Sep 29, 2022

Fénelon Tê-lê-mặc

(có sẵn một account rất đặc biệt)

(tiếp tục "Zibaldone - Leopardi", "tốt""n-r")




trước hết: vậy là đã


Trong một cuốn sách (gần đây) về Fénelon (Nguyễn Văn Vĩnh: "Phê-nơ-long") có đoạn như sau - hết sức súc tích:

"Montesquieu gọi Télémaque là "tác phẩm thần thánh của thế kỷ này". Người ta bảo Rousseau từng tuyên bố nếu Fénelon còn sống thì mình muốn làm đầy tớ để được trở thành thằng hầu của Fénelon. Hume hay nêu tên Fénelon như là một đại diện của luân lý hiện đại. Bentham gọi Télémaque "điều tuyệt diệu, không chỉ cho lúc tôi thức, mà cho cả những khoảnh khắc tôi ngủ". Godwin cho Fénelon vào một bài test về giá trị con người, ở địa vị cực cao. Leibniz dẫu không nhất trí với Fénelon vẫn gọi Fénelon là "vô song". Herder đặt Fénelon vào giữa "các đại diện cùng những thiên thần hộ mệnh của loài người". Goethe thì nói đến "hiệu ứng ngọt ngào và nhiều ích lợi" mà Télémaque gây lên mình". Danh sách những người ngưỡng mộ Fénelon và Télémaque rất dài, trong đó có James Stuart, Friedrich Đại đế, Thomas Jefferson, và cả Robespierre. Trong thế kỷ 18, Télémaque ở Pháp là cuốn sách được đọc nhiều nhất sau Thánh Kinh.

Và rồi, trong thế giới Anh-Mỹ, hồi 1994 khi Cambridge in Telemachus, lời quảng cáo nói đây là "bản dịch tiếng Anh Télémaque đầu tiên kể từ 1770s". Phương diện bị lãng quên (rất bất công - vì lãng quên nào cũng bất công) của Fénelon là không hề nhỏ.


Nhưng ta sẽ quan tâm đến bản thân Tê-lê-mặc. Fénelon muốn nói (những) gì trong đó, và trước hết, đâu là mẫu cho một cuốn sách như thế?


cũng vẫn cứ phải rẽ ngang cái đã:


(sách có Index)


Fénelon là một nhân vật tôn giáo, một chức sắc lớn, một ông cha, hay nói đúng hơn, một Đức cha. Giám mục Cambrai sẽ rất nổi tiếng trong sự đối đầu với một giám mục khác, giám mục Meaux (Bossuet). Cả Fénelon lẫn Bossuet đều là thầy dạy cho các nhân vật có tiềm năng rất lớn trở thành vua Pháp: Bossuet là thầy cho Dauphin tức là con trai cả của Louis XIV, từ sự dạy dỗ này mà có một tác phẩm vô cùng nổi tiếng, mà tôi sẽ trở lại ở dưới, còn Fénelon, thầy của cháu nội Louis XIV, từ công cuộc này cũng nảy sinh một tác phẩm lừng danh: Tê-lê-mặc; như vậy, muốn trở thành nhà văn lớn, tốt nhất hãy làm đế sư. Chỉ có điều, học trò của cả hai giám mục đều không thành vua. Louis XV là chắt của Louis XIV (quan hệ giữa hai Louis đã có lần tôi nói, ở đâu ấy nhỉ?).

Télémaque là con trai Ulysse ("U-lịch vương") cho nên mẫu cho Tê-lê-mặc phiêu lưu ký hiển nhiên là bài thơ (dài) của Homère. Nhưng Fénelon không Hy Lạp đến thế, mà còn nhiều tính cách La Mã nữa. Từ thế giới La Mã, ta dễ dàng thấy được một mẫu lớn cho Tê-lê-mặc, một tác phẩm đã nhắc.


Câu chuyện Tê-lê-mặc gặp Calipso là một transposition của câu chuyện Énée gặp Didon (trong Tê-lê-mặc phiêu lưu ký Didon cũng xuất hiện thoáng qua). Énée xuống địa ngục, thì Tê-lê-mặc cũng phải xuống địa ngục.

Fénelon dùng Tê-lê-mặc phiêu lưu ký để trình bày suy nghĩ của mình về việc cầm quyền, trị nước (chính trị cấp cao, etc.). Tê-lê-mặc có thể được coi là cách thức gián tiếp nhằm tìm đường tác động vào Louis XIV. Nhưng cũng có lúc Fénelon trực tiếp: đấy là trường hợp bức thư gửi thẳng cho Louis XIV (thông qua Mme de Maintenon). Bức thư ấy anonyme: ai cũng biết, Louis XIV không thuộc dạng người thích các loại ý kiến ý cò.






Tiểu thuyết triết học

Một tiểu thuyết Anh

Lý thuyết tiểu thuyết

Tục-ca-lệ, kịch 5 hồi

ThKKh (tủ sách Thế Kỷ Khác)

E

bộ (Nghĩ Khác và Viết Khác)

Mở tủ

Số 10 (Khái Hưng, Lẩn thẩn)

con người tự do (Ondine: đã có)

Các tủ (Lời Khác và Đọc Khác)

Sẽ có (Fénelon, Lesage, Dumas)


Balzac, năm nay (Miếng da lừa &)

Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac

Sách: đã có (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)

Nguyễn Văn Vĩnh dịch Molière (Bệnh tưởngTrưởng-giả học làm sangNgười biển-lận)


1 comment:

  1. Cuốn sách bắt được ánh sáng ngày mưa, sương mù

    ReplyDelete