Giờ người ta không mấy biết SDN, chắc chắn ít biết hơn so với SDF chẳng hạn. Nhưng đó là tiền thân của một thứ rất gớm: Liên Hợp Quốc. SDN (SdN): Société des Nations, nếu tìm hiểu (chỉ cần sơ qua) thì sẽ thấy, đấy là một thứ nảy sinh từ Hiệp ước Versailles, trụ sở ở Thụy Sĩ, tổng thống Wilson là người khởi xướng, nhưng chính Mỹ lại không phải thành viên (vì Nghị viện không muốn). Báo chí Việt Nam trước kia gọi nó là Hội Quốc Liên, mục đích (được tuyên xưng) của SDN là duy trì hòa bình, và không hoạt động nữa kể từ khi có Liên Hợp Quốc; SDN hay LHQ: đó là sự thể hiện cho một hình dung về một trật tự của thế giới, mà mỗi khi nào nói đến trật tự thế giới thì hệ quả tức thì sẽ là: các đặc quyền (dẫu có mới thì chúng vẫn cứ là những đặc quyền, một thứ hết sức cổ xưa).
(tiếp tục "Dắt nhau" và "Đáy thùng")
Nhưng tôi sẽ không (hơi đâu mà) đi nói về SDN, LHQ, hay trật tự thế giới (đã có sẵn hai mươi bảy triệu người ngày ngày nói về những cái đó, tôi liệu sức không lại được). Tôi muốn nói đến những nhà văn (đều là nhà văn rất lớn) từng làm việc cho SDN và miêu tả nó, từ bên trong. Có ai muốn đoán đấy là (những) ai không? (chưa đặt label vội cho khỏi lộ)
Suốt mấy hôm mà không có ai đoán.
Người thứ nhất chính là Céline. Đúng thế, Céline không chỉ (đến cả Céline cũng) có một đoạn đời hết sức bourgeois. Céline lại còn làm việc cho một cái chỗ như SdN.
Nhân vật thứ hai từng làm cho SdN và viết về cái chỗ đấy, từ bên trong, là Albert Cohen. Trong cuốn tiểu thuyết lừng lẫy này:
LON hay hơn hẳn
ReplyDeleteL for Ligue?
ReplyDelete*gật*
DeleteLeague of Nations, nghe như Justice League, và đúng là đi kèm với nó có Permanent Court of International Justice
cứ như thật