Tiếp tục (cũng tiếp tục luôn bài ấy)
Như có thể thấy rất rõ, rất tiếc là không làm được phát viết tên như trong bìa dự tính - vẫn phải viết đầy đủ, chứ lẽ ra viết thiếu đi mất thì mới đúng.
Cũng có thay đổi: hình chưa đưa được hai quyển này về đúng tủ của chúng, đó là một trong những chỉnh sửa cuối cùng, trước khi in. Vì đây là một cặp thuộc tủ Thế kỷ Khác.
Mấy hôm sau:
Tại sao lại có một quyển sách như thế này (tức là quyển đỏ ngay trên đây): tại sao lại Cervantes và Hoffmann? điều này đã được giải thích.
Nhất là, kể cả khi ấy là những người như Cervantes và Hoffmann, thì nhân vật chính vẫn cứ là một con chó. Và có lẽ là nên như vậy.
Truyện của Cervantes trong quyển đó là truyện duy nhất trong số những truyện ngắn mà Cervantes gọi là "truyện làm gương" từng có version tiếng Việt (trong quyển trắng là các truyện không như vậy - ít nhất thì tôi hy vọng như thế). Tất nhiên tôi đã nghĩ đến chuyện dùng lại bản dịch cũ: vậy thì quá tiện, chỉ cần thêm câu chuyện của Hoffmann, thế thì sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian.
Nhưng (giống trong một tiểu thuyết của Peter Handke, hai phụ nữ nói chuyện với nhau, một người vừa nói mấy câu xong thì người kia: "tôi đang đợi cái từ nhưng của cô đây")
nhưng, rốt cuộc thì không. Tôi nghĩ rằng tôi đã nhìn đúng: thứ thực sự có giá trị (và là duy nhất) trong tổng số những gì Nguyễn Trung Đức từng làm, là cuốn tiểu thuyết của Juan Rulfo. Ngoài đó ra không có gì khác - tất nhiên ở đây thì chuyện lại liên quan đến câu chuyện kia
Tôi cũng chính là người làm cho bản dịch tiếng Việt cuốn tiểu thuyết ấy của Rulfo (mà trước đây chẳng mấy ai biết - một trong những điều cho thấy sự không biết đọc của một thời) quay trở lại, ít nhất ở vị trí nếu không có tôi thì không ai nghĩ tới (tất nhiên vai trò của tôi trong đó còn lớn hơn - một chút).
3, nhưng lại 4 (Ngự-lâm, đã có)
Rất hùng biện (Miếng da lừa, đã có)
ThKKh (tủ sách Thế Kỷ Khác)
bộ (Nghĩ Khác và Viết Khác)
Số 10 (Khái Hưng, Lẩn thẩn)
con người tự do (Ondine: đã có)
Các tủ (Lời Khác và Đọc Khác)
Sẽ có (Fénelon, Lesage, Dumas)
Nguyễn Văn Vĩnh dịch kịch tiếp (Tục-ca-lệ, Lesage)
Balzac, năm nay (Miếng da lừa &)
Nguyễn Văn Vĩnh ở giữa Molière và Balzac
Sách: đã có (Bệnh tưởng, Trưởng-giả học làm sang, Người biển-lận)
Nguyễn Văn Vĩnh dịch Molière (Bệnh tưởng, Trưởng-giả học làm sang, Người biển-lận)
trở về con đường xưa, hay nhất là cảnh vật hai bên vẫn như cũ, thấy cả vết bánh xe năm nào.
ReplyDeleteà đã biết tại sao lại định viết tên thiếu
ReplyDeletekhâu nào đó tính sai, đi vào lòng sách hơi sâu thay vì ra ngoài một tí, chuyện dàn trang “Dắt nhau” :))
ReplyDelete