Dec 26, 2022

thời chúng ta (9)

Đến đây rồi (tức là tận 9) thì quay trở lại như đầu tiên, không kèm tít phụ nữa. (cả loạt)

(tiếp tục XX, TB, MXD)

Nếu cần trả lời câu hỏi: thời của chúng ta, nó như thế nào? thì tôi thấy cần nói đến một cái gì đó đập ngay vào mắt, một thứ cho thấy ngay rất nhiều điều (toàn tinh chất). Nhưng có gì làm được như thế hơn so với các bức tranh đâu (như đã nói): tức là, thời chúng ta là thời của những người bad taste, mô ve gu lại đi sưu tầm tranh. Thậm chí, còn chẳng có taste nào. Có thể mở rộng ra những gì liên quan: các triển lãm, sự phê bình nghệ thuật, và cả các curator.

(cũng rất cần thêm hai bài đang còn dang dở: mộthai)


Tôi được gửi cho một bài bình luận cuốn tiểu thuyết Lame de fond, dịch ra tiếng Việt là Sóng ngầm, của một trang web chuyên viết review. Đó là thời điểm cuốn tiểu thuyết của Linda Lê mới có bản dịch tiếng Việt.

Đại khái, bài ấy viết là cuốn tiểu thuyết có nhiều thứ (liệt kê) nhưng (đại ý) đấy là một mớ hổ lốn, tuy nhiên tác giả bài bình luận cho biết mình thấy nội dung cuốn sách như thế như thế (nói ngắn gọn, dở tệ) song ngược lại, rất mê ngôn ngữ của bản dịch.

Tôi biết rất rõ về việc dịch cuốn tiểu thuyết. Người phụ trách nó, đến một thời điểm, nói với tôi là mình cảm thấy cần một người khác dịch cùng, nhằm tạo ra sự khác biệt về giọng (cuốn tiểu thuyết có nhiều giọng). Tôi thấy không thích làm như vậy, chuyện một cuốn tiểu thuyết nhiều giọng là bình thường, sự nhiều giọng rốt cuộc vẫn cứ phải tạo ra một giọng chung, như một tổng thể. Sau đó, cuốn sách có thêm một người khác dịch, và kết quả, tôi thấy kém rất xa so với bản gốc. Chuyện này cũng là bình thường, tức là bản dịch không sánh được với bản gốc.

Nhưng một thứ ersatz như vậy (về ngôn ngữ) lại tạo được cơn phấn hứng rất lớn ở người viết review, và lại còn được dùng để tạo tương phản với nội dung: được liệt kê với mục đích gây ra sự ghê tởm (có cả tình ái xuyên quốc gia và dòng giống, etc.).

Nhưng nếu viết bình luận mà nói về nội dung như vậy, thì ta có thể áp dụng để nói về những cuốn tiểu thuyết khác; chẳng hạn, về một cuốn nào đó, ta chỉ cần nói, đấy là chuyện bố dẫn con đi nhà thổ: đương nhiên ngay lập tức cách thuật truyện đó gây kinh tởm.

Một trang web chuyên viết review sách nhưng lại không hề biết đọc: đấy là đóng góp lớn lao cho thời chúng ta.

Chính vì thế, trang web đó (đi kèm e-magazine) sử dụng một thứ ngôn ngữ loeng koeng ngớm ngở. Nhưng đấy chính là không biết viết: khi không biết viết thì ngôn ngữ sẽ emphatic và pathetic, quá nhiều effect giết chết effect.

Và như vậy cũng tức là nhập chung vào cả một dòng kitsch. Tôi là người chỉ ra ba nhân vật kitsch của ba thế hệ liên tiếp: Hồ Anh Thái, Nguyễn Thanh Sơn và Nham Hoa. Tất nhiên, tôi cũng thấy những nhân vật tương tự của sau đó, nhưng việc chỉ ra, thôi tôi nhường lại.

Để không thể nhầm lẫn, cần có một định nghĩa kitsch mà ai cũng hiểu được ngay: kitsch, đó là không bình thường được.


Những chốn review thu hút những người không đọc - sự không đọc hút đến chỗ của nó những sự không đọc khác. Một nhân vật có account facebook là "Phan Lặng Yên" (trước đây: "Cửa Sổ Gỗ"): cứ lần nào trông thấy là tôi lại tò mò, vì cũng đáng tò mò, để ý xem những người đọc bằng google, wikipedia thì sẽ phát biểu những gì.

Cách rất dễ để thấy các trang web văn chương không biết đọc: cứ để ý xem có phải chúng bu lấy giải Nobel Văn chương hay không. Nhặng xị lên với các loại candidate (nhưng hết sức đơn giản, đấy là một giải thưởng không có candidate). Thêm nữa, rất hay đọc những tờ tạp chí như The New Yorker. Nhưng giờ mà vẫn còn có thể đọc mấy thứ đó được thật à?


