức là mình viết tựa cho một nhân vật mà mình không hề biết, chưa bao giờ đọc, thậm chí còn không định vị nổi vào thời đại của nhân vật ấy. Về Hoàng Đạo Thúy và cuốn sách liên quan, xem ởkia. Có lẽ Đặng Hoàng Giang chỉ biết là ở Hà Nội có cái phố tên là phố Hoàng Đạo Thúy, do đến nhà bạn chơi, chẳng hạn.

Chính vì thế, Đặng Hoàng Giang đã làm giống hệt như chẳng hạn nhân vật chưa bao giờ đọc Kierkegaard khi viết tựa một bản dịch tiếng Việt của Kierkegaard, đã chẳng nói gì khác ngoài Kierkegaard rất yêu thành phố Copenhagen quê hương: Đặng Hoàng Giang chẳng làm gì khác ngoài xoáy vào một ý trong cuốn sách Hoàng Đạo Thúy, ấy là Hoàng Đạo Thúy khuyên thanh niên lấy vợ. Cơ hội rất tốt để Đặng Hoàng Giang thể hiện mình là người hài hước (dí dỏm thì đúng hơn).

Bằng cách ấy, Đặng Hoàng Giang tự nối mình vào với cả một vệt dài của những nhân vật tương tự, nhân vật viết về Kierkegaard, hay một nhân vật khác, viết tựa cho một cuốn sách gồm nhiều bài của Phạm Quỳnh, gần như chỉ nói một điều, là Phạm Quỳnh rất tán thưởng danh lam thắng cảnh đất nước ta (tức là Việt Nam, tất nhiên). Và cũng chính vì thế, Đặng Hoàng Giang mau chóng được những người ra đề thi văn lựa chọn.





(còn nữa)




NB. đã tiếp tục "Abismo de rosas"

7 comments:

  1. Mấy ng uống rượu vang mà anh nhắc tên thì tra GG em mới biết. Mấy thứ này xàm quá. Mà anh còn động vào gây thù chuốc oán trên giang hồ hoài vậy :))

    ReplyDelete
  2. who are you? KOL của bộ à? hay đại lý bán rượu?

    ReplyDelete
  3. link cuối nhầm rồi NL ơi

    ReplyDelete
    Replies
    1. à không NL không nhầm, nhìn lộn :(

      Delete
  4. khó nhầm lắm, nhìn chung chỉ khi nào phải miễn cưỡng lắm thì tôi mới, không thì nhìn chung tôi tránh Voltaire

    ReplyDelete
  5. Nhật Chiêu không biết tiếng Nhật mà còn dám nhận hiệu đính một cuốn sách mà người dịch dám ghi là dịch từ tiếng Nhật cổ nữa kìa

    ReplyDelete
  6. Không hiểu tại sao giáo viên lấy và nguời được lấy cũng chịu để cho lấy status trên facebook làm đề thi Ngữ văn, thật là giáo dục hiện đại trong cái nóng bỏng thời sự.

    ReplyDelete