Có ai còn nhớ Panaït Istrati không nhỉ? Cái tên ấy từng xuất hiện trong một câu chuyện của tôi, câu chuyện về Nguyễn Tuân. Trong Một chuyến đi, Nguyễn Tuân đã nhắc đến Istrati, như một "hình mẫu" về phiêu lưu, xem ởkia.
Nhưng Panaït Istrati có xuất hiện ở Việt Nam (trong tiếng Việt) hay không? Câu trả lời chắc chắn gần ở mức một trăm phần trăm (kết quả của những tìm kiếm thông thường, các thống kê như ta vẫn thấy ở tuyệt đối đa số nhà nghiên cứu Việt Nam) là không.
Nhưng không hẳn. Chúng ta sẽ bước vào một câu chuyện hoàn toàn khác.
Istrati vẫn xuất hiện trong tiếng Việt. Nếu - cho điều này, cũng như cho mọi điều khác - có một sự nhìn nhận không chỉ theo các đường thẳng, mà chứa đựng nhiều sắc thái (sự thật nằm trong mâu thuẫn, Goethe nói, còn Benjamin Constant bảo, sự thật nằm trong các sắc thái).
Sẽ không tìm được cuốn tiểu thuyết nào của Istrati dịch sang tiếng Việt (chắc vậy), nhưng Istrati vẫn cứ hiện diện trong tiếng Việt.
Dưới đây là một số Việt báo:
Nó thông báo bắt đầu từ số sau, bản dịch một tiểu thuyết của Istrati sẽ khởi đăng (nhiều kỳ), người dịch là Tịch Khách:
Bởi trên số này có bài thơ của Tố Hữu nên tôi chụp luôn:
Tôi sẽ còn quay trở lại với câu chuyện Tố Hữu xuất hiện trên một số tờ báo rất bất ngờ.
Và đúng thế thật, Việt báo số 10 (từ 23 tới 30 tháng Bảy năm 1949) bắt đầu đăng bản dịch đã được thông báo trên số 9:
Trên đây là tiểu sử Istrati, còn dưới đây là bắt đầu "vào truyện":
Trên số Việt báo ngay tiếp theo:
Ấy, nhưng với riêng trường hợp Sở tìm việc, ta sẽ không thể đọc nó liên tục một mạch trên Việt báo. Đây là một trong những bất trắc có thể xảy ra đối với feuilleton. Vì feuilleton liên quan chặt chẽ đến sức khỏe của tờ báo đăng nó.
Tôi từng tìm ra dấu vết một tiểu thuyết đăng trên ít nhất ba tờ báo (cũng có thể là bốn): giống như là các tờ báo, trong sự sống và chết phập phù của chúng, có một cuộc chạy tiếp sức âm u - và có nhiều khi rất nhiều tờ báo cũng không đăng đầy đủ được một cái gì đó. Mà "đầy đủ" trong địa hạt của feuilleton thì có ý nghĩa hết sức tương đối: tác giả hoàn toàn có thể tự dưng bỏ, tác giả có thể viết thêm, thậm chí thêm rất nhiều. Dẫu thế nào, feuilleton là thứ khiến ta có một hình dung rất lớn về chuyện "các sắc thái" có thể là như thế nào. Đọc tiểu thuyết của Dickens thì luôn luôn phải có trong đầu hình dung về dạng tồn tại của nó, tiểu thuyết feuilleton; hoặc nữa, Les Mystères de Paris (Những bí ẩn thành Paris) của Eugène Sue, cái bộ vẫn hay được coi là dấu mốc chói lọi của tiểu thuyết feuilleton; tất nhiên còn rất nhiều nữa.
Quay trở lại với Sở tìm việc của Istrati; sau một số kỳ đăng Việt báo, nó tiếp tục xuất hiện trên một tờ báo khác, cùng khoảng niên đại với Việt báo, nhưng chậm hơn vài tháng, tờ Thế giới:
Ngày ra báo chính xác là "từ 19 đến 25 tháng Mười một năm 1949":
Viết rất rõ là đăng tiếp bản dịch Sở tìm việc; có điều, không nói trước thì đăng trên tờ nào; trong hiện tại, trong khi mọi điều diễn ra, người ta gần như chẳng bao giờ hình dung được, chỉ vì không viết rõ ra cái gì đó, mà về sau này sẽ gần như vô phương tìm kiếm. Chắc hẳn, ở câu chuyện này còn có vai trò của những khúc mắc giữa các tờ báo và những bỉnh bút của nó.
Dầu thế nào, Sở tìm việc được đăng tiếp trên Thế giới:
Thế giới sẽ đăng bản dịch này trên nhiều kỳ nữa.
