Aug 3, 2024

1trăm

tiếp tục "LL đọc HJ" (và, thế này thì hơi hụt)

Hôm nay là tròn 100 năm ngày mất của Joseph Conrad: JC qua đời ngày 3 tháng Tám năm 1924. Tôi đã định đúng vào ngày hôm nay sẽ có ít nhất một quyển Joseph Conrad được in, ở đây. Nhưng - cũng giống gần như mọi khi - lại không được như vậy.

Dẫu có thế, cũng đã có một truyện của JC hoàn chỉnh.


Hai mươi năm trước khi chết, trong năm 1904, Joseph Conrad viết xong Nostromo, cuốn tiểu thuyết khiến JC khổ sở hơn cả, tận đến mức của kiệt sức - cộng thêm hoàn cảnh cuộc đời hết sức khốn khó. Bỗng, bật ra khỏi các câu chuyện về biển, JC thấy muốn viết một tiểu thuyết rất khác. Để làm được điều này, JC phải tưởng tượng ra tất tật: cần phải có một đất nước hư cấu, Costaguana, bên Nam Mỹ. Nam Mỹ thì JC lại không thực sự biết: cần phải đẩy ngược thời gian thêm khoảng 25 nữa, hồi JC (còn rất trẻ) đến đó, và chỉ trong một quãng ngắn.

Còn thời điểm 1904 thì đã là 5 năm sau Lord Jim.

Đi vào Joseph Conrad thật là không dễ.


Tại Sulaco thuộc Costaguana, một nơi xảy ra rất nhiều biến loạn: Nostromo (đây là tên mà người Anh gọi nhân vật Ý), capataz de cargadores, có một câu chuyện rất kỳ lạ. Người ta, khi đọc Joseph Conrad, hay phải tự hỏi, làm sao mà JC lại tìm ra được nhiều câu chuyện kỳ lạ như vậy? các câu chuyện kỳ lạ, cùng các nhân vật đặc biệt - nhưng chỉ nhân vật đặc biệt thì mới có câu chuyện khác thường.

Một câu trong Nostromo: "Giá trị của câu nói tùy thuộc vào người phát ra nó, vì cả đàn ông lẫn phụ nữ có ai nói được cái gì mới bao giờ đâu."

Nostromo (cũng như những tiểu thuyết không về biển khác của JC) đặc biệt không thành công; phần lớn tiểu thuyết của JC không thành công. Điều làm JC rất bực là khi, ngay sau đó (sau các câu chuyện không về biển, bị chê rất dữ dội) quay trở lại chủ đề quen thuộc, với cuốn sách trong nhan đề có từ "mirror" thì các nhà phê bình lại ca ngợi nồng nhiệt (điều này không hề đồng nghĩa với thành công thương mại). Đến cả ông hàng xóm Henry James cũng làm như thế.


Giữa 1924 và 1904: 1914. Tất nhiên, đây là thời điểm khởi đầu của chiến tranh, nhưng với riêng Joseph Conrad, đấy lại là lúc viết xong Victory.

JC viết xong (và đặt tên, chuẩn bị in) cuốn sách từ trước khi chiến tranh bùng nổ: cái nhan đề như thể muốn nói (theo lối không thể trực tiếp hơn) đến chiến tranh hoàn toàn chỉ là một điều tình cờ. Sự tình cờ ấy có rất nhiều hệ quả.

Trong đó, có hệ quả rất bất ngờ: cuốn sách thành công vượt bậc (dĩ nhiên, trong chiến tranh người ta thích nghe nói tới "victory"), và JC bắt đầu trở thành một nhà văn (tương đối) ăn khách. Chuyện này khiến JC cảm thấy không ít bitter. Như vậy, quãng cuối đời, JC lại khá thành công - Henry James thì gần như chỉ gặp thành công với mỗi "Daisy Miller".

Với Victory, có thể nhìn được vào văn chương Joseph Conrad với thêm một khía cạnh. Đó là nhân vật. Marlow, nhân vật fetish của JC, không phải là người duy nhất trở đi trở lại trong các text của JC. Ngoài ra còn có một nhân vật khác, phụ hơn rất nhiều: Schomberg, chủ hotel kiêm chủ quán, chủ yếu là tại Bangkok. Schomberg đã xuất hiện từ Lord Jim và đến Victory lại xuất hiện trở lại - giữa đó còn có mặt trong một novella. Đối với JC, đây là nhân vật điển hình cho "Teuton".

Đã nói tới việc Romain Gary lấy được nhiều cảm hứng từ Lord Jim cho Rễ trời, nhưng nếu muốn chính xác hơn, thì cần phải nói, cảm hứng đó phát xuất từ cả Lord JimVictory.


Đâu là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Joseph Conrad? Câu hỏi này rất khó.

