Tác giả: chưa rõ
Tờ 19B
+ Giải thoát không bao giờ quan trọng bằng giải trí, vô vị
thì lúc nào cũng lắm màu hơn vô vi,
và vô trị chắc chắn không biết nhiều
bằng vô tri.
+ Lúc nào người ta cũng ghen tị với thiên tài, không phải vì họ có tài năng, mà vì mối ngờ vực, rằng thiên tài thì chắc chắn sẽ hạnh phúc.
+ Bên lề là cơn ác
mộng tồi tệ nhất, ảo tưởng đê tiện nhất.
+ Chỉ những kẻ vô cùng đáng ghê tởm thì mới có thể đắc đạo.
+ That is no country for old men. The young. In one
another’s arms, birds in the trees. (Yeats). And no country for dreamers, no
borders, no nationality, no home, nothing.
+ Hãy học cách sợ những thứ sau đây: chó không sủa, chim
không đập cánh, cá không răng, hoa không thơm, cây không lá, sông không chảy,
gió không cuồng, mây không trôi, quỷ không có đuôi và không sặc mùi lưu huỳnh,
thiên thần không tươi cười và những người ốm yếu; thêm những người không có
bóng nữa, và nhất là những người đi qua trước mặt con chó dữ mà nó không hề sủa.
+ Những gì lố bịch nhất khi đã già: hippie, các sex-symbol
(trừ Madonna), thiên thần với mái tóc bạc, bê, cún, “Forever Young”, Emma
Bovary thì có thể không nhưng Anna Karenina thì chắc chắn có. Jesus Christ và
Che Guevara và Rimbaud. Và nhất là một giọt sương, hoặc một cái nôi, sau một
trăm linh ba năm.
+ “the mirrors beneath the new luggage racks immaculate as
if they had reflected very little”
(Ford Madox Ford)
+ “đây sẽ là một cuộc chiến lớn và sẽ lừng danh hơn mọi cuộc
xung đột trở về trước. Ông đoán định như vậy vì nhận ra, ở cả hai bên, các Nhà
nước sắp giao chiến đều đã lên đến đỉnh điểm sức mạnh của mình trong tất cả các
lĩnh vực. Mặt khác, ông cũng nhận định toàn bộ phần còn lại của thế giới Hy Lạp
sẽ liên minh với một trong hai phe”
(Thucydide)
+ “Chủ nghĩa hoài nghi có hai mặt. Nó muốn nói chẳng gì là
đúng, nhưng cũng muốn nói chẳng gì là sai. Nó vứt bỏ mọi ý kiến và mọi cách
hành xử, vì chúng phi lý, nhưng qua đó lại cướp đi khỏi chúng ta phương tiện để
vứt đi bất kỳ ý kiến hay cách hành xử nào vì chúng sai.”
(Merleau-Ponty)
+ “Tôi đi ngủ, thế nên tôi tỉnh dậy. Tôi thức, thế nên tôi sẽ
buồn ngủ.”
(NL)
+ Dựng cái bóng của một vật thể thì khó hơn tạo ra một vật
thể.
+ Ngôn ngữ còn ngu hơn mức mà ta có thể tưởng.
+ Chim hay bay vọt lên, vì ham muốn không trung ít hơn rất
nhiều so với mục đích tránh thật xa cái bóng của nó.
+ Nghiên cứu tập tính
con người: cô gái Nhật Bản, nếu không chơi nhạc sẽ rất giống một lao công,
nhưng khi đã ở bên cạnh cây đàn koto của mình (cây đàn ấy bình thường có âm
thanh đơn điệu khủng khiếp) bỗng trở nên rất giống một con rắn, từ dáng người đến
điệu bộ. Chỉ tiếc là không thành cặp, như Thanh Xà Bạch Xà. Nhưng đã có tiếng
đàn, nó trở thành con rắn thứ hai để thành cặp với cô gái tạo ra nó. Âm nhạc còn có nghĩa tự tạo ra cái bóng của
mình.
Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (19A)
Châm ngôn viết ở rìa một khu rừng (18B)
mấy mục châm ngôn này là chán nhất blog :(
ReplyDeletemình thấy tò mò với bạn viết châm ngôn này :) thật thú vị
ReplyDeletechẳng thú vị mấy đâu
ReplyDeletecó thể là một người không có bóng đấy
The thi cang thu vi :)
ReplyDeletechắc cũng phải dành cả một công trình để đi tìm tác giả chưa rõ này đó anh
ReplyDelete"Lúc nào người ta cũng ghen tị với thiên tài, không phải vì họ có tài năng, mà vì mối ngờ vực, rằng thiên tài thì chắc chắn sẽ hạnh phúc."
ReplyDeletechỉ người nói được về những cơn ghen tị và xấu tính thì mới - nhưng mới gì?
chỉ người hào phóng, đến mức hoang phí (tức là khinh bỉ mọi có qua có lại - cái trông như là cơ hội ấy) thì mới - nhưng mới gì?
ít nhất thì đó là một cách (cách một) để nối Nguyễn Tuân vào với Baudelaire