May 25, 2009

Tương lai của lịch sử

+ Phải công nhận là viết bài này hơi bị thiếu yên sĩ phi lý thuần. Chẳng hiểu sao khi mới mân mê vặn vẹo fore-work thì hứng thế mà khi đến phát piu quyết định thì lại tụt đi đâu cả huhu.

Năm 1965, Frank Herbert xuất bản “Xứ Cát” (Dune) và kể từ đó, đây là tác phẩm kinh điển tuyệt đối của dòng tiểu thuyết khoa học giả tưởng (Sci-Fi, hay SF), hiện diện trong nhà hàng triệu người và lâu lâu lại khơi lên những đợt cuồng nhiệt mới với các tập truyện khác trong bộ saga khổng lồ, với các bộ phim và với các trò chơi điện tử. Năm nay, quyển sách-tượng đài ấy đã có phiên bản tiếng Việt (bản dịch của Trần Tiễn Cao Đăng, Nhã Nam và NXB Văn học).

“Xứ Cát” kinh điển ở nhiều mặt. Trước hết độ dày của nó (bản tiếng Việt trên 700 trang kèm phụ lục) đã hàm chứa một nội dung mênh mông. Câu chuyện mà “Xứ Cát” kể lại mang dáng dấp cổ điển của sự hoàn chỉnh: cuộc đời một con người cá nhân (một cá nhân quan trọng) được miêu tả kỹ càng qua tất cả các giai đoạn và biến cố. Paul Atreides từ tuổi lên mười cho đến khi chiến thắng Hoàng đế của thiên hà trưởng thành và dần khám phá thế giới qua từng trang sách mà ta đọc, mỗi trang sách là một sự kỳ thú và trong quá trình đọc độc giả hiểu rằng điều hấp dẫn nhất vẫn nằm phía trước. Ngày nay, “Xứ Cát” vẫn được đọc phổ biến bởi vì những vấn đề nó đặt ra không hề cũ: quyền lực, chiến tranh, tôn giáo, lòng tin, và một chủ đề đầy hiện đại: sinh thái.

Mọi chuyện bắt đầu khi gia tộc Atreides được lệnh của Hoàng đế tới Arrakis (tức Dune - Xứ Cát), nơi duy nhất có các mỏ “melange” (hương dược) quý giá của cả thiên hà. Tất nhiên, câu chuyện đã bắt đầu từ trước đó rất lâu, từ mối hiềm khích không thể hàn gắn giữa gia tộc Atreides và gia độc Harkonnen đầy mưu mô (cả hai lại là các nhánh của Corrino). Công tước Leto bị sát hại và Paul rơi vào cuộc phiêu lưu dài dặc cùng người mẹ, một phù thủy xuất thân từ Bene Gesserit. Cùng người dân bản địa Fremen mang đôi mắt màu xanh, Paul xây dựng lực lượng và vài năm sau chiến thắng các đối thủ.

Dù cũng có không ít người không thích cách triển khai câu chuyện của Frank Herbert trong “Xứ Cát”, nhưng hầu hết đều ngưỡng mộ cách cuốn sách được xếp vào dạng “hard SF” này dựng lên bối cảnh của Arrakis. Xứ Arrakis xa xôi giống như một ẩn dụ về sa mạc trên Trái đất, nơi chứa đựng cả hiểm nguy (bão cát và sâu cát khổng lồ) lại vừa có rất nhiều tiềm năng như hương dược, nhưng còn cả khả năng di chuyển dựa vào những con sâu cát, và nhất là con người. Tộc người Fremen vốn bị Đế chế khinh thường, lại chính là những chiến binh tài năng và can đảm, biết cách sống cùng sự khắc nghiệt với một niềm hy vọng sau nhiều thế hệ cải tạo, hậu duệ của họ sẽ được sống trong một khí hậu tuyệt vời không bao giờ phải lo thiếu nước. Hiện tại của người Fremen là những bộ “sa phục” có chức năng tái tạo nước của chính cơ thể người mặc, nhưng viễn cảnh mà nhà sinh thái học Kynes vẽ ra trước họ đã đặt một niềm tin không thể lay chuyển vào tương lai.

