Oct 19, 2022

3 Con-

oh sorry vì viết ra thì lại như thế kia (hơi giống)

thứ nhất là, như ai cũng có thể đoán ra, Benjamin Constant (cũng, và rồi nữa), nhưng nếu thêm hai nhân vật nữa thì sẽ thấy nhiều điều (hơn) về các nhân vật thế kỷ 18-19

Condorcet: người ta sẽ biết nhiều hơn về trường Condorcet ở Paris, nằm gần ga Saint-Lazare. Ít nhất, nhiều người biết đó là trường cấp ba của Marcel Proust.


Nhưng Condorcet từng là nhân vật lớn của Cách mạng 1789, và không chỉ vậy:




Một điều có thể chắc chắn: Condorcet quen (có gặp) cả Condillac và Constant, nhưng hai người còn lại, Constant và Condillac, thì có quen nhau không nhỉ? điều này tôi còn chưa tìm hiểu. Người ta hay nói rằng Condorcet là môn đệ của Condillac, nhưng theo tôi thì điều đó không đúng.

Condorcet - "Condor", con chim lớn, biệt hiệu mà d'Alembert đặt cho Condorcet - là người đầu tiên ở rất nhiều chuyện.

Đọc quyển sách trên đây, mãi mới đến lúc Condorcet lấy vợ. Ấy là vì Condorcet lấy vợ (vợ Condorcet là Sophie de Gouchy, dịch giả của Adam Smith) rất muộn. Nếu là độc giả của Michelet, người ta sẽ biết trong miêu tả của sử gia, Condorcet lần đầu tiên biết đến khoái thú tình yêu là ngày Bastille bị phá, tức là trong Cách mạng. (Condorcet sinh năm 1743)

Tất nhiên, không nên tin Michelet (nói về Condorcet) cho lắm


Tôi muốn tìm những quyển Condorcet của tôi, nhưng (lại) nhét vào đâu mất.

Tạm thời chỉ lục được Condillac:


thế thì, cứ Condillac đã vậy. Trên đây là hai Condillac không mấy Condillac.

Quyển màu đỏ: một abbé de Condillac kinh tế gia: một trong những điều Condillac muốn làm là tranh luận với các "Physiocrate" (tôi còn nhớ được - may quá - từ môn "Lịch sử các học thuyết kinh tế" rằng đây là những người "trọng nông", với cái tên trung tâm là Quesnay). Condillac cũng đi ngược lại một nguyên tắc then chốt của kinh tế học (kinh tế-chính trị học), nhất là ngược lại Ricardo (nhân vật quá nổi tiếng, ngang cỡ Adam Smith): chủ yếu người ta nói rằng sự hiếm (thiếu) làm nảy sinh thương mại (và giá trị), nhưng Condillac bảo, đấy phải là sự thừa.

Condillac kinh tế gia nhận được một vinh hạnh rất lớn: được Karl Marx phê phán. Đó là lúc Marx dùng (như song kiếm) cặp giá trị sử dụng-giá trị trao đổi để nhìn vào hình dung về giá trị trong lịch sử kinh tế học. Ngoài Diderot, trong số các triết gia Pháp thế kỷ 18, Marx đặc biệt quan tâm đến Condillac và Helvétius. Ta hiểu là tại sao: đấy là vì Marx quan tâm đến các nhà duy vật luận. Nhưng Condillac có duy vật luận thật hay không?

tôi bỗng nhớ ra là còn chưa có bộ sách về lịch sử duy vật luận của Albert Lange

(có ai)

Condillac phức tạp hơn như vậy: quyển sách bìa trắng bên cạnh quyển đỏ nói lên một phần điều đó. Chỉ cần nhìn nhan đề của nó, ai cũng biết ngay là phải liên quan đến Leibniz. Quyển sách rất kỳ quái: tuy in tiếng Pháp một triết gia Pháp (mà lại là một triết gia ai cũng biết, dẫu chẳng ai đọc mấy) nhưng nó lại được dịch từ tiếng Anh, toàn bộ phần đi kèm text, cũng như introduction, của Bongie. Nhưng khi đã đọc introduction của Bongie thì ta hiểu được tại sao lại như vậy. Đây là cả một câu chuyện.


Tạm để lại Condillac, vì tôi mới moi ra được Condorcet (nhưng mới được mỗi một quyển):


Condorcet là đứa trẻ mồ côi, bố chết khi mới được mấy tuần tuổi (ông bố sĩ quan chết trong một ma nớp: không phải chết trận mà là trong lúc tập trận). Bà mẹ cho Condorcet mặc váy con gái cho đến tận năm 9 tuổi. Ai cũng miêu tả Condorcet là một người hết sức nhu thuận; có lẽ là nhờ chuyện mặc váy 9 năm đầu đời.

