Oct 15, 2018

Bùi Giáng trên gdpt [lsbcvn]

Ởkia, tuy biết là gần như vô vọng nhưng tôi đã thử hỏi xem ai có số 60 và 63 của tờ Giáo dục phổ thông hay không, vì tôi rất muốn đọc kỳ đầu và kỳ cuối trong loạt bốn bài của Bùi Giáng về Simone Weil; giờ, quay trở lại với bản thân tờ Giáo dục phổ thông, tôi lại hỏi thêm lần nữa (dẫu biết chuyện vẫn tiếp tục gần như vô vọng); Bùi Giáng xuất hiện trên tờ Giáo dục phổ thông (một tờ tạp chí quan trọng trên nhiều phương diện nhưng rất ít được biết tới - nó bị khuất lấp sau những tờ tạp chí rất nổi tiếng cùng thời, nhất là Bách khoa hay Sáng tạo) như thế nào? Đồng thời, cũng tiếp tục luôn chuỗi "lsbcvn" đã bắt đầu ởkia.

Chúng ta chưa biết gì về các tờ báo, chúng ta vẫn chưa biết gì về chúng. Nền nghiên cứu của chúng ta là một nền nghiên cứu kỳ thị báo, chỉ biết đến sách. Đây chính là một trong những điều làm nên sự sụp đổ của nghiên cứu tại Việt Nam (xem thêm ởkia); và tất nhiên không chỉ là sụp đổ trong riêng địa hạt nghiên cứu văn học. Người ta sợ các tờ báo. Điều này hiểu theo rất nhiều nghĩa, và rất nhiều tầng.

Cách đây nhiều năm, liên quan đến Phan Khôi, tôi từng trích Giáo dục phổ thông (xem ởkia). Kể từ đó, tôi đã tìm thêm được (chưa đầy đủ) các số gdpt. Ở đây, tôi tập trung vào Bùi Giáng: Bùi Giáng xuất hiện trên gdpt như thế nào? Tôi sẽ chỉ liệt kê dựa trên bộ gdpt (chưa đầy đủ) mà tôi thu thập được, tất nhiên.

Nhưng trước hết, niên đại của Giáo dục phổ thông như thế nào, một cách cụ thể?

Tôi chưa tìm được số 1, nhưng số sâu nhất của gdpt mà tôi có, số 24, rất may, là một số "tròn năm". Gdpt là một tờ bán nguyệt san, cho nên vì ra đầy đủ năm đầu tiên, số 24 chính là số đi hết một năm: số 24 của gdpt ra ngày mồng 1 tháng Mười (bán nguyệt san gdpt ra ngày 1 và ngày 15 hằng tháng):


Các chi tiết giúp xác định một số điều:


"Lá thư tòa soạn" cho thấy tờ Giáo dục phổ thông đã ra được tròn một năm:


Trên số này (và nhiều số khác), có quảng cáo cho tờ Bách khoa khi ấy rất mới:


"in tại Xã hội Ấn quán":


Số 24 trên đây quá mờ và lại bị rách nên tôi chụp luôn số 25, ta thấy, năm thứ hai của gdpt là năm 1958, như vậy có thể suy ra số 1 của nó ra ngày mồng 1 tháng Mười năm 1957:



Tôi chụp bìa số trên đây (số 28) chủ yếu vì chỗ ghi tên tác giả Thạch Trung Giả và Triều Đẩu: tôi chưa kiểm tra kỹ hơn nhưng nếu tôi nhớ không nhầm, cùng nội dung ấy về sau (in vào sách) sẽ chỉ ghi tên Thạch Trung Giả, chứ không thấy Triều Đẩu (tức Nguyễn Văn Phùng) đâu nữa.

