Nov 16, 2020

(một người) Nicolas Bouvier

(đã tiếp tục "chưa đến & đã quá", cũng như "Trong hiệu sách (10) cặn"; với kỳ "ĐD thuở ấy" vừa xong, đã ai đọc xong bài interview chưa?)


- "tôi nghe tận sâu trong tôi ngày sụp xuống đầy vui tươi như một vách đá"

(Nicolas Bouvier, L'Usage du monde, "avant-propos")



Rất đáng sợ, khi một số tác giả, rốt cuộc phải chọn việc đọc bằng collection "Quarto". Ấn bản Quarto rất phi nhân tính. Tất nhiên, tôi cũng có vài sách lẻ Nicolas Bouvier, nhưng rồi nhanh chóng nhận ra, để đọc Bouvier trong toàn thể thì rất khó theo sách lẻ. Thế là đành.

Nicolas Bouvier, tức là thêm một người Thụy Sĩ nữa, như ởkia (giữa hai nhân vật ấy chẳng phải là không có những tương đồng).

Blaise Cendrars và Nicolas Bouvier: những người Thụy Sĩ đi khỏi, phới, (lại) bởi vì sống thì không ở đây. Tức là trái ngược với một người Thụy Sĩ khác: Charles-Ferdinand Ramuz. Trong số những người Thụy Sĩ đi thẳng một mạch, tất nhiên cần phải nhắc đến một con người oanh liệt: Alexandre Yersin. Những người đã làm các "belle". Không chỉ ở Thụy Sĩ mới (cần phải) thế: từ một đất nước không xa là Bỉ, Henri Michaux (donc c'est non) còn không ngoái đầu lại. Hay Bruce Chatwin (cùng Nicolas Bouvier, muộn hơn một chút, đây là một nhân vật hiếm hoi của nửa sau thế kỷ 20 còn viết được travelogue đúng nghĩa - đúng vào lúc cái đó, tức là sự đi lại, gần như chẳng còn raison d'être nữa; thế mà nó từng có những thời điểm rất sáng, để chỉ kể một: Sentimental Journey của Lawrence Sterne), thì chạy khỏi Shakespeare (tất nhiên, đây là nói ẩn dụ - hoán dụ thì đúng hơn: chạy khỏi thành phố của Shakespeare; thật không lấy gì làm vui khi sinh ra đúng tại quê hương Shakespeare).

Với Nicolas Bouvier, mọi chuyện đã có mầm mống từ thuở nhỏ, nằm (áp bụng) trên thảm sàn nhà mà xem những quyển atlas.

Cùng người bạn họa sĩ Thierry, Nicolas Bouvier đi đến nơi đầu tiên: Nam Tư. Blaise Cendrars đi khắp nơi từ trước, nhưng sau Thế chiến thứ nhất thực sự nhiều (và cũng nhiều ý nghĩa); Nicolas Bouvier: không lâu sau Thế chiến thứ hai. Đó là các quãng thời gian đổ nát trộn lẫn vào với nền tảng của sự hồi sinh.

Đã nói đến Michaux, tức thì có Michaux ngay: ở Iran, Tehran, Bouvier đang đi qua trước cửa một tiệm bán hương liệu thì nghe tiếng người đọc tiếng Pháp ở trong, nên dừng lại và bước vào. Đó là một thanh niên, chủ hiệu, đọc mấy câu trong chính Đêm lay. Thanh niên ấy từng có quãng thân cận với Hedayat cú mù. Đó là cơ sở khiến Bouvier nói, Tehran, hay Athens, hay Kyoto, là những thành phố của sự hiểu biết, chứ đâu như bên Paris, chẳng có ai nói được tiếng Ba Tư (người Iran đọc tiếng Pháp thì đâu có thèm đọc Paul Bourget hay Gyp).

Lái một chiếc xe ô tô nhỏ, Nicolas Bouvier và Thierry Vernet xa dần khỏi Thụy Sĩ, rồi khỏi châu Âu. Tất nhiên là không dễ vượt sa mạc hay đầm lầy, đèo núi. Vernet là một họa sĩ nên vừa đi vừa vẽ và nếu tìm được cơ hội thì bán tranh, mở triển lãm dọc đường để kiếm tiền. Bouvier thì tìm cách viết bài đăng báo địa phương, hoặc thuyết trình nếu có công chúng. Nhưng có một việc nữa họ hay làm (và là cùng nhau): thu âm các loại nhạc nghe được. Những người Di-gan về phía Nam Tư mà họ thu âm lần đầu tiên nghe chính mình chơi nhạc, khi bật băng lên. Những người Di-gan ở quãng ấy chơi nhạc đặc trưng ở vùng họ đến, như loco, hay czardas (ít nhất thì cũng nghe bản của Vittorio Monti đi). Django Reinhardt ra đời trên một xe kéo của người Di-gan. "Gypsy jazz", khi Django gặp violinist Stéphane Grappelli, là âm nhạc mang biệt danh "jazz không cần trom pét", hay manouche. Django chỉ cần bấm đàn bằng hai ngón tay để chinh phục Paris, còn một số người thì nhất thiết phải bỏ chạy khỏi đó.

Trên đường, có lần họ nhìn thấy ngọn núi Ararat: décidément, con thuyền Noé vẫn quanh quẩn đâu đây. Thế giới vẫn thế.


