"con tin của vĩnh cửu"
Ở đoạn đầu, tức là vào quãng thời gian đã xa xôi, hai khoảnh khắc lớn của (thơ) Mandelstam ngoài nước Nga (và tiếng Nga) là, thứ nhất, một bài thơ đăng trên một tờ tạp chí Pháp, trong thập niên 20 của thế kỷ 20: thêm một lần nữa, lại là tờ Commerce.
Thứ hai, ba mươi năm sau đó: Paul Celan (đang ở Pháp) viết thơ tưởng niệm Mandelstam và dịch thơ Mandelstam sang tiếng Đức. Thêm một lần nữa, câu chuyện các nhà thơ (tiếng) Đức và các nhà thơ Nga.
Nhìn hai quyển trong ảnh (có thể coi là toàn tập), vì bìa một quyển là hình Mandelstam trẻ, bìa quyển còn lại là Mandelstam già, rất dễ nghĩ quyển thứ nhất là tập 1, còn quyển kia là tập 2. Nhưng té ra là ngược lại: quyển già (thơ) được hình dung là volume I và quyển trẻ (văn xuôi) là volume II.
Cho đến lúc này (bộ sách được in cách đây vài năm), cuối cùng, sau ngót cả trăm năm, trong tiếng Pháp đã có tác phẩm của Mandelstam ở dạng đầy đủ.
Nhà xuất bản Le Bruit du Temps, nằm ở dốc phố Cardinal Lemoine, Paris, là nhà xuất bản của con trai Philippe Jaccottet, một nhà thơ lớn. Jaime Semprún, con trai một nhà văn lớn, cũng mở một nhà xuất bản (nhà xuất bản ấy).
Hai quyển sách (to) trong ảnh: đó là sản phẩm của nhà xuất bản Le Bruit Du Temps (trong cộng tác với La Doguna). Như vậy, nhà xuất bản lấy tên một tác phẩm của Mandelstam làm tên của mình đã làm (được) toàn tập Mandelstam.
Dòng chữ ghi tên nhà xuất bản (trên bìa sách) gợi nhớ hình ảnh một con tem.
Toàn bộ Mandelstam của ấn bản này do một người dịch. Đây là nhân vật từng biết (trực tiếp) Paul Celan dịch và làm thơ cho Mandelstam.
(một chuyện tương tự: một người Pháp - khác - và Paul Celan)
"Le Bruit du temps" trong sách của nhà Le Bruit du temps :">
ReplyDeleteLBDT/ La Dogana, vậy Pháp họ cũng có “liên kết xuất bản” khi làm sách ạ?
ReplyDeletevậy là đã có comment thứ 25.000
ReplyDeletelại xí phát _ _ _ _1, dù vẫn hụt độc đắc :)))
ReplyDelete