Chán chán giở tờ Công an Nhân dân ra đọc, thế nào cũng thấy có cái vui. Đây là định đề rồi, khỏi phải chứng minh tìm luận cứ lôi thôi đau đầu (đọc bạn KV đã đủ đau đầu lắm rồi).
Cái bài này, tất nhiên vẫn là thuổng đường link mưa móc từ trang của GS. THD, là cả một nguồn tư liệu đầy tính nhân bản.
Nó một lần nữa cho chúng ta thấy rằng nhà văn của chúng ta giỏi thật, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kể cả viết về ngành công an.
Các bác lười đọc chứ báo chí chúng ta lâu lâu lại có mấy bài kiểu như thế: kêu ca là nhà văn không quan tâm đến thiếu nhi, nhà văn ít chú ý đến nông dân, nhà văn đã lãng quên sông Đà, hay nhà văn phụ bạc rừng cao su. Những bài như thế chủ yếu đăng ở mấy tờ báo có trang văn nghệ khá như là Sài Gòn giải phóng và tất nhiên là Công an Nhân dân. Nhà văn có vẻ giống như là cái quạt gió, ủn đít là phải quay phành phạch khắp nơi.
Và còn trại viết văn nữa, vầng, trại chứ.
Tôi còn nhớ trong một cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera, ông ấy kể về cuộc gặp của một phái đoàn nhà văn với một phái đoàn, tạm gọi là "phái đoàn nhân dân". Hai bên ngồi về hai phía một cái bàn để, tạm gọi là "giao lưu" vậy: cuộc gặp nho nhỏ, số lượng hai bên cân bằng nhau, và Kundera so sánh với một trận đấu bóng đá (các bác nên lưu ý, ở thời kỳ đầu Kundera rất hay sử dụng các hình ảnh, liên tưởng và so sánh dính dáng tới thể thao; hình như mãi cho đến tận Unbearable thì mới nâng cấp lên một môn thể thao trí tuệ hơn: cờ vua, rồi sau đó có vẻ như cách so sánh này biến dần đi khỏi truyện của Kundera. Phim Unbearable của Philip Kaufman cũng mở đầu bằng cảnh hai đồng chí oánh cờ vua dưới bể bơi).
Phe nhân dân chất vấn phe nhà văn (cứ tạm hình dung là giống như chất vấn quốc hội đi): tại sao các anh lại nỡ quên chúng tôi, những người thợ máy, tại sao lại có thể có chuyện không một tác phẩm nào nói lên được thân phận những người lao công chúng tôi, các ông thật là tệ vì quên đi một cái đinh ốc quan trọng của cỗ máy xã hội chủ nghĩa, tức thợ điện chuyên trèo cột (tôi không nhớ chính xác tình tiết nhưng đại khái thế).
Rất tình cảnh nhé.
+ Có một bạn thống kê 100 nhà văn được nói đến nhiều nhất trên các blog (blogue) tiếng Pháp, kết quả nó là đám mây ở đây.
Hmm...Bác mà cứ tối ngày "trại" này "trại" nọ thế là có ngày sẽ trở thành nhà văn của chúng ta giỏi thật á. Có thể không vào tầm bảy mí, nhưng cũng có cảnh đang ăn chơi nhảy múa trong khách sạn xong phải leo cầu thang chữa lửa (cửa sau) mà xuống. Hehe...;D
ReplyDeleteÝ em nói là "tuột" chứ không phải "leo". "Tuột" hạp với tạng bác hơn. ;P
ReplyDeleteKhông có ai thử làm một đám mây cho các blog tiếng Việt xem sao nhỉ :)
ReplyDeletecó thể là có Kapuscinski đó chị :))
ReplyDeletelink này có mây của 15 category này:
ReplyDeletehttp://labs.wikio.net/blogclouds/
y chang như cái trại vỗ béo ạ...;)
ReplyDeleteOái, Paul Auster với Jane Austen được bọn Pháp ưa chuộng thế cơ à??? Mà sao blogger Pháp lại toàn nhắc tới nhà văn Anh-Mỹ thế?
ReplyDeleteT mất tích có thắc mắc là văn chương Pháp không nhắc tới ngoại ô. Cả kịch nghệ cũng không nói tới ngoại ô.
ReplyDeleteThắc mắc kiểu này có vẻ là universal các bạn ạ :-D