Sep 30, 2022

Đi Ý

(tiếp tục Tê-lê-mặc




Ý thì ai cũng đi rồi, nhưng ai cũng muốn xem sự đi Ý là như thế nào, khi nhân vật đi là Goethe (Johann Wolfgang von Goethe): cuối tháng Chín năm 1786, Goethe đến Venice, từ Verona; lúc này Goethe 37 tuổi.


Goethe đi sang Ý từ Carlsbad, nhưng Carlsbad chỉ là địa điểm trung gian: ai cũng biết, Goethe 37 tuổi thì tức là vừa kết thúc 11 năm "Goethe ở Weimar", trường đoạn vô cùng nổi tiếng. Weimar thì có Charlotte (von Stein), etc. Đùng một cái, Goethe đi Ý: đến phải tin là kể cả Goethe cũng có khi rơi vào khủng hoảng, thậm chí là khủng hoảng trầm trọng. Sad but true.


Đến được Rome, Goethe cảm thấy hết sức rõ ràng, là mình đã có một sự sinh ra mới - sinh ra trở lại. Kinh nghiệm ấy chỉ xuất hiện ở một số người, nói ngắn gọn là những người có số phận, tức là không được số phận chiều chuộng (vậy thì lại tức là rất được  quan tâm). Một trong những người Đức mà Goethe gặp là Moritz tác giả cuốn tiểu thuyết Anton Reiser


nhưng Goethe cũng bắt gặp (và đọc) những bức thư của Winckelmann: Winckelmann từng ở Rome trước Goethe 31 năm. Sau sách của Palladio mà Goethe mua để đọc trên đường tới Rome, thư của Winckelmann giúp ích cho Goethe rất nhiều.

Một nhân vật như Mikhail Bakhtine thấy đặc biệt cần nhìn vào cái nhìn của Goethe trong chuyến đi Ý để thấy Goethe hiểu sâu sắc đến thế nào - thông qua các miêu tả của Goethe - festival, tinh thần của đám đông, tâm hồn của dân chúng. Một nhân vật khác, Rudolf Steiner (không phải George Steiner) cũng trích những gì Goethe viết trong chuyến đi - đấy là lúc Steiner phân tích Goethe ở tư cách nhà khoa học; đối với Steiner, Goethe cũng là một Galilée (tôi từng nhắc đến Rudolf Steiner một lần, nhưng ở đâu ấy nhỉ?).

Quay trở lại Weimar: ai biết "Weimar vs Potsdam" thì tức là đã biết không biết về lịch sử Đức (tuy nhiên, có nhiều Weimar). Rất dễ nghĩ rằng Goethe ở Weimar đồng nghĩa với giai đoạn thuần ảo tưởng (cũng như giai đoạn của tình yêu).


Lukács, dẫn Mehring (không phải Mehring ấy), chứng minh Goethe bỏ đi khỏi Weimar (sang Ý) không phải vì thất tình.

Một trong những người Goethe hay gặp ở Ý: Tischbein; ta dễ dàng xem những bức tranh Tischbein vẽ Goethe, trong đó có một bức rất nổi tiếng, Goethe posing như một mục đồng (xứ Arcadia tất nhiên: tức là hết sức điền viên).

Rome, nhưng cũng cả Naples.


1 comment:

  1. Mở rộng ra đi, ít ra là khúc R. S

    ReplyDelete