Oct 15, 2010

en hâte vers la stupidité

Linda Lê có kích thước quá cỡ cho độc giả Việt Nam, cho cả nhà văn Việt Nam. Linda Lê sống trong một thế giới khác, un monde totalement livresque, trong khi người ta chắc chắn sẽ chờ đợi một thân phận vật vã vì lưu đày, một người phụ nữ vượt qua bao nhiêu trở ngại khó khăn để viết văn bằng tiếng Pháp và thành danh như vậy. Đọc như thế thì chẳng bao giờ "ra" được Linda Lê, người vinh danh Cioran và trong bài nói ở Hà Nội hôm trước, vinh danh thêm một nhà văn Rumani "cùng ven" nữa, Benjamin Fondane, một người Do Thái Rumani chọn viết bằng tiếng Pháp. Linda Lê trích mấy câu thơ của Fondane:

Nous ne sommes d'aucun pays
notre terre c'est ce qui tangue
notre havre c'est le roulis

(Chúng ta không thuộc đất nước nào cả)

Hôm nay đọc bài Lý Đợi phỏng vấn Nguyễn Khánh Long, tôi nhớ lại lần đầu tiên biết tới Linda Lê. Những câu nói vu vơ trong bếp chung của ký túc xá. [... ...], lúc nào cũng loay hoay với tấm thiện tâm và sự quan tâm, mặt mũi sáng bừng vì tìm ra một đề tài có thể nói chuyện được, bảo là mới nghe trên đài một chương trình giới thiệu một nhà văn compatriote với tôi. Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy tên Linda Lê, giữa đám bát đĩa bẩn, pasta và pizza gặm dở, mặt bàn vương vấn nước xốt và bao tải rác to tướng màu đen đang nằm ì chờ đợi sự tự nguyện của một đứa nào đó (điều chẳng mấy khi có). Quyển đầu tiên tôi đọc, dĩ nhiên, là Les Trois Parques. Năm ấy là năm 2002, đối chiếu thời gian thì đó cũng là lúc Nguyễn Khánh Long đã dịch xong Calomnies nhưng không sao tìm được cách xuất bản ở Việt Nam.

Vài lần nữa sau này tôi lại nghe nói đến Linda Lê. Một người quen đề nghị giới thiệu tôi với Linda Lê. Tôi chẳng muốn gặp, đọc là đủ. Mấy ngày vừa rồi khi Linda Lê ở Hà Nội tôi cũng không gặp, đọc là đủ. Và ngấm ngầm vui sướng với niềm kiêu hãnh involontaire của Linda Lê, khi được "quá cỡ" trên chính đất nước tuổi nhỏ của mình.

Với một số người, không được hiểu, không được chấp nhận rộng rãi, là một niềm vinh hạnh. Linda Lê đã đặt tên cho một tiểu luận của tập Au fond de l'inconnu pour trouver du nouveau (cái nhan đề kỳ cục cho một quyển sách này là câu thơ của Baudelaire) là "La voix solitaire de l'homme" (Tiếng nói cô độc của con người). Đó là tiểu luận về Marái Sándor, cụ thể hơn là về la Conversation de Bolzano.

25 comments:

  1. De nghi post luon bai Ly Doi
    How?
    NQT

    ReplyDelete
  2. có trên báo mà:

    http://thethaovanhoa.vn/133N20101015094233627T0/doc-linda-le-qua-la-niem-hoan-lac.htm

    bác cũng có quen NKL phải không? kỳ này lẽ ra NKL về Sài Gòn nhưng bị ốm

    ReplyDelete
  3. Toi co quen NKL, da tung gap NKL may lan
    cung voi NTV
    Tks

    ReplyDelete
  4. Linda Lê có kích thước quá cỡ cho độc giả Việt Nam!

    ReplyDelete
  5. Thường thì mấy chị Việt viết văn tiếng tây dễ được tây đánh giá cao (chắc là do lạ), nhưng thử dịch các tác phẩm của mấy chị này sang tiếng Việt xem, đảm bảo chả ma Việt Nam nào thèm đụng tới.

    Linda Lê, Nam Lê ... dịch ra tiếng Việt đọc cũng chả có gì mới mẻ, hay ho.

    ReplyDelete
  6. hehe Nam Lê là chuyện khác, giống mỗi cái Lê

    ReplyDelete
  7. Đã đọc " Lại chơi với lửa" sau khi kết thúc " Lịch sử văn học Pháp" ( từ Trung cổ tới XVII) ====== > đúng là : Linda Lê có kích thước quá cỡ cho độc giả Việt Nam, cho cả nhà văn Việt Nam.
    nhận xét thêm : Thơ Việt Nam đã đi trước văn xuôi VN 1 khoảng cách khá xa .

    ReplyDelete
  8. @ Cậu Ấm Ngây Thơ: chính vì vậy mà họ thà chào đón Linda Lê chứ không muốn Thanh Tâm Tuyền. Thảm vậy.

    ReplyDelete
  9. hâm vừa thôi bác gì ạ, Thanh Tâm Tuyền thì liên quan gì ở đây?

