Oct 17, 2022

Một cuốn


sau một chuỗi (thật ra là vài chuỗi), thì một cuốn



42 tuổi, Kierkegaard đã kịp chết, còn tôi mới in cuốn sách đầu tiên*.


Tôi nói là tôi không thay đổi, không sửa chữa, những gì đã viết thì được để nguyên, và đúng như vậy.

Nhưng không thay đổi những gì đã viết không đồng nghĩa với mọi thứ đều không thay đổi (Naipaul: thế giới thay đổi, thay đổi khủng khiếp, lúc nào cũng thay đổi). Tôi cũng thay đổi không ít, các cá nhân mà tôi nhìn vào trong cuốn sách trên đây, cái nhìn của tôi về họ đã thay đổi rất nhiều. Tất nhiên, tôi sẽ không nói một điều mặt trận, nếu viết vào lúc này thì tôi sẽ viết rất khác, etc.

Nhưng không phải là tất cả. Có điều, một số thay đổi lớn đến mức cần phải nói ra. Cái nhìn của tôi vào văn chương Nguyễn Ngọc Tư đã thay đổi. Điều này đã được nói rõ.

Văn chương Nguyễn Ngọc Tư thậm chí còn là trình hiện rực rỡ (và sặc sỡ, trong sự nhão ướt của nó) sự sụp đổ của tinh thần cả một thời đại (tưởng đi lên, thì lại đi xuống). Thời điểm tôi viết (các) bài về Nguyễn Ngọc Tư, ấy là thời điểm hoặc lên hoặc xuống - tức là, đang xảy ra nhúc nhích. Rốt cuộc thậm chí không ở yên được một chỗ. Mà rơi nhào xuống.

Và rốt cuộc, như vậy cũng là logic (nhưng logic nào): chân trời của những văn chương như vậy nằm gọn trong sự con ngoan trò giỏi, trong những màn Văn học Tuổi xanh, tuổi 20, dưới sự chủ trì của các nhân vật không hề biết đọc như Đinh Thúy Nga. Đấy thậm chí còn không phải là văn chương. Nó chẳng có thực tại nào cả. Chỉ rên rỉ. Mấy thứ giải thưởng văn chương luôn luôn có hai mặt: chúng ghi nhận, nhưng hoặc chúng ghi nhận một giá trị, hoặc chúng ghi nhận vẫn giá trị ấy, nhưng nó đã không còn.


Nhưng nhân vật cần quan tâm hơn cả, sự sụp đổ lớn hơn cả, là Nguyễn Bình Phương.

Có một câu đùa (rất ác - như mọi câu đùa) nói rằng, Hữu Thỉnh đã làm được một việc rất khó, ấy là tờ Văn nghệ, làm cho nó trở nên dở thì rất khó, nhưng Hữu Thỉnh vẫn làm được: tờ Văn nghệ thực sự rất dở.

Nhưng tờ Văn nghệ quân đội dưới thời của Nguyễn Bình Phương thì thế nào? Nó cũng dở không kém nốt. Giờ có ai là độc giả của Văn nghệ quân đội không? Tôi nghĩ tôi thuộc vào số rất hiếm người  đọc Văn nghệ quân đội.

Điểm trên đây không phải là điều duy nhất làm Nguyễn Bình Phương giống Hữu Thỉnh. Thật ra, Nguyễn Bình Phương chính là Hữu Thỉnh; tuy sự thể là Nguyễn Bình Phương hay đọc mấy câu thơ, nói là của một người bạn mình, mấy câu ấy hàm ý miêu tả một Hữu Thỉnh hay dối trá. Thêm nữa, về tài năng, Hữu Thỉnh và Nguyễn Bình Phương cùng cỡ. (nói vậy thì hơi thiệt cho Hữu Thỉnh)

So với Hữu Thỉnh, Nguyễn Bình Phương cũng chẳng kém bất kỳ khoản nào trong những bộ môn như ném đá giấu tay, gắp lửa bỏ tay người, các tuyệt chiêu không thể thiếu ở những người như vậy. Thêm nữa, Nguyễn Bình Phương lại thích đăng bài những người ca ngợi mình.


Trở lại với thời điểm của Mình và họ. Đúng lúc đấy, tôi đã chuẩn bị rời khỏi một vị trí (nó vô hình, nhưng nó rất thực), vị trí của một người quan sát - sự quan sát đó không được phép bỏ sót: không hề cố tình nhưng tôi nhận thấy mình đã ở vào chỗ đó; nhưng rốt cuộc tôi biết là đã có thể rời khỏi nó, tức là thoát khỏi. Chính cuốn tiểu thuyết Mình và họ làm cho tôi phải thêm một lần nữa. Giống như là điều kiện để tôi thực sự thoát được.

