Mar 12, 2020

nouveau riche buông và nouveau riche ngẩng

"Chúng ta chỉ có thể ở lại trên bậu cửa, và chỉ riêng cái việc trụ được ở đó thôi đã là rất nhiều rồi."



tiếp tục công việc miêu tả thế giới nouveau riche: đây là một miêu tả có tính cách hiện tượng luận - tất nhiên, để làm được điều đó trước hết cần phải kiên nhẫn, nhất là khi đối tượng là một cái gì đó hết sức, hết sức, ờ, hết sức phong phú và giàu sức cựa quậy



Trong địa hạt của từ và ngữ, thế giới nouveau riche tại Việt Nam đặc biệt ưa chuộng buông bỏ. Và các phụ nữ nouveau riche rất thích dùng từ "sân si". Mấy con ranh tưởng mình nói người khác (cả thế giới, tất tật, trừ bản thân mình) là sân si thì điều đó không đồng nghĩa với việc, chính mặc cảm nơi họ đang cất tiếng. Rình rập, bới móc đối tượng, rồi bảo đối tượng (nào đó) là kẻ sân si, kiểu như vậy. Mặc cảm cùng ảo tưởng có thể hoạt động như thế nào ở một ngách tuy nhỏ nhưng rất nhiều ý nghĩa, như sự buông?

Nhưng rất nổi bật, cơ chế của lộn ngược: một ai đó hay có cái trò bỗng nhiên quay sang ta, bảo (rất thường, nói thẽ thọt, ánh mắt lấp lánh sự tin cậy), "Anh nói thật với em chứ", thì ta có thể chắc chắn, nhân vật ấy - hết sức đơn giản - đang nói dối.

Tức là, một quả nữ nhân sẵn sàng chơi những trò như nặc danh vu vạ, nói xấu sau lưng người khác lại cũng hết sức sẵn lòng khuyên nhủ người khác "thôi đừng sân si", nhằm cho thấy mình đây không biết gì đến sân si, không vướng bụi hồng trần ba cái chuyện lẻ tẻ. Trong bản thân chuyện khuyên nhủ đã dày đặc ý nghĩa của thế giới nouveau riche: những người không thể có bất kỳ lời khuyên cho bất cứ ai thì ngày ngày đi khuyên người khác, lên cả báo để bắc loa cho to hơn; ở chiều ngược lại, ai ai cũng thích đi xin lời khuyên, nhưng đấy là để làm gì? người ta xin lời khuyên chỉ vì một mục đích: nếu chuyện không được như ý, thì đã có sẵn chỗ để đổ tội.

Và "sân si", cái khái niệm bước ra từ đâu thì ai cũng biết ấy, còn cho thấy: thế giới nouveau riche một mặt thì tự tuyên xưng cho các giá trị của văn minh etc. nhưng đó lại chính là chốn của mê tín. Superstition và fetishism chẳng bao giờ tách rời, đó là một cặp, cũng như xã hội và sự đạo đức giả, nhất là xã hội nào đậm màu nouveauriche.

Không đáng ngạc nhiên mấy, khi chính những người gì cũng đớp lại rất hay nói đến chuyện "buông bỏ". Mặc cảm nó cắn ấy mà. Trần Nhã Thụy là một trong những nhân vật được hưởng nhiều ân sủng nhất, tính trên cả một thế hệ văn chương, từ Hội Nhà văn, từ thành đoàn etc. - chẳng hạn, một ví dụ nho nhỏ. Hay, để có một nhân vật tương đương, ta hãy nhìn vào Nguyễn Danh Lam: có bổng lộc nào của Hội Nhà văn và thành đội mà Mr. Thắng Cảnh bỏ qua đâu. Buông bỏ, sân si, an yên: những tuyên ngôn ấy quá đẹp (xem thêm về từ và ngữ gắn liền với thế giới nhà văn Việt Nam ởkia). Một ai đó, vào lúc này, mà lên án theo kiểu "lãng phí tiền thuế của chúng tôi": cứ chắc chắn đi, người ấy luôn luôn trốn thuế.

Rất ngộ nghĩnh, khi những người khư khư giữ lấy bất kỳ cái gì, lại cứ không thôi nhấn mạnh vào việc mình "từ bỏ" rất nhiều thứ, cả hữu hình lẫn vô hình. Lý tưởng của nouveau riche là sự nhẹ (bởi vì họ quá nặng).

Nhưng tất nhiên, chẳng ai chịu bỏ cái gì.