Còn tương lai của Arrakis, chàng công tước trẻ tuổi Paul Atreides đôi khi thoáng nhìn thấy nhờ khả năng tiên tri của mình. Điều đáng chú ý là Frank Herbert không gán cho khả năng tiên tri hiếm có này một ý nghĩa hay tầm quan trọng nào quá lớn lao. Paul biết cách lợi dụng tôn giáo để xây dựng lực lượng cho mình, nhưng cùng lúc chàng tìm mọi cách để tránh cuộc thánh chiến đã được bày ra trong tương lai của sự tiên tri. Quan tâm tới sinh thái và thái độ chống chiến tranh là thêm hai yếu tố nữa làm nên chiều sâu của “Xứ Cát”. Paul, hay Muad’Dib, có thể thoáng thấy tương lai, nhưng đó vẫn luôn là một “thị kiến bất toàn” không thể tin tưởng tuyệt đối.

Hiện tại trong khoa học giả tưởng là tương lai (có thể có) của chúng ta, còn quá khứ của khoa học giả tưởng phần nào đó chính là chúng ta. Điều hấp dẫn hơn cả của dòng văn học này là những giả định về thời gian, nhiều khi là cả những giả định kỳ quặc và điên rồ nhất. Trong tương lai giả định lại có tương lai giả định, và trong tương lai giả định lại có quá khứ giả định về một hiện tại giả định… Theo Adam Roberts tác giả cuốn sách “Lịch sử khoa học giả tưởng” (2006) thì khoa học giả tưởng là hiện tượng đã đi cùng con người trong suốt các giai đoạn của nền văn minh: ngay người Hy Lạp cổ đại đã mang yếu tố này vào sáng tạo của mình, ví dụ như cuộc phiêu lưu đầy huyền hoặc của người anh hùng Ulysses trong trường ca “Odyssey” của Homer. Và khoa học giả tưởng sẽ còn tiếp tục quyến rũ chúng ta.

Nhị Linh

+ Để các bác biết thêm về cuốn sách của Lévai Balázs (giờ thì đã nhớ oánh dấu ở trên chữ nào trong họ của ông này - một nhà báo rất chi đẹp giai sinh năm 1968).

+ Sang chơi bên nhà bác cú mèo đọc được cái bài về nhà vệ sinh hehe. Có điều đó gì nói cho tôi biết rằng đồng chí tác giả bài này chính là người từng thuổng ý tưởng của tôi đợt trước, dịp vở kịch Âm mưu và tình yêu (người ăn cắp quýt ở bữa tiệc Viên Thiệu ngày nào :)

+ Tiếp tục đề tài hai mươi năm Thiên An Môn: xem thêm trên trang damau.org: bác Trần Thiện Huy trích dịch cuốn sách của Triệu Tử Dương. Tìm trên đó còn có Out of Mao's Shadow của Philip Pan. Cùng về cái này còn có các sách của Simon Leys.

10 comments:

  1. À thế là văn học sinh thái trù phú nhỉ!! :D

    ReplyDelete
  2. Game này là một trong những game đầu tiên em chơi quên cả thời gian :D, trước cả Warcraft...mấy game sau này thì lớn rồi nên không chơi nữa :P.

    Cuốn này với cuốn Battlefield Earth của Hubbard hay Starship Troopers của Heinlein là những cuốn definitive cho thể loại outerspace sci-fi.

    ReplyDelete
  3. Howdy! I could have sworn I've been to this blog before but after browsing through some of the
    post I realized it's new to me. Nonetheless, I'm definitely glad I found it and I'll be bookmarking and checking back often!

    ReplyDelete
  4. Keep on working, great job!

    ReplyDelete
  5. Pretty great post. I just stumbled upon your blog and wanted to
    say that I have really enjoyed surfing around your blog posts.
    In any case I'll be subscribing for your rss feed and I'm hoping you
    write again soon!

    ReplyDelete
  6. Glad to be one of many visitors on this awesome website :D.

    ReplyDelete
  7. Its like you read my mind! You seem to know so much approximately this, like you wrote the ebook in it or something.

    I think that you just could do with a few
    % to force the message home a little bit, however instead of that,
    this is great blog. A great read. I'll definitely be back.

    ReplyDelete
  8. I am glad to be a visitor of this gross blog, thanks for
    this rare information!

    ReplyDelete
  9. Hi there, I read your blog daily. Your humoristic
    style is awesome, keep up the good work!

    ReplyDelete
  10. Hi there Dear, are you genuinely visiting this website on a regular basis,
    if so after that you will definitely take good
    know-how.

    ReplyDelete