Ba nhân vật (kitsch) ở trên, rất dễ dàng nhận ra một đặc điểm chung giữa họ: cả ba đều liên quan rất nhiều đến sự nước ngoài, hay nói đúng hơn, một aspiration về phía bên ngoài. Như vậy thì rất đúng, vì ảo tưởng về ngoài, về quốc tế, về thế giới, etc. là một điểm chính yếu trong ảo tưởng chung.

Nhưng, nếu vậy thì, sẽ có một điều sau đây: một nhà ngoại giao, cầm chắc thế nào cũng sẽ trở thành tham tán (hoặc cũng có thể đã trở thành rồi) lại là nhân vật xuất hiện ở mọi tụ chửi trên mạng, tức là những đám đông họp nhau lại (virtually) để nói xấu một ai đó. Vậy thì tức là thế nào? Như thế thì cũng đâu khác so với một mệnh quan triều đình đồng thời lại cũng là thảo khấu: cứ nhất định đòi ăn cho đủ từ tứ phía. Và cũng tức là đi hai hàng.

(sự đi hai hàng)


Trong nhìn nhận thời của chúng ta (nói cho đúng, nó cũng đã đang qua, thậm chí là đã qua hẳn) cần một yếu tố: phụ nữ. Tức là, cần nhận thấy một điều, có rất nhiều phụ nữ thông thái.

Nhưng họ thông thái như thế nào? Chẳng hạn như, trở thành giáo sư ở một trường đại học nước ngoài nào đó.

Nhưng nữ giáo sư vô cùng thích khoe thành tích học thuật của mình lại có thể là một đao phủ đối với sinh viên, nhưng chỉ là các sinh viên người Việt Nam lỡ sa chân rơi vào vòng kiểm soát của elle. Nhưng tại sao lại như vậy? đến là phải tin nhân vật ấy muốn trả thù một điều gì đó. Phụ nữ mà căm hận thì rất khủng khiếp, nhưng lại rất thường gặp. Có là giáo sư đi nữa thì chuyện vẫn vậy; thêm nữa, cứ ở mãi một chỗ, thừa ra một vị trí nào đó thì trở thành giáo sư thôi. Xét cho cùng, lại một sự chọn đường dễ.


Trở lại với trang web đã nói ở trên. Không chỉ review (dẫu không biết đọc), đó còn là nơi đăng các bản dịch. Ta sẽ thấy các phát ngôn thuộc dạng than thân trách phận, rằng nhận bản dịch của các cộng tác viên xong rồi thì phải rất mất công sửa: như vậy là than thân trách phận đồng thời khoe trách nhiệm cao.

Thế nhưng, mấy nhân vật ở đó không hề làm được công việc đó, tức là sửa bản dịch. Điều này thì tôi biết rất rõ: đấy là mấy nhân vật khi làm việc ở một cơ sở xuất bản, được giao làm việc sửa chữa thì sản phẩm qua tay họ trở nên còn tệ hơn. Nhưng giờ đây lại khoe như trên đã nói; có thể nói, chính vì thế cho nên khoe vậy.

Nhưng, thế thì cũng có nghĩa, họ đặc biệt coi thường từ cộng tác viên cho đến độc giả của họ. Đăng một cái gì của ai đó sau khi đã sửa rất nhiều: ở đây chỉ có hai trường hợp, một là không tin tưởng người mà mình cộng tác, hai là nhất định phải làm ra vẻ vậy, để cho thấy là mình có năng lực rất cao, etc. Và điều này cũng rất giống với dạng chủ quán cà phê hiện nay, mà chúng ta hay thấy: tuy bán cà phê nhưng lại suốt ngày viết status chê bôi khách hàng của mình (không văn minh, etc.).

Những điều trên đây cho thấy rằng, các femme savante quả thật là rất đặc trưng.






thời chúng ta (8) ngọng

thời chúng ta (7) thái độ

thời chúng ta (5) Phóng viên bóng đá

thời chúng ta (5bis) già

thời chúng ta (4) Một nền tài lẻ

thời chúng ta (3) Đường đến tầm thường

Phụ chú cho những từ

thời chúng ta (2) Những từ và những từ

thời chúng ta (1)

[tiện bút] Đọc Balzac ở Hà Nội


3 comments:

  1. Nguyễn Thanh Sơn đặt vào đây có sang cho bạn ý quá không. Bạn ý viết được cái gì nên tấm món đâu (dù là kitsch đi nữa).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Một “nhà phê bình” không có tác phẩm và dùng “danh tiếng” tự xưng ấy đi llàm truyền thông” (quá nhiều ngoặc kép)

      Delete
  2. Đã chê khách quán cafe lại còn hay kiện tụng

    ReplyDelete