Lần này, đọc lại Sử ký, tôi càng thấy rõ hơn, các sử gia đích thực có cấu tạo rất đặc biệt. Tư Mã Thiên hay Jules Michelet, Plutarque hay Tạ Chí Đại Trường. Và càng hiểu hơn tại sao trước khi qua đời, Tạ Chí Đại Trường hay nói năm mươi năm nữa sợ người ta vẫn chẳng hiểu được ông ấy.
Gần đây, "đề tài Tạ Chí Đại Trường" hay được bàn. Từ đó tôi thấy nổi lên một ý kiến, cho rằng sở dĩ Tạ Chí Đại Trường có cái nhìn như thế, viết được như thế, là vì ông ấy được tự do.
Nghe rất có lý, nhưng tôi ngại, đây mới chính là điều Tạ Chí Đại Trường sợ hơn cả, khi nói rằng năm mươi năm nữa người ta vẫn chẳng hiểu được ông ấy.
Tôi nghĩ, bằng toàn bộ cuộc đời mình, Tạ Chí Đại Trường cho thấy chính xác điều ngược lại. Điều ngược lại này nói một cách tường minh là: người ta không làm được gì nếu có đầy đủ mọi thứ gì tưởng chừng như là cần phải có. Những năm dài không có sách để đọc lại là cơ hội cho Tạ Chí Đại Trường thoát khỏi vòng (sự "thoát khỏi vòng" này cũng đặc biệt rõ ở Tư Mã Thiên, ta sẽ sớm nói đến). Các sử gia có đủ điều kiện, vật chất cũng như sách vở, lại được yên tâm mọi mặt về đời sống, nếu đặt trong tương quan so sánh với Tạ Chí Đại Trường, mới chính là những người bị chui vào trong vòng không thoát ra được. Chỗ yếu lại chính là cơ hội, và đó mới chính là cơ hội lớn. Điều này rất dễ hiểu nhưng lại chính là điều vô cùng khó hiểu.
Ốm, yếu, bệnh, tật cũng là cơ hội cho không ít người (xem ở đây). Borges từng tận dụng đến mức khủng khiếp sự mù của mình (Dante trong La Divina Commedia nói rằng người mù thì mới nhìn xa được). Cách tận dụng này gây ác cảm sâu sắc ở một số người hiểu được điều đó, chẳng hạn như Cioran (xem ở kia): một số người hiểu được Borges có lợi thế quá lớn.
Tự do cũng vậy: không phải Tạ Chí Đại Trường được tự do, mà ngược lại, Tạ Chí Đại Trường không có tự do, và biết rằng sự mất tự do của mình mới chính là cơ hội, là điều kiện.
Những người cho Tạ Chí Đại Trường được tự do nên mới như thế như thế, thật ra những người ấy chỉ đang phóng từ bản thân mình ra sự tuyệt vọng không hiểu nổi tự do nghĩa là như thế nào. Tự do không phải là như thế đâu. Than thở thì cũng giống hệt câu chuyện "giá không có ruồi" thôi. Và như vậy cũng chính là cách để không hiểu Tạ Chí Đại Trường, cũng như chẳng hiểu gì hết. Con người có tự do suy nghĩ, nhưng lại cứ đi đòi tự do ngôn luận (Kierkegaard). Nỗi lo của Tạ Chí Đại Trường rõ ràng là hữu lý.
Cũng chính vì không lý gì đến tự do (theo cách hiểu thông thường, nghĩa là ngớ ngẩn), Tạ Chí Đại Trường mới có thể đạt tới được tầm vóc như vậy, cái tầm vóc mà tôi nghĩ còn lâu lắm mới có người lặp lại được.
-----------
Nhân tiện: đã khép lại bài "Một nước Mỹ khác", cũng như tiếp tục Những khúc ca Maldoror: Lautréamont là một trong những nhà thơ quan trọng nhất để thơ ca có thể bước vào một con đường mới, đó là thời của những nhân vật như Rimbaud, Pessoa và không lâu sau đó, André Breton cùng chủ nghĩa siêu thực; Lautréamont chính là thần hộ mệnh của thơ ca kể từ Breton và chủ nghĩa siêu thực.
câu hay nhất về tự do trong blog này là "Năm tôi 22 tuổi, ngồi quán cà phê ở quảng trường Maubert đến bốn giờ sáng là một thể hiện tột cùng của tự do" :p
ReplyDeletedù tự do này có thể không liên quan đến tự do ở trên lắm.
Phải chăng anh nói đến sự Cô Đơn.
ReplyDeletecó hàng ngon báo riêng anh nhé, hehe
ReplyDeleteem tặng tờ Tin sách - gửi a B rồi nhé !
Deleteồi, cảm động quá, anh cám ơn nhá
ReplyDeletenghe đồn bên đó đang có nhiều Tiểu thuyết thứ bảy tục bản 49 lắm phải không, có gì nói chuyện nhé :p
Hic hic ...nói riêng kiểu gì đây anh ? a vẫn dùng số đt đuôi 155 à ?
Delete