Đối với một người như Simon Leys, The Secret Agent, cùng The Man Who Was Thursday của Chesterton, là hai cuốn tiểu thuyết lớn nhất của quãng thời gian trước Thế chiến thứ nhất.

Tôi cũng thấy The Secret Agent là một tiểu thuyết rất lớn; tôi cũng đặc biệt thích Under Western Eyes (đây là cuốn sách khiến tôi thực sự đi được vào thế giới JC) - cùng Nostromo, đó là phần không về biển, những gì mang lại rất nhiều frustration cho JC và không được ngay lập tức hiểu.

Nhưng tôi sẽ nói, Chance, đấy nếu không phải cuốn tiểu thuyết lớn nhất thì ít nhất cũng là cuốn tiểu thuyết kỳ lạ nhất của JC, một sự dị thường, vượt xa cả mức của độc đáo; thậm chí, còn hơn thế nhiều: đúng như nhan đề cuốn sách, thật là cả một "chance" cho bất kỳ ai đọc trúng vào nó, cái câu chuyện về De Barral (và Flora De Barral), cùng captain Anthony ấy. Điều này không muốn nói những gì không quá dài của JC, như The Nigger of the "Narcissus", có thể bị xem thường.

Sau ChanceVictory, vẫn còn: The Arrow of Gold chẳng hạn, cũng như The Rescue, khi đột nhiên Joseph Conrad, đã ở rất sát kết cục, quay trở lại chủ đề của hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên. Điều này khiến Virginia Woolf được thể có một nhận xét đặc biệt khó chịu về JC: nếu muốn tìm (vô cùng nhiều) những cái như thế, chỉ việc đọc nhật ký của VW.

Cho nên có thể hiểu được tại sao Joseph Conrad chính là nhân vật thực sự viết truyện duy nhất được một người như Borges "tolerate".


Trong Victory, Joseph Conrad làm một việc: nói một gentleman nghĩa là như thế nào; nhưng miêu tả của JC là miêu tả một gentleman từ bên dưới.

Axel Heyst, một nhân vật lập dị, một eccentric, sống đơn độc tại hòn đảo Samburan - một hòn đảo rất nhỏ nằm ngay gần một núi lửa, thuộc vùng Java, sẽ trở thành sàn diễn cho cuộc đối đầu giữa Heyst và Mr Jones ("chỉ ngắn gọn là Mr Jones thôi") cùng hai đồng đảng.

Một hòn đảo trơ trọi, nơi cuộc sống - rất đơn giản - được phân chia giữa một nhân vật như Axel Heyst và những người bản địa, các savage, đến một ngày chỗ đó phải gánh chịu sự xâm nhập của những kẻ lạ mặt, bất thần xuất hiện từ biển. Khung cảnh ấy, không thể khác, khiến độc giả của Shakespeare nhận ra: quả thật, nó rất quen thuộc, đó là sự lặp lại của The Tempest. Nhất là khi, toàn bộ đoạn cuối, drama chính, của Victory diễn ra với hậu cảnh là sấm chớp kéo dài của một cơn giông mãi không chịu thực sự bùng nổ. Đó đúng là một chuyển dịch Shakespeare - JC còn lấy cảm hứng từ Shakespeare trong không ít câu chuyện khác nữa. Hẳn người ta có thể nói, đấy là một The Tempest trừ đi yếu tố phép thuật.

Nhưng có thực sự là trừ đi phép thuật? Hoàn toàn có thể nói, phép thuật vẫn ở đó, nhưng dưới một dạng khác: không khác Prospero của Cơn bão, cái cơn bão mang lại hiểm nguy nhưng cùng lúc cũng là sự cứu rỗi cho những ai sống trên đảo, Axel Heyst sống giữa những quyển sách.

Cả ở Victory lẫn Chance, có một hình tượng không mấy xuất hiện trong các tác phẩm trước của Joseph Conrad: những ông bố không thực sự có vai trò trong câu chuyện nhưng lại chính là các nhân vật chi phối rất nhiều thứ. Ông bố của Anthony, thuyền trưởng trong Chance, là "poet", còn ông bố của Heyst là một dạng nhà tư tưởng, một triết gia - chính vì tác động từ ông bố ấy mà Axel Heyst mới biến thành của riêng mình thái độ tách biệt, thờ ơ với cuộc đời.

Chính Joseph Conrad có một ông bố thuộc cùng category ấy: Apollo Korzeniowski, mà chỉ riêng cái tên "Apollo" đã giống một tiền triệu gây nhiều lo lắng, là một nhà cách mạng Ba Lan, và hồi còn rất nhỏ JC chứng kiến ông bố đó dịch Shakespeare và cũng dịch cả Victor Hugo, sang tiếng Ba Lan.