Vậy thì phải làm. Bởi vì quả thật có nhúc nhích (tức là chuyển động) - nếu thế thì cần phải ghi nhận. Phê bình văn học, đó là nghe thấy tiếng nước chảy của dòng sông đóng băng trong mùa đông, nghe thấy tiếng cỏ mọc, và cũng là nghe thấy tiếng tóc mọc trong những đêm mất ngủ (hình ảnh thứ nhất xuất phát từ các thần thoại Bắc Âu, hình ảnh thứ ba từ thơ của Charles Simic). Đúng là những đám mây sẽ còn ở lại, nhưng chỉ những mây mà thôi.

Văn chương Nguyễn Bình Phương là dạng văn chương không cho phép thỏa mãn. Nhưng Nguyễn Bình Phương không những thỏa mãn, mà còn hí hửng như bất kỳ một nouveau riche hạng bét (à quên, hạng nhất) nào. Thành đạt nhỉ. Có những văn chương lập lòe, chúng đòi hỏi người viết chúng (tức là mang chúng) phải chịu đựng, phải không được ngừng (tức là: không được hưởng). Không như vậy thì biến mất. Chẳng còn lại gì. Có nhiều nhân vật khác cũng chẳng còn gì. Một ví dụ: Nguyễn Nguyên Phước. Vả lại, ngay từ đầu, cũng đã chẳng có gì mấy. Rốt cuộc vẫn chỉ là mấy thứ ẩn ức tình dục.

trắng nhỉ, lại còn hát à

Lần Nguyễn Bình Phương trả lời phỏng vấn, nói như thế Kafka là thần tượng văn chương của mình, chính là thời điểm cho thấy sự vờ vịt ở Nguyễn Bình Phương. Kafka có chính ý nghĩa đó: cho thấy sự vờ vịt. Herr K. là tấm gương, mà khi soi vào - nói như Lichtenberg - một con lừa không thể thấy hình ảnh một đức tông đồ.


Còn lại một nhân vật mà tôi từng gặp: Nguyễn Huy Thiệp. Tôi gặp Nguyễn Huy Thiệp lần đầu tiên năm 2004. Ngay lập tức hai bên vô cùng ác cảm với nhau, và không ai từng làm gì để cải thiện điều đó. Về sau, tôi còn gặp Nguyễn Huy Thiệp vài lần, nhưng đều là những khi có nhiều người khác, gần như không bao giờ nói chuyện.

Khi Nguyễn Huy Thiệp qua đời, hồi năm ngoái, tôi cố đứng cho xa. Tôi thấy ngạc nhiên, vì Nguyễn Huy Thiệp để cho những người của Hội Nhà văn dính líu vào mình. Thời điểm ấy, nếu viết về Nguyễn Huy Thiệp, tôi chỉ có thể viết về "Nhà văn lớn duy nhất". Không phải lớn nhất mà là nhà văn lớn duy nhất. Nhưng tôi không viết.

Nhà văn lớn là người mà lời nói càng ngày càng đúng hơn. Lúc Nguyễn Huy Thiệp nói "nghé ọ" thì đúng là nghé ọ, nhưng giờ, ta mới thấy đúng là nghé ọ đến mức nào.






* thật ra đây không phải là cuốn sách đầu tiên của tôi, nhưng cũng không cần nhấn mạnh vào đó





Tròn 3 (nữa) - tròn 3 tháng

Tiểu thuyết triết học

Một tiểu thuyết Anh

Lý thuyết tiểu thuyết

Tục-ca-lệ, kịch 5 hồi

ThKKh (tủ sách Thế Kỷ Khác)

E

bộ (Nghĩ Khác và Viết Khác)

Mở tủ

Số 10 (Khái Hưng, Lẩn thẩn)

con người tự do (Ondine: đã có)

Các tủ (Lời Khác và Đọc Khác)

Sẽ có (Fénelon, Lesage, Dumas)


Balzac, năm nay (Miếng da lừa &)

Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac

Sách: đã có (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)

Nguyễn Văn Vĩnh dịch Molière (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)


19 comments:

