Jul 22, 2018

Năm 1913

Trước tiên xem ởkia. Đây cũng là một cú nhìn nhận chỉ một năm đơn lẻ, giống ởkia.


(ảnh trên đây: courtesy of PTV)

Ấn bản 1968 nhà Cảo Thơm của bản tiếng Việt (Mặc Đỗ) Le Grand Meaulnes có hai lỗi in thuộc loại cực kỳ khoai. Hai lỗi in này, tôi sẽ lấy làm ví dụ trong loạt thuyết trình sắp tới đây về lịch sử báo chí Việt Nam, loạt thuyết trình mà tôi đã thông báo ởkia (tôi cảm thấy đã gần như sẵn sàng cho nó, thậm chí tôi còn có tên cụ thể cho các buổi: ngoài buổi thứ nhất và buổi cuối, ba buổi giữa sẽ lần lượt có tên như sau đây - và đó cũng là tên của các chương cuốn sách tôi sắp viết xong - "Nguyễn Văn Vĩnh", "Cuốn sách là định mệnh của tờ báo" và "Pháp và Việt Nam").

Dự định của tôi trong cuộc trở lại của Mặc Đỗ là ba cuốn sách tổng cộng. Tôi đã làm xong César Birotteau (giờ đã tới thời điểm cần nhìn nhận nó, Mặc Đỗ, nhưng cả văn chương Balzac, và sự hiện diện của Balzac tại Việt Nam nữa) cùng Tâm cảnh, cuốn tiểu thuyết của André Maurois. Anh Meaulnes đã ở sát thời điểm xuất hiện. Cũng như bản dịch César Birotteau, bản dịch Le Grand Meaulnes của Mặc Đỗ sẽ quay trở lại sau đúng 50 năm chúng được in lần đầu.

Tôi đã nói đến chuyện Mặc Đỗ làm tôi thay đổi cái nhìn đối với Maurois. Điều này rất quan trọng, và cũng rất hiếm có. Cái nhìn của chúng ta rất dễ bị dính chặt vào một số điều (vào một hướng); phải cần tới một cú đụng, một va chạm, các kết dính, cố kết mới có cơ bung ra khỏi những gì giữ chặt lấy chúng, sau đó mới có thể nhìn khác đi. Yếu tố gây thay đổi rất hiếm khi xuất hiện, nếu bỏ qua thì tức là bỏ qua cơ hội. Con người có tội lỗi hay không? Tôi nghĩ là con người chẳng có tội lỗi nào, ngoài chuyện con người luôn luôn bỏ qua cơ hội, vì không hiểu rằng đó là cơ hội. Cơ hội xuất hiện cùng - như mọi thứ, điều này là hiển nhiên - mặt bên kia của nó; mặt bên kia của cơ hội chính là trừng phạt. Tội lỗi (tội ác) là ẩn dụ của bỏ qua cơ hội. Và cơ hội cũng giống trứng mà mỗi người phụ nữ mang, số lượng của chúng hữu hạn. Rất hữu hạn.

Nói đến "trứng" ở đây không ngẫu nhiên: một cuốn sách ra đời như thế nào? Có phải sự ra đời nào cũng đi được vào tồn tại hay không? (nếu không đi được vào tồn tại, thì tức là không nhập vào được một thứ: thực tại) Tôi sẽ còn quay trở lại vấn đề này, nhưng ngay lúc này tôi đã có thể nói, cũng như không phải quả trứng nào cũng làm nảy sinh tồn tại (và sự sống), đâu phải mọi thứ gì gồm có những tờ giấy, có cái tờ giấy dày hơn (thường vẽ hình sặc sỡ) bọc ở bên ngoài, cũng đều là cuốn sách. Thậm chí chuyện còn ngược hẳn lại: tuyệt đại đa số những thứ đó hoàn toàn không phải là sách. Để có một cuốn sách, cần cái gì? Cần một cái gì đó. Tôi sẽ còn trở lại. Nếu nghĩ đến hình thức sinh sản của các loại cây, thụ phấn, ong, gió, etc. điều trên đây sẽ còn rõ hơn rất nhiều.

