Dec 28, 2020

Trong lúc đọc Lukács (6): art


(đã tiếp tục "thời chúng ta (5) Phóng viên bóng đá", "Préliminaire-(b) Anh và Pháp", "Thư viện To""Cảng Cũ")


Cuối cùng thì, mục "art" mở ra từ đầu năm (xem từ ởkia và theo label "art") chưa đi được bao xa, chưa có gì nhiều (a, nhưng cần gì nhiều thật à?). Nhưng được cái là cuối cùng đã có thêm được một pha nối: nối Lukács vào với art (cú nối này không hề đơn giản, believe me). Vả lại, người ta vẫn hay nói, ars longa cái gì đó etc.

Đối với Lukács, art nằm ở khởi đầu và cũng nằm ở kết thúc - tức là, hiện diện cả ở Lukács sớm lẫn Lukács muộn - tôi sẽ trình bày điều này kỹ càng, dưới đây.

Nhưng tôi cũng rất muốn nói đến quyển sách Lukács trong ảnh cùng một tác phẩm của Adorno: tôi nghĩ (chắc chắn thì đúng hơn) sẽ có một cú nổ lớn, với cuốn sách của Adorno. Nhưng vấn đề (trước mắt) là làm sao để lục ra Adorno đây.


[đợi thêm nhé, vẫn chưa tìm được quyển Adorno]


Lukács có nhiều giai đoạn (nhiều vòng) đến nỗi gần như không thể nhìn nhận một cách toàn thể - mà không bị rơi vào những lừa dối của phối cảnh. Chính vì vậy, trở lại với thời kỳ đầu (tuổi trẻ) của Lukács là rất quan trọng.

Trong đó quan trọng là toan tính tự sát của Lukács, một cuộc tình đau khổ, và cái chết của một người bạn rất thân, nguồn cảm hứng lớn cho Lukács ở những gì thuộc về esthétique (cảm năng).


Một điều có thể nhận ra rất rõ nếu đọc kỹ Lukács: mọi điều ở đây người ta coi là lý luận văn học cũng như tuyệt đại đa số diễn giải Marx chui ra từ Lukács, nhưng là một trình hiện bị bóp méo khủng khiếp. Một ví dụ nhỏ (nhưng lớn): thực tại luận của Lukács biến thành một thứ chủ nghĩa hiện thực không ăn nhập vào đâu (không ăn nhập vì chẳng có thực tại nào để cho  ăn nhập). Đến cả cụm từ "xã hội học dung tục" cũng lại là một thứ kỳ quái, dị dạng. Giống như một thực thể đang như thế này bỗng bị nhét vào một cái chai, làm mọi cách để cho nó chui được qua chỗ cổ chai, cho nên khi vào bên trong thì thành một cái khác. Cổ chai ở đây chính là ý luận - thêm một điều cốt yếu trong thế giới của Lukács.

Khi bình luận Goethe ("Goethe và thời đại", và cái thời gian của Goethe),  Lukács chiến đấu để trả Goethe về đúng chỗ, chỗ của một văn hóa cao mà trong một thời gian rất dài người ta lẫn lộn (do cái nhìn dung tục), cứ một mực đặt Goethe đối lập với Ánh sáng. Nhìn vào các bình luận này là một điều hay lớn: nếu với Hegel (Hegel trẻ), Lukács có thể trình bày cặn kẽ mọi điểm, thì ở trường hợp Goethe, những gì thu thập được vì chiến tranh bị mất hết nên Lukács không làm lại được, mà đành chấp nhận chỉ nhìn vào một số yếu tố (đồng thời, Lukács khẳng định, mọi tiểu sử Goethe đều tầm thường hóa Goethe).

