Từ Lolita (1962) cho tới Eyes Wide Shut (1999), trong vòng 38 năm Kubrick làm tám bộ phim, tất cả đều là kiệt tác. Mười năm đầu tiên trong nghiệp điện ảnh (1953-1962) với năm bộ phim tất nhiên cũng tạo ra những ấn tượng tốt đẹp và dày dặn mang tính dự phóng về một đạo diễn lớn trong tương lai, nhưng ở những bộ phim ấy ta thường xuyên cảm thấy bên cạnh sự vững vàng tay nghề của một đạo diễn trẻ là những lưỡng lự trong cách làm và hướng đi, cũng như dấu ấn của thời đại, khung cảnh chung của những bộ phim đen hay phim lịch sử, dấu ấn phảng phất của một số nhân vật lớn có thể kể tên, như Kirk Douglas hoặc Alfred Hitchcock. Từ Lolita, bất kỳ bộ phim nào mà Kubrick làm cũng đều hiện rõ dấu ấn cá nhân của đạo diễn Kubrick không trộn lẫn, vượt thoát không chỉ các cliché mà còn cả thời đại điện ảnh mà vì quy định của sự tình cờ ông là thành viên.
Tám bộ phim ấy đa dạng đến độ rất khó nắm bắt: có nhiều lựa chọn theo hướng Sci-Fi (từ rõ ràng như 2001: A Space Odyssey cho tới chỉ mang yếu tố Sci-Fi, như Dr. Strangelove hay A Clockwork Orange); có xu hướng đẩy lùi bối cảnh lịch sử về các thế kỷ trước (Barry Lyndon); có nỗ lực về miêu tả cái đương đại (Lolita, Full Metal Jacket hay Eyes Wide Shut); và có cả một thử nghiệm về horror (The Shining). Tuy vậy, từ góc độ mối quan hệ điện ảnh-văn học, vẫn có thể tìm ra một đặc điểm chung của tám bộ phim: tất cả đều xuất phát từ tác phẩm văn học, ở nhiều cấp độ khác nhau, với ba bộ phim thể hiện mối quan hệ này theo lối đặc biệt nhất là Lolita, A Clockwork Orange (1971) và Eyes Wide Shut. [Có thể liệt kê đầy đủ về năm bộ phim còn lại như sau: Dr. Strangelove (1964) dựa trên tiểu thuyết Red Alert của Peter Bryant, 2001: A Space Odyssey (1968) dựa trên các tác phẩm của Arthur Clarke, với sự tham gia của Clarke ở khâu viết kịch bản, Barry Lyndon (1975) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn cổ điển Anh Thackeray, The Shining (1980) dựa trên tiểu thuyết cùng tên của Stephen King, và Full Metal Jacket (1987) dựa trên tiểu thuyết The Short-Timers của Gustav Hasford và cuốn hồi ký chiến tranh Dispatches của Michael Herr.]
Ba bộ phim này, khác với phần còn lại, là những tái hiện rất trung thành tác phẩm văn học gốc (based on), trong khi phần lớn các phim còn lại có sự chuyển thể tự do hơn hẳn (loosely based on), nhiều khi chỉ đơn thuần là mượn ý tưởng (như ở trường hợp cộng tác với Arthur Clarke: kể cả khi Clarke tham gia viết kịch bản thì Kubrick vẫn thành công trong việc áp đặt ý tưởng riêng của mình). Điều đầu tiên đáng chú ý là Kubrick đã chọn ba tác phẩm văn học rất lớn và nổi tiếng, nhưng cũng gây tranh luận dữ dội: Lolita (1955) của Vladimir Nabokov, A Clockwork Orange (1962) của Anthony Burgess và Traumnovelle (tức Dream Story, 1926), tiểu thuyết ngắn (novella) của Arthur Schnitzler.
+ Fái nồn ly, thơ ký Lâm Tím không trách gì được tớ nhá. Cái này gọi là "s'en bien sortir" hehe, hoặc là "tirer mon épingle du jeu", đường kim mũi chỉ, mũi tên hòn đạn. Vì là làm exclusive cho bác Lâm Tím, nên ở đây chỉ có abstract, chủ yếu ý tưởng là tìm cách lý giải làm thế nào Kubrick đưa được tác phẩm văn học thành phim, thông qua adaptation, transposition và transformation. Chủ yếu là vì bác Lâm Tím cứ dọa là bác QB xong rồi làm mình cuống quá hehe. Bác thơ ký ơi cuối cùng em có viết dài hơn bác QB không ạ?
+ Đến giờ thì thấm thía câu trong The Shining: "All work and no play make Jack a dull boy" :)
+ Bao giờ có vụ khác giống hoặc tương tự bác cho em thầu Truffaut và/hoặc Polanski nhé hihi.