  1. Cuốn sách này Nhị Linh viết về Nguyễn Huy Thiệp hay chỉ có cái tựa làm nhớ đến truyện ngắn của ông ấy? Tặng cho tôi một cuốn được không?
    Vào thời phong kiến có nhiều anh hùng (hoặc đại bá) nổi lên đánh đông dẹp tây thu gom sức người sức của, lãnh đạo tướng sĩ, thống nhất bờ cõi xong đâu vào đấy rồi, nhưng vẫn không nôn nóng mà đợi đến mấy năm sau mới lên ngôi, xưng vương, hiệu. Nhị Linh nghĩ vì sao vậy?
    Bây giờ là thời của dân chủ, bầu cử định kỳ, người lên kẻ xuống xoành xoạch, buồn cười khi chưa qua nửa nhiệm kỳ đã có media đòi lôi xuống, mà đâu chỉ một nơi, nhiều nước cứ làm chuyện như vậy. Cái gì đa~ sinh ra tình trạng này? Đó là cái dụng ý mị dân, ra vẻ “dân ơi, mày có quyền lắm đó.” Tốt hay xấu, ẩn hay hiện, cao quý hay yếu kém - luôn luôn có một ông/bà Vua.

    ReplyDelete
  2. Động lực thực sự của sự viết ra là gì?

    ReplyDelete
    Replies
    1. - giúp mình (tiền)
      - giúp được ai đó (dù là họ phải trả tiền)
      - ai đó biết, rằng từng có 1 cái nhìn như thế

      Delete
  3. Chống trăng trôi

    ReplyDelete
  4. Vậy phải vừa mua sách đọc vừa theo dõi blog của anh mới đủ biết hay sao

    ReplyDelete
  5. Đẹp quá, bị lóa sáng lại còn bị lệch. Khi chụp chắc anh phải có kỹ năng, tư thế đứng etc đặc biệt lắm

    ReplyDelete
  6. Chời chời, mừng quá mừng quá, chúc mừng nhé!
    Mãi rồi cũng.
    Mua sách như nào thế, bác.
    Mấy đám dạy làm giàu vẫn ví dụ bác Xán gì Đơ bán bò rán 62 mới mở hàng, kìa, vẫn giàu.
    42 là ngon rồi.

    ReplyDelete
  7. Đọc lại cái cũ thấy bác cỏ gì giãy đành đạch thấy thương cảm qué. Nâng hết tầm mà bác ý lại cứ bảo là chê, á quên, dè biểu.

    ReplyDelete
  8. Có lẽ phải nhìn sâu hơn, rộng hơn, xa hơn. Như Tàu mấy nghìn năm cũng chỉ có được 1 trào Bách Gia. Mấy chục năm biến loạn. Đổ tất cho nhà trường e cũng chưa phải.

    ReplyDelete
  9. vâng, mua sách: https://hieusachhop.com/dat-sach/ và https://hieusachhop.com/chuong-trinh-xuat-ban-2022/

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bác!
      (xin lỗi đã từng biết cái link đó mà chưa lưu.)

      Delete
  10. Thế giới đó (Naipaul) là thế giới bên ngoài, thế giới địa lý, tri nhận bằng mắt, giải thích bằng công thức vật lý, fakta hay là thế giới nào khác?

    ReplyDelete
  11. nó hay vì nó nhìn lúc thực tại đang ngọ ngoạy :)

    ReplyDelete
  12. Cái tựa của entry có thể sửa là cuốn một (như cách một í) để sẽ chảy tiếp một mạch

    ReplyDelete
  13. nhiều thay đổi lớn nhỉ. trường hợp khác là Cao Xuân Hạo, trước đây còn nói kính trọng này nọ, giờ thì quay ra mạt sát. rồi ai cũng sẽ bị NL mạt sát. những người bạn thân của NL cứ đợi mà xem, sớm thôi sẽ bị NL đâm chết từ sau lưng bằng ngòi bút đấy

    ReplyDelete
    Replies
    1. NL phải giỏi ghê thì mới đâm chết được lắm người đến thế, lại còn bằng ngòi bút. Câu chữ hiển hiện ra đấy, đâm sau lưng và nạc danh chính là một.

      Delete
    2. Môi Thâm huyền thoại

      Delete
  14. Có những văn chương lập lòe, chúng đòi hỏi người viết chúng (tức là mang chúng) phải chịu đựng, phải không được ngừng (tức là: không được hưởng). Không như vậy thì biến mất. Chẳng còn lại gì.

    ReplyDelete