Những ai từng viết tiểu sử Joseph Conrad (rất nhiều) buộc lòng phải xác quyết thái độ đối với Tadeusz Bobrowski, ông bác (anh trai mẹ) của JC: coi đó là một người thô thiển, gây tác hại lâu dài lên quãng đầu đời của JC (vì cậu bé Korzeniowki sẽ mất mẹ từ rất sớm, không lâu sau đó thì mất cả bố, và Bobrowski trở thành chỗ dựa duy nhất cho đứa trẻ mồ côi, với vai trò còn lớn hơn mức của giám hộ thông thường) hay đấy là một người rất tốt bụng, tế nhị, có ảnh hưởng tốt đẹp lên JC cho tận tới ngay trước khi JC bắt đầu viết văn (cùng lúc với bỏ nghề đi biển, ở tư cách thuyền trưởng au long cours).

Dẫu thế nào thì nhờ Bobrowski mà vụ tự sát (hoặc một cái gì tương tự) của JC hồi trẻ đã được ém nhẹm rất kín, gần như không ai biết.


Joseph Conrad và Henry James

Ở cả JC và HJ đều có rất nhiều irony: irony như là essence của sự viết; cứ như thể đó (irony) là yếu tố kháng cự lại sự trượt đi của thời Victoria - một trượt đi, trôi đi khổng lồ. Một nhân vật, Arnold Bennett, để biện minh cho việc sách mình viết rất dài, đã chứng minh tiểu thuyết victorian vô cùng dài, mỗi quyển phải 400.000 words, trong khi tiểu thuyết của mình chỉ gần 400.000 (ở đây đang nói đến chính Chuyện các bà vợ già, mà bản tiếng Việt đang in).

Nhưng có irony và irony. Chắc hẳn, có thể nói, mức của irony khác nhau ở Joseph Conrad và ở Henry James. Ở người thứ nhất, irony hẳn ngả sang sarcastic mạnh hơn; JC cũng hay dùng sự nhầm lẫn về các từ, trong đối thoại, nhưng ít hơn rất nhiều so với HJ: các đối thoại của HJ thường xuyên có chuyện, chẳng hạn X hỏi Y có thích abc không, thì Y hỏi lại, abc (sẽ là một đại từ) là con chó d à, nhưng ai cũng biết (độc giả cũng biết) ý của X là cô gái e.

Như vậy là vì ở Joseph Conrad có nhiều virility hơn? Tất nhiên, những giải thích theo hướng này sẽ chẳng thực sự dẫn được tới đâu.


Joseph Conrad và Herman Melville

Mọi điều đều nói lên rằng, Joseph Conrad phải là truyền nhân của Herman Melville, ít nhất thì cũng phải là người ngưỡng mộ và kính trọng nhân vật đi trước.

Đấy chính là dạng ảo tưởng thường thấy mà một thứ như chủ đề có thể gây ra: bởi vì chung một chủ đề (biển và đi biển) cho nên nhất thiết etc.

Chắc chắn JC đọc Melville, và nhiều khả năng lúc đầu rất thích, nhưng có thể nói rằng lúc đã hình thành cái nhìn vững chắc, JC không hề thích Melville, thậm chí chắc hẳn còn tận tới mức không chịu nổi. Một điêu khắc gia, Joseph Epstein, từng đến tạc tượng JC và trong lúc JC ngồi làm mẫu thì gợi chuyện, nhắc đến Melville, bảo là Melville rất mystique: JC đáp lại, rất cáu kỉnh, "mytique cái ;&)(=#" (chửi thề theo đúng nghĩa đen).

Nếu nhất định tìm cách giải thích điều này, rất có thể vấn đề nằm ở chỗ Melville là một thủy thủ thường (vả lại chỉ có thời gian đi biển ngắn) trong khi cái nhìn của Joseph Conrad là cái nhìn của một người đi qua đủ mọi vị trí, và ngừng quãng thời gian (dài) đi biển của mình ở vai trò thuyền trưởng.

Một Melville lạ (còn lạ hơn cả cái đó):


Giọng nói của Joseph Conrad



7 comments:

  1. nếu sai mà không mất ý nghĩa lắm thì sai vào ngày hôm ạ

    ReplyDelete
  2. chưa gì đã thấy rực rỡ

    ReplyDelete
  3. từ chủ-trương (trong Người-chủ-trương) nghe hay

    ReplyDelete
  4. không biết tại sao Jean Genet lại nói “ý tưởng về tội giết người thường gợi lên ý tưởng về biển, về các thủy thủ”

    ReplyDelete
  5. việc đọc không bao giờ nguội đi khi được đọc một người đọc kỹ (như anh) viết

    ReplyDelete
    Replies
    1. việc đọc cũng đi đúng đường hơn

      Delete
  6. em mới biết Herman Melville còn sáng tác thơ,

    ReplyDelete