Oct 25, 2010

Chuyện bố con Amis

thỉnh thoảng cũng phải trêu bác Giò Lang Ben một cái :ddd

Mấy hôm nay thấy Guardian đăng bài Martin Amis viết về Philip Larkin, mở đầu bằng một câu vô cùng ai oán: "The age of the literary correspondence is dying, slowly but surely electrocuted by the superconductors of high modernity." Điều này rất đúng, vài chục năm nữa thôi sẽ thật vắng vẻ những cuốn sách in thư từ của các nhà văn. André Gide hay Marcel Proust viết nhiều thư không tưởng tượng nổi, thư Flaubert gửi Louise Colet còn quan trọng ngang ngửa Madame Bovary. Tôi còn tìm được một quyển in thư Goethe-Schiller ở một hiệu sách Tràng Tiền mới oách :)

Đọc bài này mới nhớ ra bố của Martin Amis, Kingsley Amis, khi viết hồi ký đã dành hẳn một chương về Philip Larkin (hai người là bạn học hồi Oxford). Lục lại quyển sách thấy đúng luôn. Đang đến giờ uống sữa, đặt tạm viên gạch trêu tức Giò Lang Ben cái đã :p

----------------

Bài thơ "Dublinesque" của Philip Larkin, xuất hiện không ít lần trong Dublinesca:

Down stucco sidestreets,
Where light is pewter
And afternoon mist
Brings lights on in shops
Above race-guides and rosaries,
A funeral passes.

The hearse is ahead,
But after there follows
A troop of streetwalkers
In wide flowered hats,
Leg-of-mutton sleeves,
And ankle-length dresses.

There is an air of great friendliness,
As if they were honouring
One they were fond of;
Some caper a few steps,
Skirts held skilfully
(Someone claps time),

And of great sadness also.
As they wend away
A voice is heard singing
Of Kitty, or Katy,
As if the name meant once
All love, all beauty.


(tự nhiên thấy có nét hao hao "Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc" của Văn Cao)

----------------

Lục lại blog cũ xem đã viết gì về Martin Amis:

Trước đây vần đi vần lại mấy quyển tiểu thuyết của Martin Amis mà thiệt tình không làm sao mà nhá nổi: SuccessThe Information, thấy như là một sự kết hợp không khéo léo lắm giữa American Psycho và các nhà văn Pháp có văn phong theo kiểu telegraphic và đầu óc của Frédéric Beigbeder (mặc dù tôi rất thích Beigbeder, nhất là các chronicle luôn luôn rất cynical). Amis, nhà văn lừng danh, người từng chửi nhau khủng khiếp với Terry Eagleton, mà chỉ thế sao? Quả thực là không có duyên, cho đến House of Meetings (Nhà Gặp). Chẳng nhẽ lại nói theo cái kiểu ấy: đây mới là văn chương! Chỉ cần vài câu đầu là biết mình đang ở trước một tác phẩm cực lớn: “My little brother came to camp in 1948 (I was already there), at the height of the war between the brutes and the bitches…” Trại ở đây là gulag của Nga, và hai anh em nhân vật chính là người Do Thái.

Một cái praise in ở bìa sau so sánh quyển này với Dostoyevsky. Tôi thì thấy đặc biệt cynical: “All right, Russian love. But still love.” Hay đoạn này: “Given Russian distances, and the general arduousness of Russian life, you’d expect a verst to be the equivalent of – I don’t know – thirty-nine miles. In fact it’s barely more than a kilometer.” Khi ấy nhân vật người anh đã già quay trở lại “chốn xưa” trên một con tàu hơi nước du lịch mang một cái tên cực kỳ oái oăm trong hoàn cảnh này: Georgi Zhukov.

Miêu tả tuổi già: “Yes, yes, I know – the old shouldn’t swear. You and your mother were quite right to roll your eyes at it. It is indeed a charmless and pitiful spectacle, the effing and blinding of an ancient mouth, the teeth false or dropped, the lips licked half away. And pitiful because it is such a transparent protest against failing powers: saying fuck is the only dirty thing we can still get up to.”