Học các ông giáo sĩ dòng Tên (một kinh nghiệm thương đau), Condorcet đã phải chiến đấu ác liệt thì mới được gia đình cho đi theo sự nghiệp toán học. Những gì liên quan đến toán học thì đã được biết quá rõ: chẳng hạn Laplace sẽ rất ngưỡng mộ Condorcet. Chậm chân không thuộc vào số các Bách khoa thư gia chủ chốt nhưng Condorcet đóng vai trò rất quan trọng trong các bổ sung cho Encyclopédie. Condorcet hẳn là một trong những người đầu tiên hiểu rằng phụ nữ cũng cần có quyền, và cũng tranh đấu cho những người da đen (Lafayette là bạn thân của Condorcet, Benjamin Franklin cũng quen biết).

Ba người rất quan trọng trong đời Condorcet, nhất là hồi còn trẻ: d'Alembert, Voltaire và Turgot (Turgot: kinh tế gia, nhân vật thuộc vào số những người có uy thế rất lớn, như Fouquet, Colbert hay Necker, trong lịch sử Pháp). Một lần d'Alembert xin tiền Friedrich Đệ nhị của Phổ, tức Friedrich Đại đế, để đi nước ngoài nâng cao sức khỏe: vậy là ta có thêm một cuộc đi Ý. Nhưng d'Alembert và Condorcet chỉ đến Ferney chơi với Voltaire rồi lại về (Paris) - Condorcet chẳng bao giờ đi đâu xa. D'Alembert viết thư kể và đề nghị trả tiền thừa cho Friedrich nhưng Friedrich phẩy tay bảo cứ cầm.

Người phụ nữ quan trọng, người tình (hình như duy nhất) của d'Alembert, Julie de Lespinasse, cũng hết sức quan trọng đối với Condorcet: đó là người khuyên nhủ, người tâm sự, nhưng cũng nhờ (phòng khách) của Mademoiselle mà Condorcet gặp nhiều người, trong đó có các idéologue - các nhân vật, một học thuyết trọng yếu của thế kỷ 18.


Một idéologue lừng danh, mà Condorcet có quen (ít nhất là đã gặp):



À không, tại phòng khách của Madame d'Helvétius, Condorcet mới gặp các idéologue (Destutt de Tracy, Volney, Garat, Cabanis - Cabanis là bác sĩ, người chăm sóc Mirabeau và cũng là người đưa thuốc độc cho những người Girondin).

Phòng khách Helvétius nằm ở Auteuil. Franklin muốn lấy bà góa Helvétius là chuyện rất nổi tiếng, nhưng cả Turgot cũng muốn lấy bà.

Một Madame nữa quan trọng trong đời Condorcet: Madame d'Enville. Nếu là một người khác, ta sẽ nghĩ đến những câu chuyện phong tình, nhưng với Condorcet thì không. Chính trong lúc làm một trong những việc có thể gọi là bác ái, mà Condorcet gặp Sophie de Gouchy.


Đoạn kết cuộc đời (rất nổi tiếng) của Condorcet không chỉ bao gồm cái chết (mà Convention - Quốc ước - quyết định) mà cả những ngày lẩn trốn, trong đó Condorcet viết một số thứ, mà ta sẽ sớm quay lại. Robespierre đặc biệt không ưa Condorcet, nhưng cả Marat cũng là kẻ thù cũ; điều đó bắt nguồn từ những điều liên quan tới các Académie: chính ở đây, ta sẽ thấy một thiết chế rất quan trọng của một thời và những gì mà điều đó hàm ý; Parlement và Académie là những thiết chế cần nhìn vào nếu muốn hiểu một thời đại như mấy chục năm cuối thế kỷ 18. D'Alembert là yếu nhân của Bách khoa thư, nhưng cũng là yếu nhân của Académie des Sciences - ở đó, đối thủ không đội trời chung của d'Alembert (và tất nhiên, của Condorcet) là Buffon: đây là thủ lĩnh hai phe, có thể tưởng tượng tả và hữu. Condorcet thì trở thành thành viên của Académie des Sciences khi mới hăm mấy tuổi và thành viên của Académie Française lúc chưa tròn 40 tuổi.


Đấy là nơi mà ngôn ngữ gồm mấy từ (mấy dạng texte) rất nổi bật: discours, mémoire và cũng cả éloge. Ai biết Rousseau đều quá rành chuyện Rousseau thành danh chính từ chỗ viết các discours (gửi dự một cuộc thi). Condorcet viết rất nhiều éloge: đây là cả một exercice, một bài tập bắt buộc cho một người như thế, vì làm thư ký (lại còn perpétuel) thì cần viết các texte ca ngợi đồng nghiệp khi họ qua đời. Muốn viết éloge thì phải tìm hiểu (rất kỹ) đối tượng cần ca ngợi.


