Đây là Cổng tỉnh, ấn bản 1994:
Cuốn sách này được in xong vào tháng Tư năm 1994, hơn hai năm sau đó Trần Dần qua đời.
Những người có liên quan:
Nhưng trước hết, ta hãy quay lại với Bài thơ Việt Bắc, có niên đại sớm hơn, 1990:
Khi viết về ấn bản 2009 của cùng tác phẩm (mang nhan đề chính thức Đi! Đây Việt Bắc!), tôi đã nói rõ: "bản 1990 thiếu 156 câu trong tổng thể 908 câu so với bản 2009" (xem ở kia).
Đấy là về mặt văn bản, nhưng xung quanh Bài thơ Việt Bắc còn có chuyện niên đại nữa: ở thời điểm 2009, tôi nhận ra tất cả mọi người đều nghĩ cuốn sách có niên đại là 1991, kể cả những người tôi cứ ngỡ là phải rành lắm.
Tôi có một bằng chứng nữa cho việc cuốn sách in năm 1990 (thật ra là cuối năm 1990):
Ngày 22 tháng Chạp năm 1990, người ta tổ chức một đêm thơ mang tên Thơ tình của lính, có tám nhà thơ tham gia. Đây là giấy mời cho buổi hôm đó:
Hôm sau (23 tháng Chạp), chừng như gặp mặt sau đêm thơ, họ có một cuộc gặp đông người. Bốn người trong số đó (Trần Dần, Hoàng Cầm, Minh Giang và Phác Văn) ký tên lên một quyển Bài thơ Việt Bắc:
Như vậy, chắc chắn vào thời điểm này, cuốn sách đã in xong.
Quay trở lại Cổng tỉnh (ta biết Trần Dần viết tác phẩm này xong toàn bộ từ cuối thập niên 50):
Đây là bản thảo viết tay:
Trong giới sưu tầm sách ở Việt Nam, thỉnh thoảng, đôi khi xuất hiện các bản thảo viết tay.
Cách đây vài năm, khi biết bản thảo Cổng tỉnh, theo một con đường huyền bí nào đó (đi từ nhà xuất bản từng in cuốn sách là chắc chắn, nhưng sau đó còn theo những ngả đường nào và qua tay những ai, tôi cũng không biết) bỗng xuất hiện, tôi đã rất cố gắng chạm vào nó. Một bản thảo viết tay dĩ nhiên khác với một cuốn sách: rốt cuộc, tôi cũng không thể lấy toàn bộ tập giấy (Cổng tỉnh là một tác phẩm rất dày, đặc biệt dày), coi như chỉ cầm được vài mảnh nhỏ.
Vài mảnh nhỏ này, tôi dùng để nhìn sâu hơn vào một tác phẩm thơ đối với tôi hết sức đặc biệt.
Ta thấy, trong sách, Cổng tỉnh được trình bày như sau:
Thực sự, trước khi nhìn thấy bản thảo, tôi cứ ngỡ Cổng tỉnh là khi Trần Dần đã bỏ lối thơ bậc thang. Nhưng không phải, nó vẫn được viết bằng thể thơ bậc thang, không khác Đi! Đây Việt Bắc!:
Chỉ vì người ta trình bày cuốn sách như thế, cho nên ta có ấn tượng sai lầm ngay lập tức.
Và văn bản của Cổng tỉnh ở dạng sách in có đáng tin không? Với vài mảnh nhỏ bản thảo có trong tay, tôi có thể thấy bản sách và bản viết tay chênh nhau không ít. Dưới đây là vài ví dụ:
"Tượng chúa Jê-xu" (không phải "chúa" mà là "đức")
"Thùng bắc" (Thùng! Cắc!) (đây đang là tiếng trống: "thùng bắc" tuyệt đối vô nghĩa)
Câu rất nổi tiếng: "Chiều buông như một tiếng thở dài" (Chiều buông Như một tiếng kêu giài.) (đặc biệt, "kêu" đã bị biến thành "thở" - ta nhớ, Dương Tường có câu thơ "Chiều buông đầy tiếng thở dài")
Câu cuối cùng của đoạn: "Thôi đã hết một ngày!" (trong khi, ở bản viết tay, không phải "hết" mà "chết")
Có rất nhiều điều tương tự, dưới đây tôi chỉ nêu thêm vài điểm:
("Leo ngang đầu cột đèn" bị biến thành "Leo ngang cột đèn"; "trên ngã 7" bị biến thành "đêm ngã bẩy").