    ReplyDelete
  10. Có hâm đấy, thơ cuả ông ấy hay thế, ở tù khổ muốn chết, không hề nói xấu ai ngay cả khi đã sống ở nước ngoài, sao không giới thiệu và in thơ cuả ông ấy. Sự giải độc như thế tốt đẹp hơn nhiều. Mượn Tây thì cũng sẽ lập lại cái thời mượn ISM, có hại dữ lắm. Hề hề... mình là người yêu nước và yêu blog cuả bạn mờ...

    ReplyDelete
  11. Có một nhóm sỏi thận gì đó chạy sang bên Tiền Vệ kêu kíu nhờ phân giải... nụi bộ. Hê hê... Họ chả có hiểu rằng Mr. Hoàng Ngọc Tuấn tuy đọc sâu viết rộng về văn học nghệ thuật Hậu Hiện Đại, sáng tác và chơi "Cul(na)ture" nhưng vẫn không quên cái "Trống Cơm" và những ca khúc Việt Nam. Cũng như họ lèm sao mà hiểu ông Tin Văn đọc khắp trời Tây, nhưng cũng vởn "cảm", viết về Nguyễn Ngọc Tư và các nhà văn trong nước rất oách.
    Chào Linda Lê là tốt rồi, nhưng lấy kích cở cuả bà mà "soi" rọi nhà văn trong nước là sai, là hạ nhục họ. Môi trường sáng tác cuả bà ấy với họ khác xa nhau. Ở bển bà thấy toàn... chị, trong nước chỉ thấy toàn... các em.

    ReplyDelete
  12. có gì mà hạ nhục, tôi chỉ muốn chỉ ra Linda Lê thuộc một mẫu nhà văn ở Việt Nam không tồn tại, từ đó mà kích cỡ không vừa nhau, còn thì tôi không che giấu là tôi cảm tình với mẫu nhà văn này

    ReplyDelete
  13. Sang Pháp năm 14 tuổi mà giờ nửa chữ tiếng Việt không biết, ai thèm kiểu như chị này tồn tại ở VN.

    ReplyDelete
  14. Linda Le là người không thể nào quên được Việt Nam, dù viết văn bằng tiếng Pháp, dù nói rằng tôi chẳng có 1 thứ quê hương nào, tô sợ rằng VN cần bà chứ bà không cần VN!
    NQT

    ReplyDelete
  15. Không biết tiếng Việt Nam, ziếc tiếng Tây thì là Tây cán cuốc rồi. Còn phải bào chữa gì nữa. . Tại sao chúng tớ phải cần fà fa fán fánh fèo fên fiển Tây.

    ReplyDelete
  16. ai bảo là nửa chữ tiếng Việt không biết?

    ReplyDelete
  17. Nói chung với nhiều người thì cứt tây thật thơm, nên chị Linda Lê mới có cửa để 1 số bạn bốc chị ấy lên. Chứ sách chị này mà dịch ra tiếng Việt thì người VN đọc lên nghe cũng thường thôi, có khi còn thấy tệ hơn so với nhà văn VN trong nước. VN đâu có thèm quan tâm đến chị ấy đâu mà hoắng. Khiếp, qua Pháp năm 14 tuổi mà làm như bi thảm thê lương với lại này nọ lắm.

    ReplyDelete
  18. hehe, cái thể loại độc giả (hoặc nhà văn, chắc nhà văn :d) như vừa nói ở trên thì rõ ràng là không vừa kích cỡ rồi, còn cãi cái gì

    ReplyDelete
  19. Ôi mấy các bác Ano nào đó ơi: nửa chữ của Linda Lê cũng chưa đọc mà sủa gớm thế. Dù không viết nửa chữ tiếng Việt nào trong những trang viết của mình nhưng ở đó, ít nhất cũng có nhữg di sản của một quê hương "khùng khùng trong đó, không thìlấy đâu ra mặc cảm của 1 kẻ may măn được xuất bản ở trời tây vơi một "Vị khách" ở trời Nam sang thăm.
    Hoàng.

    ReplyDelete
  20. Anh NL co du dinh dich cuon nao cua LL khong a?
    Trong ca tap Lai choi voi lua thi truyen cuoi cung la mot cai gi do rat khac giua mot dong toan xac chet voi quy am o phia truoc, nhu the la mot chut vui vui voi Dien Anh sau khi khong the tu chuyen the tac pham nao cua minh sang Dien anh vay?

    ReplyDelete
  21. mình từng nói là không bao giờ sờ vào các nhà văn nữ

    nghiêm túc mà nói tôi nghĩ tôi không đủ sức dịch fiction của nhà văn nữ, có nhiều thứ không chạm vào được :)

    ReplyDelete
  22. Đọc mấy cái comment trên kia, có cái viết mắc cười quá.
    Hai hình thái khác nhau, thì bắt buộc phải có 1 cái kém hơn cái kia à? Vậy ra, bất kì tập hợp nào cũng phải có quan hệ thứ tự?
    Lý luận kiểu gì mà chán thế
    Đúng là: Linda Lê thuộc loại ngoại cỡ.
    Tùng Lâm

    ReplyDelete
  23. NhiLinh said: "Linda Lê có kích thước quá cỡ cho độc giả Việt Nam, cho cả nhà văn Việt Nam." --

    Well, it's amazing that there are three female Vietnamese writers, two are "cao-thu?" and one "có kích thước quá cỡ ". Your collection is kind of interesting.

    ReplyDelete