Condorcet có thể viết:

"L'homme naît avec la faculté de recevoir des sensations, d'apercevoir et de distinguer, dans celles qu'il reçoit, les sensations simples dont elles sont composées, de les retenir, de les reconnaître, de les combiner, de conserver ou de rappeler dans sa mémoire, de comparer entre elles ces combinaisons, de saisir ce qu'elles ont de commun et ce qui les distingue, d'attacher des signes à tous ces objets, pour les reconnaître mieux, et s'en faciliter de nouvelles combinaisons."

Nội dung trên đây không hề xa với những gì d'Alembert viết trong texte có thể hiểu là Tựa cho Encyclopédie (khi nói đến Diderot - cách đây không lâu - ta còn nhớ lẽ ra Diderot cần phải viết lời tựa này)

Không cần phải hiểu hết đoạn trích dẫn trên đây, cũng có thể thấy một từ: sensation. (chính vì thế)

Sự biết của con người không phải là đầu óc, lý trí, mà chính là cảm tri. Như vậy cũng tức là, rợp trời Locke, và sensualisme.


Nhân đã nhắc đến Buffon (Nguyễn Văn Vĩnh: "Bưu-phong"):




Điều gì là đặc trưng của tinh thần thế kỷ 18? Nhiều người thấy câu hỏi này sẽ trả lời ngay: đấy là tinh thần phi tôn giáo, hoặc ít nhất thì chống lại và tìm cách tiêu diệt phần tôn giáo ở con người. Nhưng không phải thế. Người ta sẽ nói: cứ nhìn vào Voltaire, chẳng hạn. Tuy nhiên, Voltaire không hoàn toàn không tôn giáo.

Hay chuyện nằm ở libertinage? Điều này, ta sẽ xem sau: tất nhiên, ta biết, vào thời đó, một libertin gần như được coi là đồng nghĩa với một triết gia.

Đặc trưng của triết học (ít nhất là triết học Pháp) thế kỷ 18 phải là sự chống siêu hình học.

3 comments:

  1. chống lại tha hóa của thần học - thứ khiến lòng tin chẳng còn là gì ngoài nỗi sợ, nhưng cũng chống cả tư thế elitist (về cơ bản đó chẳng là gì ngoài sự hèn nhát - núp bóng uy quyền); giáo dục của Sáng, giáo dục của genius, hoàn toàn không như những gì từ "khai sáng" gợi ra - "khai sáng" (và cả "khai hóa") là một đọc sai của Sáng

    "What use do I see reason being put to in those men who believe on authority that we shouldn’t believe based on authority? To hear them speak, they are the only sages, the only philosophers worthy of the name. They alone possess the art of examining the truth; they alone are capable of maintaining their reason in perfect equilibrium, which can only be destroyed under the weight of proof. All other men, lazy spirits, servile and cowardly hearts, crawl under the yoke of authority and allow themselves to be dragged along without reticence by received opinion.
    The treatise on freedom of thought by Collins passes among the unbelievers as the masterpiece of human reason, and the young unbelievers hide themselves behind this redoubtable volume as if it were under Minerva’s aegis. In this book all that is good in the words freedom of thought is abused in order as to reduce it to irreligion, as if any free search for truth must necessarily lead to this. [...] Laziness and blind respect for authority are not the sole hindrances to the human spirit. Corruption of the heart, vainglory, the ambition to build oneself up as the leader of a party only too often exercise a tyrannical power over our souls, which they violently turn away from pure love for the truth.
    It is true that unbelievers are and can’t help but be imposing, given the list of great men among the ancients who according to them have distinguished themselves by freedom of thought: Socrates, Plato, Epicurus, Cicero, Virgil, Horace, Petronius, Cornelius Tacitus. What names for he who respects talent and virtue! But is this logic the right one to get us to think freely?"

    Sáng - trong sự chiến đấu chống tha hóa của nó - là sự thanh tẩy hướng về lòng tin, chấp nhận từ trước mọi vực thẳm - mở mắt mà tung mình vào đó.
    "God has placed insurmountable barriers to our efforts in the order of revelation. He has marked a point where evidence ceases to shine for us, and this point is reason’s term. But where it ends faith begins, which has the right to demand perfect assent by the spirit to those things it doesn’t understand. [...] We are strangely made: we are unable to keep ourselves on the middle way. If we aren’t superstitious we are impious. It appears we can’t be docile in reason and faithful in philosophy. I won’t decide here which of the two is more unreasonable and more harmful to religion, superstition or unbelief. Whatever the case, the limits placed on the one and the other suffered less from the daring of the sprit than from the corruption of the heart."

    Genius: " It doesn’t look, it sees. It learns; it expands without studying. It has no present phenomena, but it affects everything. It’s a rare machine that says: That will succeed ... and it succeeds. That will not succeed ... and it doesn’t succeed. This kind of prophetic spirit is not the same in all conditions of life: every state has its own. It doesn’t always guarantee against a fall, but the falls that it causes never cause contempt. The man of genius knows that he is trusting to chance, and he knows this without having calculated the probabilities for or against."

    ReplyDelete