Dưới đây là một chi tiết cho thấy văn bản in trong sách Cổng tỉnh thuộc loại văn bản không thể tin được, cẩu thả đến vô biên:
Câu thứ ba, "Uống nón ba tầm" là tuyệt đối vô nghĩa. Thật ra không phải "uống" mà là "uổng", vả lại ở "chương" này Trần Dần liên tục lặp từ "uổng".
Nói rộng hơn, ta đã có thể có được một hình dung tương đối đầy đủ về sự nghiệp của Trần Dần, ở thời điểm 21 năm sau khi Trần Dần qua đời hay chưa? Chưa. Ta lại còn rất khó nói đến các văn bản đáng tin cậy nữa.
Dưới đây là vài đoạn tôi vô cùng thích chép lại từ Cổng tỉnh, với ý thức rất lớn rằng rất có thể văn bản không hoàn toàn đúng (mấy đoạn này thì tôi không có bản thảo viết tay để đối chiếu)
[...]
Mỗi em bé sinh ra đã án chết đợi chờ
Ngày tiếp theo đêm: hai tên đồ tể mọi
Xúc người như xúc sỏi
Đổ hàng thúng gái trai vào cửa lò đời...
Ta phải chen nhau trong đay nghiến nhẫn tâm
Những trục thép những răng cưa tàn bạo
Và máy đời nhả bã ở đầu kia:
Một ký cóp vác ô đen vểnh râu khinh ký cóp mũ trắng
Một chị Hai nhà Tây nguýt mỏ một cô sen
Toàn xã hội ầm ầm
Côn đồ đâm côn đồ
Nhà thổ xé quần nhà thổ
Trong dinh - toàn quyền đá đít toàn quyền
Ngoài dinh - lưu manh chia tiền tay chân chí chóe
Một cái đèn cù
Khố đỏ đuổi khố xanh
Khố xanh hậm họe lính lệ
Lính lệ lần khố dân
Dân túm tóc vợ
Vợ vác sào vụt con
Con cầm gậy phang chó
Chó thò răng ngoạm người
Đừng xoáy lốc nữa đèn cù!
Người đi chân thành lào xào lá rụng
Đã dễ đâm đầu thòng lọng dòng sông?
Ôi! Đại lộ ấu thơ xôn xao
Mùa cánh cam mùa bướm trắng
Ôi góc phố dậy thì nơ tím nón bài thơ
Có lẽ những mơ ước đã qua đi phủi tay không còn nhụy?
Có lẽ chân nõn... nõn một lần qua phố lấm là xong?
Không không! Hãy đến giếng ngọc trai
Nếu trắng trong là điều chừa chẳng nổi
Hãy thanh bạch giữa đầm lầy
[...]
[một đoạn về nỗi cô đơn]
Bơ vơ?
Tôi?
Một người có triệu người thân dọc quanh nghìn bờ biển
Tôi có họ hàng nghìn bộ lạc châu Phi
Tôi có đủ tình yêu
Nghìn lẻ một đêm yêu chưa thỏa sức
Tôi có thừa đắng cay
Nào đã kịp đắng cay đâu?
Sao đã cho tôi những phố xào xạc?
Sao đã ghi tôi vào mép sổ buồn rầu?
Tôi biết gọi về đâu?
Ai?
Ai có đôi lời an ủi?
Ai kẻ vỗ về trái đất bồ côi?
Để tôi đó? - Tôi cô đơn
Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tía
Cô đơn nắng đào cô đơn mưa tái nhợt đầu ô
Cô đơn lang thang trong các đám đông
Trên quảng trường nham nhở gió
Cô đơn lòng ngõ rỗng trăng chênh
Cô đơn sân ga tàu chạy tốc hành
Không đỗ lại các cuộc đời xé lẻ
Cô đơn trống đổ trường chiều
Ùa ra khỏi xà lim lớp học
Cô đơn pháo đánh trống lấp. Để mùa xuân
Đổi tích hát ê a đào kép cũ.
Cô đơn đoàn thợ mỏi còi tầm
Lê guốc gỗ cổng xăng-tan nhà máy
Cô đơn khi bị xúc phạm
Người đổ xiêu một cuộc động đất tâm hồn...
Cô đơn những mơ ước chết non
Nằm hiu hắt bụng quan tài sọ...