Rồi khi gần đến đích: “My eyes, in the Conradian sense, have stopped being Western and started being Eastern.” Ngay chương sau sẽ là gulag, và House of Meetings, và cái câu khủng khiếp: “But life was easy in 1956”. 

14 comments:

  1. hí hí uống sữa lâu thế, bố con nhà này uống sữa nháy mắt nhé, từ lúc đi lấy sữa đến lúc đi rửa ly chưa đầy hai phút:)

    ReplyDelete
  2. uống thế khéo đau bụng :ddd

    ReplyDelete
  3. Chắc bác NL tự uống sữa :)

    ReplyDelete
  4. ối giời ơi chạy đua vũ trang với tận bác Panmuk, sợ các bạn Giò! chờ chuyên bố con nhà Su nhá :))

    ReplyDelete
  5. chuyện ấy phải đợi hồi ký chị ơi :)))

    ReplyDelete
  6. tiết lộ thời gian uống sữa trung bình của mình nhà: 2 tiếng 43 phút 35 giây

    có bác nào máu muốn so đo không? :dddddd

    ReplyDelete
  7. Sẽ có những cuốn sách in email của các nhà văn và biên tập anh ạ :))

    ReplyDelete
  8. đến giờ uống sữa, tay cầm bình, tay bấm chuột, vào đây thăm tí.

    ở chỗ tôi họ bán sữa con chim bác ạ, nhãn hiệu Nestlé, còn chợ Á đông thì bán sữa ông già, nhãn hiệu Ba ông già râu dài mập mạp, tươi cười.

    việc thư từ ấy à? các cụ chậm tiến thì hay than phiền ra vẻ này nọ, chứ nhà văn bạn bè thời nay họ gửi nhau email với lại nhắn tin trên Facebook chứ ai mà chép ra giấy để mà người khác mầy mò! mai này, "các cháu" chúng nó nghiên kíu về "cụ Nhị Linh" hay "cụ Goldmund" thì phải xin Google mấy cái đĩa tồn kho, đem về đọc blog, chứ có giấy tờ nào nữa.

    thời buổi này, những thông tin cập nhật nhất đều ở trên Internet, kể cả tư liệu giáo khoa chuyên môn. giả sử NL sửa lỗi chỗ nào (có lỗi không nhỉ?) thì chỉ cần cập nhật, rồi tích tắc là các bản trên máy Kindle của tất cả người đọc đều có.

    sữa cũng vừa mút xong :) [nsc]

    ReplyDelete
  9. đúng là ma đưa lối quỷ dẫn đường nhé:) hôm nay ghé Fahasa lại thấy ngay House of Meetings mới ác. Thế là hai bạn Alpha và Pi nhịn sữa một tuần!:)

    ReplyDelete
  10. House of Meetings có bản tiếng Việt rồi ư?\
    Tuyệt!
    NQT

    ReplyDelete
  11. chúc mừng bác Goldmund, chịu khó uống sữa đi sẽ được thưởng :))

    Mr Tin Văn: bác Goldmund tìm được bản tiếng Anh thôi, Martin Amis sẽ có một vài bản dịch tiếng Việt trong thời gian tới, nhưng chưa phải House of Meetings

    ReplyDelete
  12. bản tiếng Anh thôi bác Tin Văn

    đúng là cần được chúc mừng vì ở VN mà vớ được bản tiếng Anh của những cuốn tử tế chả khác gì trúng số:)

    ReplyDelete
  13. ấy, tế mà tại Fahasa Nguyễn Huệ em lại tìm được một quyển cực oách của Soseki và một quyển cực oách của Tanizaki đấy nhá :ddd

    ReplyDelete
  14. Tks both of U
    NQT

    ReplyDelete