Oct 28, 2018

Italo Calvino ở Việt Nam

(đã tiếp tục bài "Nguyễn Triệu Luật": Nhượng Tống, cuối cùng, ở đâu, trên tờ Hải Phòng nhật báo vào cái giai đoạn hỗn loạn ấy?)

(xem các bài về Italo Calvino theo label "italo-calvino", nhiều phết đấy)


(thêm luôn một quyển tiếng Đức, "tử tước")






(đúng cái bộ giờ đây tôi muốn đọc nhất, Défis aux labyrinthes, bộ sách hai tập - hình như có lần tôi nói nhầm là ba tập, thì không sao tìm nổi; lúc thấy ngay trước mắt thì lại không chịu vợt luôn, đúng ra là hồi ấy tiếc tiền nên không mua)


Tôi đã quyết định chọn Tổ tiên của chúng ta, cho Italo Calvino. Lựa chọn này, tôi từng có lần nói, nếu không phải là bất đắc dĩ thì ít nhất, trong mắt tôi, cũng là lựa chọn dẫn tới, tất yếu, một hình ảnh Calvino quá mềm. Một Calvino quá mềm sẽ mang tới lợi ích về số lượng độc giả cho Calvino, ở đây, tất nhiên; nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với một chuyện: một sự tưởng văn chương Calvino là như thế.

Đương nhiên, một editor trung bình sẽ thấy như vậy là tuyệt vời: nếu yêu quý một nhà văn nào đó, ta sẽ mừng vì nhà văn ấy có được nhiều độc giả. Nhưng, kể cả khi trong trường hợp sự ngưỡng mộ của độc giả - mà ta kiếm được cho nhà văn ấy - là thành thực (không có gì phải nghi ngờ về sự thành thực này), thì văn chương ấy vẫn cứ bị tổn hại.

Nhưng một editor trung bình thì cũng giống một nhà văn trung bình. Editor và nhà văn trung bình hoạt động trên bình diện của sự trung bình. Cả hai đều làm hại cho văn chương. Nhà văn trung bình gần như luôn luôn có nhiều độc giả (vì trung bình là mức xác suất lớn nhất), và điều đó làm sụp đổ chính bình diện của sự trung bình (đông người tụ tập lại quá trên một tấm ván, tất yếu rồi nó sẽ sập).



(còn nữa - mạng lởm ở mức siêu hạng)



August Strindberg (tí teo) ở Việt Nam
Bohumil Hrabal (liu diu) ở Việt Nam
Claude Lévi-Strauss ở Việt Nam
Gorki ở Việt Nam
André Gide ở Việt Nam
Naipaul ở Việt Nam (như thế nào)
Istrati (gần như) ở Việt Nam
Le Vicomte de Bragelonne (Alexandre Duma) (dang dần dần) ở Việt Nam
Mario Vargas Llosa (không hẳn) ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam (cùng Bùi Giáng)
Valery Larbaud ở Việt Nam
Paul Valéry (tuyệt đối không) ở Việt Nam

Roland Barthes ở Việt Nam
Madame Bovary ở Việt Nam
Günter Grass (không có độc giả) ở Việt Nam
Joseph Roth (chẳng hề) ở Việt Nam
Marguerite Yourcenar ở Việt Nam

Albert Thibaudet ở Việt Nam
Bernard Malamud và Naguib Mahfouz ở Việt Nam
Isaac Bashevis Singer ở Việt Nam
Stefan Zweig ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam
Maiakovski ở Việt Nam
César Birotteau ở Việt Nam
Simenon ở Việt Nam
Dostoievski ở Việt Nam
Les Trois Mousquetaires ở Việt Nam
Guy de Maupassant ở Việt Nam
Alexandre Dumas ở Việt Nam
Jules Verne ở Việt Nam
Flaubert ở Việt Nam
Balzac ở Việt Nam
"Oceano Nox" ở Việt Nam
Sử ký Tư Mã Thiên ở Việt Nam
Dante ở Việt Nam
Céline ở Việt Nam
Ngọc lê hồn ở Việt Nam
Marina Tsvetaeva ở Việt Nam
Simone Weil ở Việt Nam

Miguel de Unamuno ở Việt Nam
La Dame aux camélias ở Việt Nam
Alphonse Daudet ở Việt Nam
Shakespeare ở Việt Nam
Stevenson ở Việt Nam (một khoảnh khắc: Châu đảo)
Kim Bình Mai ở Việt Nam
Liêu trai chí dị ở Việt Nam
Boccaccio ở Việt Nam
Pierre Teilhard de Chardin ở Việt Nam
Borges ở Việt Nam
Georges Perec ở Việt Nam
Bonjour tristesse ở Việt Nam (+ Bản dịch Bonjour tristesse tiếng Việt thứ năm)
Nathaniel Hawthorne ở Việt Nam
Patrick Modiano ở Việt Nam
Malaparte ở Việt Nam
The Great Gatsby ở Việt Nam
Anna Karenina ở Việt Nam
Animal Farm ở Việt Nam
Émile Zola ở Việt Nam


8 comments:

  1. Haha, em cũng thường tiếc nuối vì có nhiều quyển khi thấy trước mặt thì tiếc tiền nên không vớt sau này lại khó thấy

    ReplyDelete
  2. có những cú gây ra "trauma" đúng nghĩa

    để lúc nào kể tường tận về vụ nhìn thấy đủ bộ "Écrits" của Jacques Lacan trên vỉa hè Tokyo mà không sao có ba mươi giây để vợt

    ReplyDelete
  3. Đứng đầu bảng trong danh sách những gì gây tiếc nuối về sau hẳn là ngại (vì nặng) : p

    ReplyDelete
  4. Mấy sách này có gì hay đâu

    ReplyDelete
  5. Thiếu cuốn Những thành phố vô hình

    ReplyDelete
  6. à định nói chuyện khác, không phải là đủ hay thiếu

    có nhiều người thuộc mặt sách quá nhỉ

    ReplyDelete
  7. Bạn Nhị Linh cho tôi hỏi nhờ tí. Tôi tính dịch sách, và vì một số niềm tin đặc biệt tôi nghĩ các sách dịch đó sẽ bán chạy và vì một số hoàn cảnh đặc biệt khác nữa mà chúng chắc chắn sẽ bán được với số lượng lớn. Nhưng tôi không biết tiền dịch sách (tiểu thuyết) có khá không, cách tính thế nào, có đáng để tôi bỏ thời gian ra dịch không. Bạn có thể giải đáp giùm các thắc mắc này không. Cám ơn bạn.

    ReplyDelete
  8. mút cái niềm tin đó giống như Molloy mút sỏi đi, chắc sẽ thấy rất sung sướng và thoả mãn

    à quên chưa trả lời: tôi không biết

    ReplyDelete