Cô đơn sực nghe canh ba tuyết đổ phũ phàng
Dù chỉ một mái nhà không củi lửa
Dù chỉ một ngã ba đen chết cóng hàng đèn
Cô đơn lá thư xanh xao
Chữ yêu đầu... tím run run mực đọng
Cô đơn phố bão tốc đầu bù
Ta cúi xuống đôi môi toác nẻ
Hôn mút lưỡi một hộp đêm nheo nhớt trần truồng
Ôi cô đơn! Cô đơn! Hãy lấy đêm nay làm đêm tận thế!
Hãy quàn xác lá khô lòng thẳm quan tài!
Gió lốc! đừng lên đừng lên!
Tôi chạy rông vỉa hè đêm
Nhà nhà then lim khóa xích
Chao ôi tôi! Một kẻ vóc sắt mình đồng
Tôi chẳng có ai yêu!
Để tôi cứ phải ném đá hộc thia lia sông
Tôi phải một mình ghé vai kênh chân thành đổ
Thôi thôi! Không cuộc tôm-bô-la vui nào mở đúng tên tôi
Đi đi thôi! Hãy đến bến tàu đen
Dìm đầu lui cơn trán sốt
Tôi ơi! Tôi ơi!
Rồi hãy đứng phỗng ngã tư buồn
Man mát ruột đớp đèn sương...
Nguyễn Bính, Trăm Hoa và Nhân văn-Giai phẩm
Thanh Tâm Tuyền
Trần Dần đã dịch những tác phẩm nào?
Trần Dần dịch giả
Trần Dần và Dostoevsky (về những ngã tư và những cột đèn)
những ngã tư và những cột đèn
Một cái êm rất xóc
Không vội
bác ơi bác viết về cuốn mới ra của Trần Dần đi, có hay hơn cuốn Những ngã tư không
ReplyDeleteÔng trần dẫn ông ấy trình bầy thế kia là rất luộm thuộm thơ gì sao không viết liền vào cho dễ đọc. Nxb người ta sắp xếp ngay ngắn lại, còn kêu gì.
ReplyDeletekhéo nói loạng quạng mà lại đúng luôn lý do tại sao lại từng có một nhà xuất bản tên đúng là "Trình Bầy" í nhở
ReplyDeletegiấy mời ku te quá
ReplyDeleteAnh thấy tay kia nó kể tay nọ cầm giữ rất nhiều bản thảo và không chia cho ai cả! Tay nọ thi thoảng điền thơ ấy vào những bông hoa nhỏ. Thế là một-lối trình bầy.
ReplyDeleteHôm nọ nhân lúc tìm được trang cuối mình cũng so thử, thấy 1 trang mà sai khác cũng đáng kể, hehe. Xem ra bản in Cổng Tỉnh này có chỉnh nhiều so với bản thảo, không biết lúc chỉnh sửa đó có thông qua tác giả ko nhỉ?
ReplyDeleteđó là một bí ẩn, chính bởi vậy cho nên phải nói rất rõ trường hợp "uổng" sai thành "uống", tức là thực sự cẩu thả
ReplyDeletevả lại, ở đoạn này dường như Trần Dần đã yếu lắm rồi
Bác đã bao giờ thấy quyển Cổng Tình nào có đề tặng và ký tặng của ông Trần Dần chưa? Mình nghĩ có thể ông ấy sẽ ghi chú gì đó trong các bản đề tặng, về việc bị kiểm duyệt và bị sửa. Như trường hợp quyển "Bài thơ Việt Bắc", dường như các bản có ký tặng ông ấy đều ghi "Chương XIII, kiểm duyệt - bỏ"
ReplyDeletequả là "bài thơ Việt Bắc" thấy có nhiều quyển Trần Dần ký tặng, còn "Cổng tỉnh" có vẻ rất hiếm, chắc vẫn liên quan đến tình trạng sức khoẻ của Trần Dần vào hồi giữa năm 94
ReplyDeletequả là oan "uổng" mà lại ko uổng. sau cái thời điểm ấy thì Thơ đã "đau đớn lòng anh chết nửa con người" theo nghĩa đen rồi. scene kế tiếp rất đông "một đoàn thằng ngọng đứng xem chuông."
ReplyDeletechúng bảo nhau rằng: ớ oả ơ
ReplyDeleteta lại rơi vào một câu chuyện (đã tương đối nhàm chán) của "di chúc bị phản bội"
từng đoàn di chúc nối nhau đi
như một tiếng kêu giàiiiiii
[một đoạn về nỗi cô đơn] đắt quá, đọc cứ rưng rưng:) Thế, Cổng tỉnh đã được in lại thành sách mới như Những ngã tư..., Đêm núm sen chưa anh?
ReplyDelete