Số đầu tiên Bùi Giáng xuất hiện (tất nhiên, đây là "số đầu tiên" trong bộ gdpt của tôi; tuy nhiên, tôi nghĩ có thể chắc được rằng trong vòng 30 số đầu của Giáo dục phổ thông không có Bùi Giáng hoặc nếu có thì cũng chỉ rất ít), số 37 ra ngày 1 tháng Năm 1959:


Ở số 37 này là một bài thơ, "Gửi anh":



[tiếp] tôi nghĩ đã không ai thấy có gì lạ khi xem quảng cáo cho tờ Bách khoa trên đây: chỗ "tươi lạ, lọc lừa" in rất to í; chắc hẳn, "lọc lựa" đã bị in sai thành "lọc lừa"

Thêm một bài thơ, trên số 42:


(quay trở lại với số 44 đã nói ởkia: trên số này, xuất hiện cả Phạm Công Thiện và Bùi Giáng; bài của Phạm Công Thiện cũng sẽ đăng trên tờ Lành mạnh) câu chuyện bài thơ "Phụng hiến" ("Phụng dâng"):




Bìa số dưới đây để thấy, thêm một lần nữa, "cặp" Thạch Trung Giả-Triều Đẩu (hai nhân vật ấy trước đó cũng đã xuất hiện trên cùng một tờ báo, nhưng là tại Hà Nội, đầu thập niên 50, tờ Thế kỷ - đó cũng là nơi có Trúc Sĩ; Trúc Sĩ cũng xuất hiện trên Giáo dục phổ thông):


Sang đến một bài dài của Bùi Giáng, và cũng đăng không chỉ một kỳ giống bài về Simone Weil; đây là thời điểm bắt đầu câu chuyện Bùi Giáng-Camus (số 57 và 58 của năm 1960):

























Trên số 58, ngay sau bài về Camus (và La Peste) của Bùi Giáng, là một bài của Triều Đẩu, về Marcel Proust:





Tôi sẽ còn có riêng một chuyên đề về Triều Đẩu nên ở đây chỉ nói đến như vậy.


[tiếp] số 64, thêm một bài thơ, "Tuổi trẻ":



Trên số 65 của Giáo dục phổ thông, Bùi Giáng viết về Antoine Saint-Exupéry:










Số 68, một bài thơ, "Giã từ Đà Lạt":



Từ số 71, Bùi Giáng quay trở lại với Camus, thêm một loạt bài, bắt đầu từ đây:





















[tiếp] trong các bài viết ở giai đoạn này ("giai đoạn gdpt"), Bùi Giáng thể hiện mình là độc giả của một số nhân vật: không khó hiểu khi Bùi Giáng đọc Boisdeffre và Albérès, nhưng André Rousseaux là một bất ngờ tương đối lớn - tôi sẽ còn quay trở lại điểm này, Bùi Giáng đọc Rousseaux

Chuyển sang số 72, Bùi Giáng quay trở lại với Camus, lần này là Le Malentendu:
















[tiếp] cuộc Camus của Bùi Giáng rất dài (và chắc hẳn nó tạo ra cả một "bộ khung" cho sau này - tôi sẽ còn trở lại với riêng điều này); sang đến số 73 cuối tháng Mười một, đầu tháng Chạp năm 1960 của tờ Giáo dục phổ thông, Bùi Giáng đăng bài "Thêm vài nhận định về Albert Camus":


































Tạm rời phần liệt kê các bài viết của Bùi Giáng trên tờ Giáo dục phổ thông (tóm tắt lại - trong những gì tôi đã tìm được - chủ yếu về Camus, nhưng cũng về Simone Weil và Saint-Exupéry, và cũng không chỉ có vậy, như sẽ thấy ở đoạn sau), chuyển sang một thao tác khác; đó là thao tác mà tôi đã thực hiện đối với một bài thơ riêng lẻ của Bùi Giáng: chỉ cần đặt phiên bản gdpt của bài "Phụng dâng" bên cạnh cùng bài thơ ấy nhưng đã đổi tên thành "Phụng hiến" in trong tập Mưa nguồn, ta đã có thể thấy rất nhiều điều liên quan tới cách thức viết thơ của Bùi Giáng - ít nhất, ta có thể khẳng định Bùi Giáng  sửa chữa, các version (liên tiếp) của cùng một bài thơ khác nhau, nhiều khi mức độ khác không hề nhỏ. Vì niên đại các bài thơ Bùi Giáng đăng trên gdpt chỉ trước niên đại tập Mưa nguồn rất ít năm, điều này càng trở nên nhiều ý nghĩa. Một so sánh tương tự đối với một bài thơ khác sẽ cho thấy ngay lập tức Bùi Giáng rất hay sửa thơ của mình. Một bài thơ, đối với Bùi Giáng, dường như không bao giờ ở phiên bản chung quyết. Ở trên đã có bài thơ "Tuổi trẻ" đăng gdpt, dưới đây là cùng bài thơ ấy (lần này, nó không bị đổi tên, như trường hợp bài "Phụng hiến"), như nó xuất hiện trong Mưa nguồn:




