đúng đấy, chứ không phải một lapsus calami đâu, tức là không phải viết nhầm từ "tử tù"
(đã viết xong "Rất hùng biện", tiếp tục "Thủ môn" và tiếp tục "XX - III")
Có một đoạn không dễ biết trong cuộc đời của Céline: quãng đi tù ở Đan Mạch; nhất là khi Céline đã không viết lại kinh nghiệm ấy thành tiểu thuyết, giống như loạt D'un château l'autre, Nord và Rigodon, viết về sự băng qua nước Đức ở cuối Thế chiến thứ hai. Rất nhiều năm sau khi Céline đã qua đời những bức thư trong quyển sách ở bức ảnh trên đây mới được tìm ra và in.
Céline: con người của bất hạnh đeo đẳng.
Bất hạnh từng in dấu rõ nhất trên những ai? Céline dường như, ở phương diện ấy, là người đầu tiên sau Baudelaire, đạt được đến tầm cỡ đó. Tầm cỡ của bất hạnh? điều này cũng không khó hình dung hơn so với nhiều điều khác.
Nhắc đến Baudelaire ở đây hoàn toàn không phải là vô tình: trong cuộc hôn nhân thứ hai của Céline có vai trò của một quyển Le Spleen de Paris: người vợ Édith Follet tự vẽ minh họa cho Spleen mà mình có, những hình vẽ dường như minh họa cho hôn nhân ngắn ngủi ấy. Đó là mấy năm Céline ở Rennes, cũng là lúc bắt đầu học y để trở thành bác sĩ. Cũng chính Édith Follet, dẫu không phải là một họa sĩ đúng nghĩa, vẽ chân dung Semmelweis minh họa cho luận án tiến sĩ của Céline. (câu chuyện đã)
Thời điểm của Semmelweis vẫn còn là vài năm trước khi Céline viết văn. Lúc Céline gặp Élisabeth Craig (người được đề tặng Đi đến cùng đêm), sau đó, mọi sự vẫn chưa thực sự bắt đầu.
Élisabeth Craig và Lucette, người vợ chịu cùng hoạn nạn với Céline (có thêm một nhân vật: con mèo Bébert) trong chuyến đi sang Đức và quãng ở Copenhagen, trong đó một năm rưỡi ngồi tù: chỉ cần nhìn vào đây ta cũng có thể hiểu, Céline bị các phụ nữ múa hấp dẫn như thế nào. Lại thêm một.
Trong một bức thư, Céline nói lên sự cay đắng của mình: tưởng là đến đây nương nhờ được sự bảo trợ của Nàng tiên cá (Andersen, etc.) thì té ra lại bị tống vào tù.
Nhưng tại sao Céline lại bị nhốt vào tù ở Đan Mạch? điều này xét cho cùng cũng khó hiểu như khi những người Ý bắt Ezra Pound. Đây là thời điểm chiến tranh vừa kết thúc, Céline đã ở Copenhagen một thời gian thì bị bắt vào tù. Ta có thể hiểu, một trong các mục đích là nhằm cân nhắc có cho dẫn độ Céline về Pháp không. Lúc này, điều tiên quyết đối với Céline là không bị dẫn độ, vì chắc chắn mình sẽ bị giết nếu về. Đây đang là thời kỳ của những xử án và hành hình chớp nhoáng (Céline, trong những bức thư, hay so sánh với giai đoạn Khủng bố của Cách mạng 1789 và giai đoạn Công xã 1870: nhiều chuyện tương tự đã xảy ra). Nhưng tất nhiên, Céline muốn ở lại, chỉ có điều không phải trong tù.
Viết thư cho luật sư của mình, Mikkelsen (những bức thư được tìm thấy trong lưu trữ của nhân vật ấy), Céline miêu tả đi miêu tả lại hoàn cảnh của mình. Nhất là chuyện chẳng có lý do gì để buộc tội mình (điều này thì Céline hoàn toàn đúng): nếu trong tổng số các nhà văn Pháp không chạy khỏi Pháp có người nào không hợp tác với Đức nhất, thì đấy chính là Céline, chứ chẳng phải ai khác. Thậm chí, chuyện còn rõ hơn nữa: sách của Céline bị cấm chính ở Đức (đây là sự thật); Céline nói thêm, nếu phát xít thực sự nắm quyền ở Pháp, sách của mình sẽ bị đốt, còn mình thì bị giết.