(hình ảnh tờ Thế giới: courtesy of PTV)
Nhưng Istrati thì như thế nào? Ngày nay, trong tiếng Pháp (là người Rumani, nhưng Istrati là nhà văn viết bằng tiếng Pháp: trong tiểu sử Tịch Khách viết tại kỳ thứ nhất đăng bản dịch Sở tìm việc trên Việt báo, đã có câu chuyện nổi tiếng, Istrati tự sát, người ta tìm được trên người Istrati bức thư định gửi Romain Rolland nhưng đã không gửi, rồi thư cũng đến tay Rolland, Istrati thì không chết vì cú tự sát, Rolland đã trở thành người bảo trợ, và trong vòng trên dưới chục năm, Istrati chứng tỏ mình là một nhà văn lớn, trác tuyệt - nhưng Istrati sẽ chết tương đối trẻ), ngoài Kyra Kyralina (tiểu thuyết có thể coi là đầu tay của Istrati, nhưng không hoàn toàn như vậy), Istrati không còn được biết đến nhiều. Trước đây có một tuyển tập, còn dưới đây là tuyển tập gần đây hơn cả, sản phẩm của nhà xuất bản Phébus, tủ sách "Libretto":
(bộ sách có ba tập đấy, tập thứ ba tôi nhét vào đâu mất chưa lục ra được)
Người thực hiện bộ sách này là Linda Lê:
Sở tìm việc là cái thứ ba tính từ dưới lên:
Dưới đây là Oncle Anghel, một trong những gì Istrati từng viết mà tôi thích nhất, trong ấn bản (gần như) đầu:
Nhà xuất bản Rieder hết sức quan trọng đối với Istrati; có những lúc một nhà xuất bản là đặc biệt quan trọng đối với một nhà văn. Trong lời tựa cho bộ Oeuvres, Linda Lê nhắc không ít tới mối quan hệ giữa Istrati và nhà Rieder.
Nhà xuất bản Rieder cũng chính là nơi có tờ tạp chí Europe; tôi tin tạp chí Europe chính là tờ tạp chí Pháp được biết đến rộng rãi nhất ở Việt Nam (lý do rất dễ thấy: vì nó khuynh tả), ngày nay Europe vẫn tồn tại.
Ta quay trở lại đoạn đầu của tạp chí Europe, số 14 năm 1924. Oncle Anghel của Istrati (đây là tiểu thuyết thứ hai của Istrati, sau Kyra Kyralina) có "version pré-originale" ở đây (về khái niệm này, xem ởkia):
(trang bên cạnh là phiếu đặt báo dài hạn)
Hai sách khác mà Rieder in từ thời ấy:
NB. Tử tước de Bragelonne cũng chính là một cuốn tiểu thuyết feuilleton; không những thế, đây còn là một cuốn tiểu thuyết feuilleton vĩ đại; tôi sẽ còn quay trở lại với nó, cùng toàn bộ câu chuyện Les Trois Mousquetaires-Vingt ans après-Le Vicomte de Bragelonne, ba bộ tiểu thuyết đăng báo mất chục năm mới xong, cũng như câu chuyện giữa Alexandre Dumas và "ne" Auguste Maquet etc.; rất feuilleton, chàng Raoul de Bragelonne xuất hiện đầy kịch tính trong vài chương đầu tiên, rồi bỗng nhiên chẳng thấy đâu nữa (ngoài pha phi ngựa lướt qua ông vua Charles Đệ nhị nước Anh ngay đầu chương XVI, "Remember": đây là một chương vô cùng nổi tiếng của Bragelonne): độc giả của feuilleton thậm chí còn phải chuẩn bị trước tinh thần để thấy nhân vật nào đó cứ tưởng sẽ là nhân vật chính của tác phẩm bỗng biến mất hoàn toàn (cứ như trong phim của Alfred Hitchcock, hay phim của Michelangelo Antonioni); nhưng dường như, ở Tử tước de Bragelonne, điều đó không đặt ra thành vấn đề nhiều cho lắm, bởi cho đến lúc này, ta đã gặp lại Athos (Nguyễn Văn Vĩnh gọi là A-tố), cùng d'Artagnan, cái tên Aramis cũng đã xuất hiện, và hoàn toàn có thể đoán cả Porthos (Nguyễn Văn Vĩnh gọi là Bô-tố) cũng đã lấp ló không xa
Le Vicomte de Bragelonne (Alexandre Duma) (dang dần dần) ở Việt Nam
Mario Vargas Llosa (không hẳn) ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam (cùng Bùi Giáng)
Valery Larbaud ở Việt Nam
Paul Valéry (tuyệt đối không) ở Việt Nam
Madame Bovary ở Việt Nam
Günter Grass (không có độc giả) ở Việt Nam
Joseph Roth (chẳng hề) ở Việt Nam
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam
Bernard Malamud và Naguib Mahfouz ở Việt Nam
Isaac Bashevis Singer ở Việt Nam
Stefan Zweig ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Maiakovski ở Việt Nam
César Birotteau ở Việt Nam
Simenon ở Việt Nam
Dostoievski ở Việt Nam
Les Trois Mousquetaires ở Việt Nam
Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam (một khoảnh khắc: Châu đảo)
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam
It's going to be ending of mine day, however before end I am reading this wonderful piece of writing to increase my experience.
ReplyDeleteĐã bảo là muốn ngủ được thì phải đếm nhẩm trong miệng cho tới khi mệt thiếp đi, hay là chia một vecbờ Tiếng Pháp mà tôi đã dạy em đó. Thôi, rán nói theo tôi
ReplyDeleteTôi ngủ, mày ngủ, nó ngủ...