Lukács chỉ thực sự coi trọng, trong số các sử gia văn học từng bàn về văn chương Đức quãng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 (thời điểm then chốt - tôi tin là ở Việt Nam đang diễn ra một quá trình hoàn toàn tương tự), một mình Mehring (không phải Mehring ởkia), nhân vật mà hẳn bất kỳ ai quan tâm đến các nhà mác-xít (và lân cận - vì khái niệm "mác-xít" rất phức tạp và đa dạng) đều biết. Điểm trọng yếu khi bàn về Goethe, nhất là Goethe trong tương quan với Schiller (thư từ giữa họ, tức là correspondance Goethe-Schiller, hết sức quan trọng, tôi sẽ để riêng ra và sớm quay trở lại), trong cái nhìn của Lukács, là dualisme lý tưởng-thực tại. Giờ đây mới có thể thấy rõ hơn (khi nhiều sương mù đã lắng xuống, các loại cặn cũng lắng xuống sau nhiều cuộc thau của lịch sử), lý tưởng-thực tại, hai antinomie ấy, có cuộc đối đầu đồng dạng với cặp siêu vượt-nội tại. Tức là, thêm một lần nữa, chiều đứng và chiều ngang. Điều kỳ lạ (và hấp dẫn tột độ) nằm ở chỗ, hễ khi nào chiều đứng và chiều ngang chiến đấu với nhau, rất nhiều (nếu không nói là mọi thứ) sẽ thay đổi mãnh liệt. Chắc khỏi cần phải nói thêm, chính cái nằm ngang bao giờ cũng chiến thắng, khi mà mọi yếu tố và vấn đề đã được đẩy đến tận cùng logic (và tiến hóa) của chúng. Chỉ có điều, chỉ có điều: chỉ cần một đảo lộn là chiều này biến thành chiều kia.


Như vậy, có thể thấy rõ, văn chương Đức kể từ Goethe cho đến Thomas Mann, không có bất kỳ điều gì mà Lukács không biết sâu sắc.

Cuốn sách về Mann của Lukács:

(với Thomas Mann, Lukács có quan hệ cá nhân; về Mann, xem thêm ởkia)

Ngay ở đây đã có một bài học lớn: công việc của nghiên cứu chính là chỉ nhìn vào một thứ. Nhìn vào nó mãi, và sự nhìn ấy là không thời hạn, cũng không giới hạn.


Cuối cùng thì cũng đã tìm được quyển Adorno (ngày 6/3/2021), nó đây:


tôi muốn tìm nó là vì tên người dịch bản tiếng Pháp:


Ở đây có một học trò của nhân vật có tên viết trong bức ảnh ngay trên đây. Khi người học trò ưu tú ấy làm một công việc, tôi xem nó, nó đã khiến tôi cười không ít (nói đúng hơn, cười rất là nhiều). Và cũng người ấy đứng tên hiệu đính sách về nghệ thuật. Ta có thể thấy, phê bình nghệ thuật có thể nghĩa là gì. Và toàn bộ cũng không ít liên quan đến sự bảo kê đã nói ởkia.




(còn nữa)



Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)


Trong lúc đọc Jean-Luc Nancy (1)


Trong lúc đọc M (1) D & F (Machiavel)


Trong lúc đọc Giorgio Agamben (1) Homo Sacer


Trong lúc đọc Ezra Pound (4) ây-bi-xi

Trong lúc đọc Ezra Pound (3) diptyque
Trong lúc đọc Ezra Pound (2) motz el son
Trong lúc đọc Ezra Pound (1) Kulchur

Trong lúc đọc Burckhardt (1)

Trong lúc đoc Huysmans (3)
Trong lúc đọc Huysmans (2) À rebours
Trong lúc đọc Huysmans (1)

Trong lúc đọc Kierkegaard (7) tự do
Trong lúc đọc Kierkegaard (6) Đầu và cuối
Trong lúc đọc Kierkegaard (5) Ultimatum
Trong lúc đọc Kierkegaard (4)
Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen
Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)

Trong lúc đọc Valéry (4)
Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)

Trong lúc đọc Goncourt (1)

Trong lúc đọc Sainte-Beuve (2)
Trong lúc đọc Saint-Beuve (1)

Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)

Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)


3 comments:

  1. có lẽ ở đây có cái thực tại nghệ thuật ko bắt buộc sinh ra cái gọi là "phê bình nghệ thuật"

    ReplyDelete
  2. theo vệt dài “Lukács của tôi” của anh là niềm vui của sự học/ đọc, thêm một nỗi không kém vui trong lúc đọc là mày mò/ tìm tòi và thấy được, từ ở đây, những đường những gặp khác; chẳng hạn “1600 bức thư gửi và nhận của Lukács, các mảnh bản thảo và một cuốn nhật ký được phát hiện trong két sắt ngân hàng ở Heidelberg” và gặp Martin Buber

    ReplyDelete