May 24, 2016

tên và tên

vụ đúng và đọc là xếp vẫn mông lung lắm phải không? thế thì ta sẽ đi vào một vấn đề rất nhỏ và đơn giản nhé: những cái tên

José Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha, một cách nào đó có thể coi là hậu duệ của Pessoa, từng viết một cuốn tiểu thuyết về một trong các hétéronyme của Pessoa, tên là O ano da morte de Ricardo Reis (Năm Ricardo Reis qua đời): Ricardo Reis từ Braxin về lại Lisbon sau khi Pessoa đã chết, Saramago trong cuốn tiểu thuyết Todos os nomes (đã có bản dịch tiếng Việt: Mọi cái tên) đặt ở đề từ một câu đại ý người ta toàn biết tên người khác gọi mình chứ chẳng bao giờ biết tên thật của mình; Saramago, ở đây, cũng đang không nói đến chuyện gì khác ngoài đúngsai

một cái tên sách (nhan đề, chứ không phải tựa đề hay tựa), vô cùng quan trọng (xem thêm ở kia và cả ở kia, đoạn cuối)

mãi rồi tôi cũng hiểu ra tại sao độc giả Việt Nam khi bình luận sách lại toàn khen bìa đẹp hay chê bìa xấu: thật ra họ lờ mờ biết trên bìa có một cái gì đó rất quan trọng nên mới chú tâm nhiều đến vậy, nhưng trời ạ, đâu phải toàn bộ cái bìa, hình ảnh của nó etc., mà là cái tên sách ghi trên đó đấy chứ; về cơ bản, rất lâu rồi tôi không xem các tụ điểm bình luận sách vở tập trung đông đảo quần chúng nữa: tám mươi phần trăm nói về bìa, phần lớn của hai mươi phần trăm còn lại nói về các cảm xúc (căn cứ theo điều thứ ba của đọc không phải là, các "trạm đọc" như vậy chính là những bệnh viện tâm thần lưu động; cái chứng này lan rộng và có vẻ cũng gây tác hại không nhỏ, giống loại tảo gì đó liên quan chặt chẽ đến hiện tượng thủy triều đỏ)

cái bìa rất quan trọng: bộ quần áo ta mặc rất quan trọng; được mời đến một buổi tiếp tân có mặt tổng thống, ta đâu có thể mặc thế nào cũng được - kể cả khi đó là một tổng thống da đen; và ta cũng cần phải hiểu: mặc đẹp (đúng hơn là thích hợp) là để cho ta trước tiên, chứ không phải cho người khác; đặt tên sách cũng thế, để cho đúng một câu chuyện, chứ không phải là để chiều chuộng người khác; có như vậy mới giữ được cho mình không bị bật ra khỏi địa hạt của đúng

các nhà văn từng làm việc với tôi đều biết tôi rất quan tâm đến tên sách, và thường xuyên đề nghị tác giả suy nghĩ thêm về cái tên (tất nhiên là tôi cũng nghĩ cùng, nếu nhà văn tự tìm được thì thôi, nếu không tôi sẽ thử gợi ý); tên đúng thì mọi thứ sau đó mới nhiều khả năng đúng được; những lúc lên cơn man rợ, tôi hay ra hiệu sách để xem và ngấm ngầm cười thầm với vô vàn tên sách

ở nước ngoài, tình hình không khác mấy, cũng rất nhiều sách không mang đúng tên, nhưng tất nhiên vẫn đỡ hơn ở Việt Nam, vì dẫu có thế nào, ngành xuất bản ở nhiều nước nhờ kinh nghiệm lâu đời đã đi lên được những tầng cao tinh tế

trong lĩnh vực dịch thuật, khoảng giao giữa hai điều vừa nói trên đây, cũng vậy

một cuốn sách từng qua tay tôi, tôi gạch "sắc" khỏi "màu sắc": màu là màu, sắc là sắc, màu sắc là màu sắc, lẫn lộn làm sao được? tôi cũng đổi tên cuốn sách của Eliade thành Thiêng và Phàm, chứ trước đây ông Huyền Giang đặt là Cái thiêng và cái phàm; một cuốn tiểu thuyết, tôi thuyết phục dịch giả bỏ "đạc" đi, và ta có Đo thế giới

