Khi Trịnh Công Sơn đã chết được vài năm, ánh hào quang của ông bỗng vọt hẳn lên chói lòa, chiếu đến tận cả những nơi hiểm hóc kể cả chỗ bể phốt của mấy đồng chí dở hơi thích phán bảo lăng nhăng.
Nhưng vẫn còn nhiều điều người ta chưa biết về ông, chắc chắn. Hôm nay tôi xin được trình bày sơ qua một khía cạnh ít người hiểu được, ngộ được từ âm nhạc Trịnh Công Sơn: không sa đà vào Người con gái Việt Nam da vàng, Kinh Việt Nam hay Sơn ca 7, tôi muốn nói đến tình thương bao la của Trịnh Công Sơn dành cho phụ nữ. Nhất là những người phụ nữ cần có sức khỏe tốt.
Những người phụ nữ muốn có sức khỏe tốt vẫn tụ tập ở những cái bãi rộng rãi một chút, bật nhạc xập xình và nhảy, thuật ngữ Hà Nội gọi là "ngoáy đít tít mù". Tây hay Tàu đi tour qua đều khoái chí đứng nhìn. Thật tội nghiệp, họ không biết là lời bài hát của Trịnh Công Sơn đã cài sẵn những bài học vô giá về tập thể dục rồi, cần gì phải ngoáy loạn lên rồi làm trò cười cho bọn khác.
Mấy ví dụ nhé:
- Bài tập Lưu Kim Cương: "Anh ngồi xuống, sau một lần đã đứng lên, đã đứng lên, rồi ngồi xuống". Chỉ đứng lên và ngồi xuống thôi, nhưng rất hiệu quả.
- "Người ngồi xuống, tay ngang đầu, chân đung đưa, mông xoay tròn". Đầy đủ một bài tập nhẹ nhàng cho toàn cơ thể.
- "Hãy nghiêng người xuống để túm được ngón chần (chân)". Đảm bảo mỡ bụng sẽ tiêu tan.
- Và: "Em đứng lên đặt tay vào hạ... (tự ý đục bỏ)". Bài tập thể dục có thể phối hợp hai người.
Chắc là cũng phải ngang ngửa được với tai-chi.
Những lời khuyên về thể dục thật là sâu sát, đầy yêu thương và đầy ý nhị. Trịnh Công Sơn đúng là nhà thơ của quần chúng (nữ), một troubadour, một nghệ sĩ nhân dân không cần bằng chứng nhận của nhà nước.
haha, bác Nhị Linh nhận xét tinh tế thật :))
ReplyDeleteHahahahahaha!
ReplyDeleteChết cười với bác! Kiểu này có thể áp dụng nhạc Trịnh vào thể dục trong nhà trường được rồi.
ReplyDeleteThế sáng nay bác đã tập bài nào?
Hahaha.
ReplyDeleteHihihi.
Hehehe.
Hehehehe, nói về thể dục trong nhạc Trịnh thì chắc cái bài gì mà: "Em đi bằng nhịp điệu, 1-2-3-4-5..." là hiệu quả nhất. Bài này dùng cho aerobic!
ReplyDeleteBác đang chạy đua 2850 nên bác tập bài hiểm nhất ấy nhỉ :))
ReplyDeletePhản động thuần phong mỹ tục quá.
ReplyDeleteÀ, cái bài em đi bằng nhịp điệu 12345, ta đi bằng nhịp điệu 678910 nghĩa là lệch pha đấy. Nghe đâu họ Trịnh viết cho cô nào tre trẻ.
vầng em cũng không chắc là đã thấy được hết cái hay cái đẹp về mặt thể dục trong các bài hát của TCS đâu, các bác cứ tìm tiếp thế nào cũng ra được khối nữa
ReplyDeleteHihi, buồn cười thật, bài thể dục nữa này: "Tay em đập nhịp nhàng như cánh vạc về chốn xa xôi..."
ReplyDeleteHa ha ha...
ReplyDeleteHA.
"Ta đi, vòng tay lớn mãi" - ballet nhé
ReplyDelete"Em đi qua cầu, chở chiều trên vai" - vừa đi vừa vác nhé
"Bống ra ngoài ngõ, bước nhịp khoan thai" - thể dục nhịp điệu nhé
"Còn hai con mắt nhắm vào mở ra. Còn hai con mắt mở ra nhắm vào. Con mắt còn lại nhìn rồi lại quay. Nhìn em lên cao, nhìn em xuống thấp" - bài tập thể dục mắt nhé
"Mười năm chân bước trên đường dài" - marathon dài kỷ lục nhé
haha.... wá ư là tinh tế ạ!
ReplyDeleteúi chết mình đã biết ngay là thế nào ca sĩ cũng sẽ có ý kiến chỉ đạo mà :)
ReplyDeletegiời 5.
ReplyDeleteI meant Giời ạ !
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTheo tôi, Trịnh Công Sơn là một trong hai nhạc sĩ ở Việt Nam viết về các hoạt động rất cơ bản của con người (tức là nằm trong bộ tứ khoái ấy).
ReplyDeleteNày nhé: "Ta thấy em đang ngồi đái với cọng buồn cỏ khô. Ta thấy em đang ngồi đái khi rừng chiều đổ mưa. Rừng thu lá úa em vẫn chưa về ..."
Tình hình là nước đái có nhiều chất đạm nên rừng cây bị úa vàng, cỏ bị cháy khô (kô tin bạn thử dí vòi vào gốc cây mà mần một phát sẽ biết liền). Tác giả quan sát rất kỹ nên đã có phân tích vô cùng... biện chứng.
Người nhạc sĩ còn lại có bài hát về đề tài này là Hoàng Việt: "Rúc rích, rúc rích, gió lùa qua kẽ đít"...