Thêm vào đó là những miêu tả bệnh tật và tình trạng sức khỏe tồi tệ. Céline là một thương binh (từ Thế chiến thứ nhất) và nhắc đi nhắc lại tỉ lệ thương tật của mình ở mức 70 phần trăm (có lúc còn nói 80 phần trăm), thế mà lại bị nhốt vào khu dành cho tử tù. Quả thật, sau các loạn lạc, cộng thêm thời gian ngồi tù ở thành phố miền Bắc ấy, Céline gầy mất khoảng 40 cân.
Những lời kêu cứu của Céline đọc như tiểu thuyết, mặc cho chuyện các câu lặp đi lặp lại không ngừng. Và đúng là tuy mọi chuyện là như vậy, Céline vẫn viết tiểu thuyết thật. Cho dù không có giấy, hoặc rất khó kiếm (đến một thời điểm, nhà tù cũng không cho Céline nhận các tờ báo nữa) - cũng giống Pound, dẫu thế nào thì vẫn viết những Canto.
Céline, trong những bức thư ấy, liên tục tự gọi mình là "con chó ghẻ" của văn chương Pháp, và không ngừng nhấn mạnh vào sự thể, các văn nhân Pháp khác rất căm ghét mình, điều đó chủ yếu xuất phát từ lòng ghen tị. Céline càng muốn không quay về Pháp khi biết tin nhà xuất bản của mình (nơi in không chỉ Voyage au bout de la nuit mà cả Mort à crédit), Denoël, bị ám sát ở Paris. Và Céline cũng nói lên một điều, nhà văn Pháp tức là một giống phải chịu lưu đày: không chỉ Hugo, mà cho đến cả Descartes (quả thật, danh sách rất dài).
Những bức thư gửi luật sư thông thường chỉ có đoạn đầu (ngắn, nhiều khi chỉ vài câu) thực sự được viết cho Mikkelsen, sau đó là cho Lucette (tức là, Mikkelsen ở đây đã lờ đi quy định không được để thân chủ có giao tiếp với bên ngoài); Lucette, mà Céline gọi là "mon mimi chéri", và nhiều lần con mèo Bébert được hỏi thăm. Có những lúc, Céline tìm được cách viết riêng cho Lucette - khi ấy thì thư không còn viết trên những tờ giấy có en-tête nữa.
Một nhân vật văn chương mà Céline thấy mình đặc biệt gần gũi: Villon. Nhưng sự đọc quan trọng hơn cả của Céline quãng thời gian ngồi tù này là Chateaubriand, tất nhiên là Mémoires d'outre-tombe. Tôi đã chủ yếu đọc hồi ký của Chateaubriand trong những ngày ở Hà Giang. Chateaubriand, mà hẳn Céline đã thực sự phát hiện và quan tâm trong khoảng thời gian sống ở Rennes - đấy là mấy năm Céline (đến cả Céline) biết tới cuộc sống bourgeois. Và có lúc, Céline đòi gửi Balzac cho mình, để đọc.
ông có tin gì về ông tinvan nguyễn quốc trụ không?
ReplyDeletehttps://www.blogger.com/profile/10541241403754668233
ReplyDeleteWhat is your favorite book? - I thought it would be impossible to know your answer
hơi giống các nhà văn khi được hỏi trong số những quyển đã viết thì thích nhất quyển nào, câu trả lời đã mòn xơ: là quyển tôi sẽ viết, thậm chí sắp viết, còn có thể "đang viết" - nhân tiện quảng cáo luôn
ReplyDeletethì câu hỏi kia có thể trả lời: là quyển sách tôi đang đọc đây (và còn chưa bỏ xuống sau 3 trang đầu tiên)
anw, vậy thì đã tiến bộ rất nhiều, về hướng cụ thể rồi; suốt hơn 10 năm ở chỗ đấy là "keep strange questions for yourself"
(nhân tiện, đã viết tiếp)
tiếp tục
ReplyDeletecần Balzac
ReplyDelete