Nhưng, nghịch lý còn lớn hơn nhiều: những người nouveau riche, họ cứ tưởng họ (vậy cho nên mới bỏ) nhưng họ đâu có những gì mà họ tưởng mình có. Rất thường xuyên, họ nhận về mình những gì không phải là của họ. Nouveau riche không có gì ngoài bong bóng (xà phòng). Và hàng đống, hàng đống ảo tưởng.

Những đàn ông nouveau riche, trán hói, bụng phệ, gút, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm gì đó, chớm tiểu đường (tất tật đều xuất phát từ ăn lắm, và cố ních cho đẫy những gì bổ béo - nhưng luôn luôn cố tỏ ra mình không chỉ ăn uống mà cả toàn bộ cuộc sống cũng thanh đạm, khổ hạnh đến thương, giống phụ nữ cắt mí đồng loạt và trang điểm đủ kiểu nhưng luôn luôn yêu cầu thợ trang điểm phải làm cho tự nhiên) lại rất thích chơi trò don Juan. Nhưng don Juan, Casanova hay marquis de Sade - hết sức xin lỗi - không bao giờ béo.

Nouveau riche kiểu gì thì cũng sẽ (sớm) hết nouveau riche. Theo hai con đường: hoặc hết "nouveau", hoặc hết "riche". Rất hy vọng không phải là con đường thứ hai. Nhưng khó nói lắm, vì chính con đường thứ hai ấy mới là chủ đạo.


Giờ đến chuyện ngẩng

Tôi từng chứng kiến chuyện (hoạt cảnh) dưới đây.

Một nhân vật đang ngồi quán xá gì đó thì có một thằng bé đánh giày xuất hiện. Nhân vật kia không đưa giày cho nó đánh (tức là không giơ chân ra cho nó rút giày, vì bụng to nên đang ngồi cúi xuống cởi giày nó cũng khó) nhưng oai vệ hỏi nó, đại khái thế này thế kia, rồi chốt lại (vẫn không hề đánh giày) nói rất oách: "Mày đừng có cúi đầu xuống như thế chứ. Sống thì phải ngẩng đầu lên." Thằng bé nhận được bài học sâu sắc đi sang mời chào những người khác.

Cũng nhân vật ấy trong phòng làm việc nếu đang là Lê Khả Phiêu ở vị trí ấy thì treo ảnh mình chụp cùng Lê Khả Phiêu, etc.

Đó là một phò mã.

Rất đặc trưng, chẳng biết có gì ngẩng được lên không, nhưng các phò mã, áo có thể không tốt lắm nhưng rất giỏi ngẩng bằng mồm (cũng như trốn biến đi mất những lúc cần phải đối mặt). Những lúc nào họ lồm cồm bò ra được khỏi gầm chạn.





nouveau riche đọc
nouveau riche cười
Thomas Bernhard và nouveau riche
nú vồ rịt (tiếp nữa)
nú vồ rịt (tiếp)
nú vồ rịt

10 comments:

  1. :D :D :D
    sau "đi vào lòng người" thì cả một loạt hay ho đã xất hiện r :D what to say what to say *cười như bố đẻ em bé* (học từ một thằng mặt giống John Lennon :D chắc do bé nghe Beatles, chợt nhớ nó còn nợ tiền, thôi xóa)

    ReplyDelete
  2. thà như giọt mưa, vỡ trên tượng đá

    ReplyDelete
  3. Môi Thâm sau vài hôm lặng đi giờ cố đè nén nỗi sợ Corona lại hoạt động không khác gì virus (thông tin từ khu vực spam tức bể phốt)

    ReplyDelete
  4. Haha, Athos: người ta xin lời khuyên chỉ để mà không làm theo, hoặc giả có làm theo thì cũng chỉ để có người mà trách đã khuyên mình như vậy
    Dịch tiếp Tử tước đi chú ơi :(

    ReplyDelete
  5. quá giỏi, chính tôi còn nhớ mãi không ra nguồn của cái ý đó

    ReplyDelete
  6. toàn một đám fetish thôi và đạo đức giả cấp 2 tức là giả-mê tín kiểu "OMG" tranh pháo văn thơ

    ReplyDelete
  7. oh my god nhưng lại không có chúa nào: điều này Alain gọi một cách giản dị là "trí tưởng tượng không có đối tượng", nói cách khác là rồ

    ReplyDelete
  8. "And tragedies eventually turn into memes"

    ReplyDelete
  9. chưa xưa lắm hay sao đã có câu về "phò mã": ăn thì tìm đến đánh thì mất tăm.

    ReplyDelete
  10. Con gì ăn lắm nói nhiều/Chóng già lâu chết miệng kêu tiền tiền

    ReplyDelete