Đã có "viết một thành phố" (xem ởkia, ởkia và cả ởkia) thì cũng lại có "viết một dòng sông":
Một cuốn sách về một dòng sông: thêm một lần nữa lại là Claudio Magris (tôi vẫn còn chưa nói đến phương diện "viết một thành phố" của chính Magris). Danube là cuốn sách tuyệt diệu về riêng điều này.
Nhưng tôi cũng nghĩ đến Lucien Febvre:
(ở ấn bản đầu của cuốn sách về sông Rhin, năm 1935, tên tác giả ghi Lucien Febvre và Albert Demangeon)
Sông Rhin, sông Rhein, thần tích sông Rhein, Heinrich Heine vượt sông Rhein từ Đức sang Pháp giống Julius Caesar vượt con sông Rubicon.
Tiếp tục Lucien Febvre, nhân vật trọng yếu của trường phái sử học "Annales":
Cuốn sách về Michelet là sự phát hiện trở lại mới cách đây vài năm, đó là các bài giảng tại Collège de France của Febvre; bên cạnh là ấn bản nhì (1945) Martin Luther của Febvre (ấn bản đầu là 1928).
Nhưng viết một dòng sông rồi, lại còn có cả "viết một dòng suối", và đây là Élisée Reclus:
Tôi bỗng nhớ (và muốn cười khùng khục) về cái vụ cách đây không lâu, người ta làm về một cái thứ tên là phê bình sinh thái.
Tôi cũng nhớ đến Sông Đà của Nguyễn Tuân. Đó cũng là một "viết về dòng sông". Có lẽ cần phải thực sự đọc lại Nguyễn Tuân, kể cả Sông Đà.
(còn nữa)
NB. đã tiếp tục "Văn chương và cuộc đời" của Gilles Deleuze và thêm phần phụ chú về phiên âm ở "Tiếp tục bá tước"
"cái viết" biến tất cả thành "lịch sử". chắc rồi người ta sẽ viết "chuyện một không gian".
ReplyDeletenăm sắp hết, vẫn chưa có Danube. mà nên là "Danubio" nghe cho nó Ý, kiểu "du point de vue d'un Italien"
ReplyDeleteơ nhớ gì mà cười đấy? trào lưu sinh thái chỉ thấy ở Anh-Mỹ, không biết Pháp có đóng góp không
ReplyDelete