[tiếp] số 74 và 75 (một số kép) của tờ Giáo dục phổ thông kết thúc năm 1960; đây là số muộn nhất của tờ tạp chí mà tôi tìm được, không biết đoạn sau sẽ như thế nào; trên số này, Bùi Giáng viết về Jean-Paul Sartre

Bùi Giáng là nhân vật rất hiếm hoi của thời ấy thoát khỏi Sartre một cách rất dễ dàng. Điều này rất đáng khâm phục; nhất là nhìn từ thời điểm hiện nay, điều ấy vô cùng đáng ngưỡng mộ. Rất có thể nguyên do lớn là Bùi Giáng có một quy chiếu tốt, đó chính là Albert Camus (cộng thêm Simone Weil); nhìn từ khoảng cách lớn, Camus có ý nghĩa như vậy - trong tương quan với Sartre. Nhưng, chắc hẳn, nguyên nhân không nhỏ nữa nằm chính ở chỗ: Bùi Giáng là người hiếm hoi của một thời không sa vào trò bourgeois.

























Trên đây là những gì tôi tìm được của Bùi Giáng đăng trên tờ Giáo dục phổ thông, trong vòng mấy năm cuối thập niên 50 của thế kỷ 20. Tôi từng xem nhiều bài viết về Bùi Giáng, có cả những cuốn sách viết riêng về Bùi Giáng, tập hợp nhiều người. Dường như người ta không bao giờ nghĩ có một Bùi Giáng như xuất hiện trên Giáo dục phổ thông. Bình luận về Bùi Giáng tuyệt đại đa số nằm ở những mù mịt từ ngữ, vinh danh màu mè, nước mắt nước mũi tèm lem. Rất tương tự: trường hợp Đinh Hùng, trường hợp Trần Vàng Sao. Chẳng bao giờ người ta thử tìm kiếm xem các nhân vật ấy có thể có một hay những hình ảnh khác so với thông thường vẫn được cho là hay không. Sự sụp đổ của nghiên cứu văn học Việt Nam nằm chính ở các mặc định (rất nhiều) kiểu như vậy.

Đối với Bùi Giáng, những tìm kiếm trên báo chí lại càng quan trọng hơn bởi vì nếu chỉ nhìn qua, Bùi Giáng như thể rất lệch so với thời ấy, vì dường như - rất khác tuyệt đại đa số nhân vật văn chương - Bùi Giáng không thực sự gắn bó với các tờ báo và tạp chí. Tôi sẽ còn quay trở lại với chủ đề "Bùi Giáng trên báo", nếu tìm thêm được gì khác - hy vọng thế.





nhân tiện: tiếp tục Malte Laurids Brigge ("cuốn tiểu thuyết", hay cũng có thể "bài thơ" của Rilke đã bắt đầu đi ra khỏi địa hạt của cái chết, và Rilke đã bắt đầu nói đến một điều: thơ)




"Níu trời xanh tay vói kiễng chân cao" (bài thơ "Phụng hiến")
Bùi Giáng và Simone Weil
Buổi thuyết trình thứ ba (và cuối cùng)
Nguyễn Huy Thiệp: một lần nữa
Văn chương miền Nam: dịch thuật
Bùi Giáng mùa xuân
Bùi Giáng điên, tỉnh
Bùi Giáng cháy sách
Bùi Giáng dịch Baudelaire


7 comments:

  1. tiếp tục (đã bắt đầu vào câu chuyện Bùi Giáng-Camus)

    ReplyDelete
  2. Ông Bùi Giáng viết hay. Giờ anh mới được đọc.

    ReplyDelete
  3. "Hiên ngang bước tới, và lẫm liệt bước lui" ;-p
    Bùi Giáng nhảy Chachacha hay hỉ?
    Còn Nhị Linh thì sao hè?

    ReplyDelete
  4. Bác ơi tôi có thắc mắc: mấy bài đăng trên báo xưa trung bình thì được nhiêu tiền?

    ReplyDelete
  5. có thể rất nhiều có thể rất ít, có thể chẳng có gì

    ReplyDelete
  6. một “nhà nghiên cứu độc lập” rất liên quan slogan độc lập - tự do - hạnh phúc

    ReplyDelete