Jan 5, 2021

về khó

đã nhiều lần nói đến dễ (nhất là ởkia, và cũng xem ởkia), giờ ta đến với khó


George Steiner qua đời (cách đây gần tròn một năm) cũng đồng nghĩa với việc một trong hai nhân vật lớn cuối cùng trong số những người sinh năm 1929 đã ra đi: thế kỷ 20 của họ kết thúc cùng những cá nhân lớn lao nhất của nó.

Một người nữa sinh năm 1929: Milan Kundera, tất nhiên. Khi Paris bắt đầu rơi vào cảnh confinement, khung cảnh chung không mấy ảnh hưởng đến Kundera, vì sau một cuộc phẫu thuật, Kundera không đi lại được nữa: đằng nào thì có virus hay không có virus thì Kundera cũng không ra khỏi nhà.

Steiner, ở một trong những tiểu luận đáng nhớ nhất bình luận Lukács, ngoài chuyện nói đến cảm giác kỳ khôi khi cần phải đọc một người Hungary giảng cho về các nhà văn Ê-cốt (nhưng cùng lúc, Steiner cũng phản đối dữ dội cách hiểu Thackeray của Lukács), còn nói - như một châm ngôn - rằng thật không dễ, vào cái thời này, để làm một nhà phê bình trung thực. Tất nhiên, đó là một câu vận vào chính Steiner ít nhất cũng phải nhiều bằng với vận vào Lukács.

Tất nhiên, nhiều người đã biết tôi muốn nói đến On Difficulty. Đó là một tiểu luận, cũng là tên một cuốn sách của Steiner. Cũng nhiều người biết tiểu luận ấy nói về sự khó trong (và của) thơ. Và chắc không ít người biết, Mr. Tin Văn Nguyễn Quốc Trụ hay nhắc đến George Steiner cùng On Difficulty. Steiner và Faulkner là hai ông thầy của Mr. Tin Văn. Xem chừng đối thủ của tôi hơi khó khăn trong khu vực Steiner, nên tôi giúp một tay.

Sự khó có nhiều khía cạnh dính dáng trực tiếp đến tâm lý (và tâm thần). Trong một texte ngắn nhưng kiệt xuất (như rất nhiều giống thế) Roland Barthes bàn thẳng vào khía cạnh ấy (nó nằm trong một cuốn sách đã có bản dịch tiếng Việt): khi người ta kêu một văn bản (hoặc một tác giả) là không hiểu nổi - tức là quá khó, thì điều này thường có hàm ý vu khống. Tức là, điều nằm dưới phát biểu tác giả X quá khó là định ngôn: tôi đây, học vấn cao (chẳng hạn từng nhận học bổng Fulbright đi học tận Boston), thế mà tôi không hiểu nổi, vậy cho nên X bị điên.

Trở lại với On Difficulty của Steiner: trong đó Steiner chỉ ra các order của khó.

Ví dụ đầu tiên - rất dễ đoán - là Ezra Pound.


(các canto của Pound)

(nói đến khó, và lại là sự khó trong liên quan với thơ, chắc ít nhất vài người đã liên hề đến "Thơ khó" của Xuân Diệu)



(còn nữa)


(đã tiếp tục:

"Thư viện To"

"bẫy"

"Trong lúc đọc Lukács (6): art"

"[tiện bút] Rìa khu rừng": không hiểu sao bỗng dưng tôi nhớ ra một số chuyện liên quan tới cái trường hay được gọi là Harvard của Việt Nam)


9 comments:

  1. Cho mình hỏi cuốn nào của Roland Barthes vậy

    ReplyDelete
    Replies
    1. độ không của lối viết

      Delete
  2. không, "Phê bình câm và mù" trong quyển Những huyền thoại

    ReplyDelete
  3. "Ngẫm lại thì, việc không có khả năng ngừng suy nghĩ, ngừng tư duy, là một hạn chế đáng sợ"

    ReplyDelete
  4. có thể nói câu gì không quá dễ search google là ra ngay nguồn gốc không?

    ReplyDelete
  5. Đọc Trịnh Xuân Thuận, sách giấy hẳn hoi hehheh

    ReplyDelete
  6. Tiện thể tiếp tục đọc và đợi trong kk “Tiến hoá sáng tạo”
    http://nhilinhblog.blogspot.com/2019/01/bergson-tien-hoa-sang-tao.html?m=0

    ReplyDelete
  7. nhìn chung nếu đọc TXT (đến mức trích dẫn được), hay Harari, thì không có gì để chờ đợi (lắm) đâu

    ReplyDelete
  8. Ông ấy (cũng) là độc giả của Henri Bergson, George Steiner

    ReplyDelete