Maurois năm 1933, tại nhà xuất bản Flammarion:




Một 1933 khác của Maurois:


Đây là kết quả một buổi thuyết trình của Maurois về Paul Valéry; ai rành tác phẩm của Valéry sẽ hiểu tại sao tên cuốn sách của Maurois lại có từ "introduction": Maurois đang thực hành "parodie" với chính Valéry, cụ thể là những gì Valéry viết về Vinci, một trong những gì thể hiện rõ rệt nhất tinh thần của Valéry:



Thủ bút và chữ ký của André Maurois (lại mượn từ chuyên gia VHT):


(viết trên quyển sách Maurois viết về Marcel Proust)





Nhưng chúng ta sẽ quay trở lại với chủ đề chính, năm 1913, và Alain-Fournier:


Một nhân vật nhất thiết phải nói đến trong câu chuyện Alain-Fournier: Jacques Rivière. Nếu không có Rivière, chúng ta sẽ gần như chẳng biết gì về Alain-Fournier. Không chỉ Augustin Meaulnes mới bí ẩn, mà Alain-Fournier cũng đặc biệt bí ẩn.

Mấy cuốn sách của Rivière:



(trên đây là một tác phẩm posthumous của Jacques Rivière; Alain-Fournier yểu mệnh, chết khi chưa đầy ba mươi tuổi, nhưng Rivière cũng sống chưa đến tuổi bốn mươi; năm 1935, đúng hẹn như Jacques Rivière dặn trước khi qua đời, mười năm trước đó, bà quả phụ Rivière - chính là em gái của Alain-Fournier - cho in cuốn tiểu thuyết Florence)

Còn đây là một cuốn sách khác, được đề tặng cho Marcel Proust; Rivière trở thành gạch nối giữa Alain-Fournier và Marcel Proust, chủ đề đích thực của chúng ta:







(còn nữa)



Lần lần từng khu vực một
Mặc Đỗ: một César
Dịch thuật miền Nam
Mặc Đỗ
Dịch thuật Việt Nam



14 comments:

  1. cần một vài mặc-đỗ cho văn chương nước ta bây giờ. ngoài một người nữa, cũng mới đây, dường như chỉ thấy có Mặc Đỗ cho thấy được chất mỉa mai lồng lộng trong tiểu thuyết Balzac, ờ, dĩ nhiên, qua tiếng Việt.

    ReplyDelete
  2. Em ước mơ ra được Giờ thứ 25.

    ReplyDelete
  3. đúng quyển dở nhất MĐ từng dịch, cùng Vicki Baum

    ước mơ của giới trông như là đọc sách ở Việt Nam thường như vậy

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em không thuộc giới đọc sách, mà bán sách. Giờ thứ 25, sẽ chạy - kiếm được nhiều.

      Delete
  4. và chỉ cần có gì đó là tức khắc quay sang dùng một thứ rất đặc trưng: bựa

    ReplyDelete
  5. Một page review văn học mới ra đời vài hôm, có viết về dịch thuật của Mặc Đỗ, mang đầy hơi hướm của anh viết về MĐ, thiếu điều copy :p . Anh "làm phước" hơi nhiều á. Haha

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài tớ viết, trời ơi toàn là thông tin về nhân thân và tác phẩm của 2 dịch giả miền Nam, có chi to tát mà bê nhỉ. Chắc là giọng văn giống lão Nhị :D

      Delete
  6. nói thế chứ, có lần có người bảo có nhân vật xyz lấy nguyên xi những gì tôi viết abc, rồi lại còn copy gửi cho tôi xem, tôi cũng xem, tôi thấy nói vậy là quá lời, vì tôi thấy nhân vật í có sáng tạo, thêm được hẳn hai cái "hehe", thế là khác lắm rồi

    ReplyDelete
  7. đoạn về cơ hội làm nhớ đến một đoạn về nhân vật Jed Martin của MH trên blog này. Đôi khi cuộc đời cho bạn một cơ may, hình như thế.

    VVD

    ReplyDelete
  8. Tui có thac mắc là MĐ có dịch Hemingway cuốn ông già và biển cả mà dịch từ tiếng Pháp thì phải

    ReplyDelete
  9. từ tiếng Anh

    cũng như Scott Fitzgerald

    ReplyDelete
  10. Ồ thế thì được ạ, tui cũng mong cuốn đó trở lại lắm.

    ReplyDelete
  11. "thế thì được" gì thế? nếu đã đọc nó mà còn không biết là dịch từ tiếng nào, thì tức là đâu có quan tâm đến nó

    nếu chưa đọc thì biết gì về nó mà mong trở lại?

    ReplyDelete