Nhã Nam dịch A Space Odyssey để bổ sung cho dòng văn học sci-fi đi
ReplyDeletecái đó là novelisation mà bác, đâu có đáng làm bằng "The Sentinel" đâu
ReplyDeleteÁc chiến, ác chiến. Cuối cùng chị Nhị Linh nhu mì của chúng ta (như bạn today 20 đã dự đoán) đã chọn "bad things to say about Stanley", không những chọn bộ ba phim bệnh nhất, mà còn rất nhiều thông tin trivia chiều độc giả hiếu kỳ (làm bạn Lâm tím mê chuyện lá cải cũng phải sững sờ vì nằm ngoài tầm hiểu biết). Về độ dài thì tất nhiên vượt bác QB, mà vượt luôn 3 bài của siêu sao blog cộng lại.:))
ReplyDeleteTruffaut với Polanski có mấu thì chiến đi, không thì để lần sau nhá. Mỗi năm gắng làm một quyển.
Kinh nhỉ, thế mà hôm đứng vừa cắn măng cụt vừa bảo: anh chả đời nào đụng đến Cu Bờ Rích!
ReplyDelete:))
Color me surprised! Em chưa bao giờ, nói thế nào nhỉ, à "en extase" devant un plan de Truffaut, techniquement(ou visuellement-yêu bằng mắt mà hihi) parlant. Truffaut est joliment littéraire mais un peu mou du genou quoi.
ReplyDeleteCó lẽ vì em thường bị cuốn hút bởi ai
brillant (Godard, quel fou!) hay lãng mạn thì thích kiểu cực parisien của Garrel nên em không ấn tượng với Truffaut lắm. Dù sao còn đỡ hơn Rohmer, ngoài Le Rayon Vert ra em chưa bao giờ có khả năng xem hết phim nào của bác này hết khò khò khò kh khhhhh
Trời ơi, mình hư quá, ngày nào cũng thích vào blog bác Nhị Linh nói linh tinh, đừng giận nhé!
ReplyDeleteSao ko edit được comment vậy ạ? Khi nào có hứng bác viết về Truffaut hay Polanski lên blog cho mọi người đọc cho vui, cần gì phải đăng báo.
ReplyDeleteKhông ạ, ý em là ít nhất vài năm nữa, chứ bây giờ bạn măngcụt vừa làm một cái giới thiệu ác ôn thế kia em lại bị kiến cắn đít rồi hehe:
ReplyDeletehttp://marcuscello.blogspot.com/2009/05/cannes-62-nen-en-cua-chiec-no-trang.html#comments
Mà người ta là bài nghiên cứu đàng hoàng, có theory, argumentation, footnote nghiêm chỉnh mà bác bảo là trivial thì chết quá.
Godard hehe mình không sao thích nổi, Tavernier còn thích hơn. Còn Truffaut là một ngoại hạng hì hì, kể cả techniquement - mà cũng có thể chính vì cái côté littéraire (mou or not?) đó.
Khiếp đảm quá, bác chơi một nhát chém 3 mống của đạo diễn gạo cội thế kia thì thật là dã man.
ReplyDeleteMà bác nói bị kiến cắn đít em không hiểu là muốn đá em hay muốn xoa đầu em. Bởi vì em ngây thơ thật thà vô số tội. Nhìn lên trên cái comment của bạn M thì mới biết là bác cắn em.
Không phải bàn cãi về đặc tính DÀI của Nhị Linh :)
ReplyDeletexời bác măngcụt chắc cũng chơi nguyên một băng dài về Coen Brothers, trêu gì em hehe
ReplyDeletelần này có vẻ đông đúc, chắc nhờ thơ ký có oai chứ mình cũng đang đi collect papers mà lỗ chỗ quá huhu
bác QB sao lại nhấn mạnh cái đặc tính đó đến in hoa cả lên thế nhỉ :)
à, những nghiên cứu kungfu của NL về Stanley thì quá ác ôn rồi, nhưng bạn Lâm tím không quá ngạc nhiên. "Sững sờ và run rẩy" nói ở đây là mấy món extra NL tặng thêm, kiểu như vai Dr Harford của Tom Cruise thực ra chỉ là nước hàng hai khi Harrison Ford bỏ vai. :))
ReplyDeleteMấy ông châu Âu cũ, mình cũng khoái nhất Truffaut (đặc biệt là Jules and Jim, Day for Night, 400 Blows). Bác này có cái chất nghệ sĩ bẩm sinh, rất tự nhiên, bản năng mà lại duyên dáng. Bác Godard thì thông minh, tân tiến thật nhưng lại có cảm giác điệu đà.
Vì italic dễ bị các biên tập viên bỏ qua. Đúng ra phải viết DÀI [all caps and bold].
ReplyDeleteCái đó quan trọng chứ bác, trivial đâu bác: không thì làm sao mà hiểu nổi tại sao Kubrick lại đổi tên nhân vật từ Fridolin của Schnitzler sang Bill Harford.
ReplyDelete