(tiếp tục - nhiều đấy:
+ "Thomas Bernhard ở Việt Nam"
Lần này, thậm chí còn không phải với (chuyện ấy, chuyện của với), mà quyển sách đang ở chỗ của nó trên giá thì rơi xuống. Tại sao nó lại có thể rơi? không làm cách nào biết được. Nếu là một sự ngẫu nhiên, thì đấy là ngẫu nhiên tận đến mức gần như không còn là ngẫu nhiên nữa. Mà đã không phải ngẫu nhiên, lẽ nào đó lại là tất yếu?
Tất nhiên, chẳng cách nào biết được. Tôi nhìn quyển sách. Tôi từng đọc nó, cách đây vài năm. Nhưng đã vậy, thì tôi thấy là nên đọc lại. Thế là tôi đọc lại Deuil.
Cái bìa sách Deuil, bản dịch tiếng Pháp Missir (tiếng Ai-xơ-len) của Gudbergur Bergsson khiến tôi nghĩ đến một cái bìa sách khác. Với nó, tôi muốn có một tách cà phê. Khi nó được vẽ ra theo đó, thì đúng là có tách cà phê thật, nhưng để diễn tả sự nóng, một nhân vật designer nào đó vẽ khói um tùm lên: nhưng một tách cà phê đâu có nhiều khói bốc như vậy được. Một ấm nước như trong ảnh trên đây khi sôi cũng chỉ tạo được ngần ấy khói.
Cái ấm nước cứ chuẩn bị sôi mãi, trong Deuil.
Tôi còn có một Bergsson nữa:
Mỗi lần đi ra khỏi nhà là cả một sự kiện.
Khu phố trong cuốn tiểu thuyết của Bergsson già đi nhanh chóng; từ chỗ là một chốn vô cùng nhiều sức sống, nó trở thành địa điểm của toàn người già là người già, và cả những người rất già.
Lúc nào tôi cũng có cảm giác như mình vừa ốm dậy. Cứ như vậy mãi, rốt cuộc cũng chẳng biết mình có vừa ốm thật hay không, và là ốm gì, như thế nào. Nhưng sự ốm dậy là cả một ấn tượng, lại cũng giống một tấm màn lọc mọi thứ.
cứ bảo nhiều là thế nào cũng
ReplyDelete