Chẳng có gì (là) từ bỏ, chẳng có gì (để) từ bỏ

[phần này để viết sau]



Nicolas Bouvier đầu tiên của tôi là Le Poisson-Scorpion (cũng có trong tập Quarto). Những gì Bouvier viết về nước Nhật (ba version, trong vòng hơn hai mươi năm; đầu tiên cuốn sách tên là Japon, về sau là Chronique japonaise): sau Kaempfer, Lafcadio Hearn, Ruth Benedict, đây chính là khoảnh khắc nước Nhật rực rỡ đến mức ấy. Chuyến đi của sự khải ngộ (và cũng có thể coi là đầu tiên) của Nicolas Bouvier: Florence, ngay khi chiến tranh vừa kết thúc (Ponte Vecchio, rất may mắn, vẫn đứng vững), vào lúc Bouvier bắt đầu ra khỏi tuổi thiếu niên - cũng rất sớm, là chuyến đi Phần Lan, Laponie etc.; mười năm sau đó là nước Nhật, thời điểm cuộc chiếm đóng của người Mỹ kết thúc. Nhật Bản giống như nam châm hút Bouvier: gần mười năm sau Bouvier còn quay trở lại đó sống một thời gian (vì không tìm lại được Tokyo của quãng giữa thập niên 50, chính xác hơn là năm Thân, nên Bouvier chủ yếu ở Kyoto).

Giống Alexandre de Macédoine (trên đường, Bouvier ghé Macédoine), một Đại đế, đích chuyến đi được kể lại trong L'Usage du monde là Ấn Độ. Ba năm sau khi rời Thụy Sĩ, sau Ấn Độ, là Nhật Bản, lần đầu. Khi cùng Thierry Vernet đã ở xa nhà, có lần, đâu đó, radio phát chương trình Thụy Sĩ, Bouvier nói đã rùng mình nhận ra nếu không đi khỏi, mình đã nói ngôn ngữ kia, đã ở lại đó trong những vòng vây kín mít, mà chẳng ai đủ sức nhận ra.

Chuyến đi được thực hiện trên một chiếc xe ô tô - nó thực sự nhỏ xíu; muốn biết nó nhỏ thế nào chỉ cần search google hình ảnh chiếc Fiat Topolino (chiếc xe rất chiến của Blaise Cendrars thì từng chạy khắp Nam Mỹ); tất nhiên là không có xe ô tô khi sang Nhật.

Đi để làm gì? đâu đó trong cuốn sách về Nhật Bản, Nicolas Bouvier viết, rất rõ: "Nhưng chính yếu của những chuyến đi dài là từ đó mang về thứ hoàn toàn khác chứ không phải thứ người ta lên đường để tìm."


một bài thơ:



Quay trở lại với những người Thụy Sĩ - như thế thì cũng (gần như) đồng nghĩa với (lại) công việc liệt kê đầy nhàm chán: nhưng liệt kê có nhất thiết phải nhàm chán không? chưa chắc.

Cũng sẽ hơi quá nếu đặt Nicolas Bouvier cạnh Blaise Cendrars: một đồng hương tiền bối khác chắn chắn Bouvier cảm thấy gần gũi hơn nhiều, về tinh thần: Charles-Albert Cingria. Và chúng ta trở lại với một người: Amiel.

Nhật ký của Amiel được một người mang họ Bouvier xuất bản lần đầu. Đó là ông nội của Nicolas Bouvier. Như vậy, người ông (mà Bouvier thấy rất không gần gũi) chính là người đưa thế giới của Amiel đến cho cả châu Âu. Ông bố của Nicolas Bouvier từng học Sư phạm và thi lấy bằng agrégation, đó là một germaniste. Bouvier thuộc vào thế hệ là sinh viên của những người mà chúng ta đã không còn xa lạ: Jean Starobinski, và cả Marcel Raymond.

Châu Á là nơi Nicolas Bouvier bắt đầu công cuộc khám phá lớn; mãi về sau Bouvier mới sang Mỹ (người ta nói, châu Á với châu Âu thì cũng giống như mẹ với con, còn với Nicolas Bouvier: châu Á là bà ngoại, châu Âu là bà mẹ, còn Mỹ là đứa con gái - và rất tiếc vì không biết về châu Phi mấy, tức là chưa tìm về bà cụ bà cố).




(còn nữa)



(một người) Blaise Cendrars

(một người) Boris Pahor [format mới của blogger điên thật, cứ double dòng hết]

(một người) Jean Cocteau
một princesse
(một người) Lope
(một người) Leonid Andreiev
(một phụ nữ) Lou Andreas-Salomé
(một người) Ingeborg Bachmann
(một người) Machado de Assis
(một người) Miguel Torga
(một người) Aharon Appelfeld
(một người) Ernesto Sabato
(một người) August Strindberg


3 comments:

  1. trông mỏng nhỉ. mà câu trích oách thật.

    ReplyDelete
  2. gần nghỉn rưởi trang đấy (có những quyển Quarto khác còn nhiều trang hơn nhiều)

    ReplyDelete
  3. Chú hiểu "dix caractères chinois" là gì không ạ, phải 热 人 认 任 日 容 肉 如 入 三 không chú ơi?

    ReplyDelete