một số cuốn tiểu thuyết khác thì tôi không can thiệp được, tôi chỉ đưa ra ở đây ba ví dụ: Das Parfum của Patrick Süskind không phải Mùi hương, mà là Mùi; Mù lòa của chính José Saramago là : mù là mù, lòa là lòa, mù lòa là mù lòa, và Hang động cũng của Saramago là Hang hoặc cùng lắm là Cái hang

tôi có một câu hỏi nho nhỏ: ở Việt Nam nhà văn nào giỏi đặt tên sách nhất? thực sự giỏi, rất giỏi

chứ nhìn chung, toàn bộ lịch sử văn chương Việt Nam không có nhiều ví dụ vẻ vang về riêng khía cạnh này; chẳng hạn, Vòng tay học trò là rất chuẩn xác (trường hợp này tương đối giống Bonjour tristesse), và rất ít người có được năng lực khủng khiếp của Nhất Linh và Khái Hưng (xem thêm ở kia)

nhà văn Việt Nam đặt tên sách giỏi nhất là ai? là Nguyễn Nhật Ánh (tôi không muốn nói đến chuyện đặt tên cho hay, cho kêu đâu đấy nhé, đừng lẫn lộn)

nhìn cuốn sách mới ra của Nguyễn Nhật Ánh, tôi đã biết với năng lực đặt tên siêu hạng này, sách của Nguyễn Nhật Ánh sẽ còn bán chạy lâu, thậm chí chỉ cần mỗi có thế

tôi đã bao giờ đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh chưa? rồi chứ, nghe có vẻ lạ nhưng có đọc rồi; tôi có thể kể ngay: Bong bóng lên trời; nhưng nói vậy thôi, phải kể tên thêm một quyển nữa thì cũng quá khoai


bài tiếp theo trong loạt về đúng này sẽ có tên: đọc đúng và viết đúng

16 comments:

  1. Phải viện đến chó mèo là cũng sắp cạn vốn tên rồi chứ nhỉ :d

    ReplyDelete
  2. động vật đương nhiên là phong phú hơn con người, người có tập mấy kiếp cũng có múa đẹp bằng công đâu

    ReplyDelete
  3. Vậy nhà văn đặt tên sách tệ nhất Việt Nam có thể kể tên ai bác nhỉ? Có cảm giác bác sẽ chọn tác giả của Hoang Tâm

    ReplyDelete
  4. Chào bác, theo lời bác, tôi vừa nhờ và đang chờ người cầm về cho cuốn The Vietnamese Novel in French: A Literary Response to Colonialism của Jack Yeager. Tôi ở SG không biết trong này có không nên lên Amazon lấy luôn cho tiện, sẵn xách thêm mấy cuốn comic. Rất cảm ơn bác.

    Thứ hai là vừa thỉnh Thiêng và Phàm về, đọc xong lời nói đầu với nhập đề thì thấy bác đã bỏ trên tựa nhưng ở trong vẫn còn nhiều "cái", "những", "các", "sự" quá.

    Sẵn dịp về tên, bài thơ của Baudelaire là bài duy nhất mà đọc tựa bằng mọi ngôn ngữ mà tôi biết (kể cả biết sơ sịa) đều nghe hay cả: Ác hoa, The Flowers of Evil, Les Fleurs du mal, Aku no Hana (xin lỗi vì máy không nhập được Kanji)

    ReplyDelete
  5. ô, chính Lovecraft có một "tên" đỉnh cao đấy: "The Outsider", tiếng Pháp dịch thành "Je suis d'ailleurs", không hề kém, tiếng Nhật là gì bác? Aku no Hana thì đọc đã thấy giống tiếng sino-viet rồi còn gì, khỏi cần kanji :p

    ReplyDelete
  6. Ặc, cái này họ dùng katakana phiên âm luôn thành "aưtosaida". Tôi thử tự dịch thì rặn mãi ra được vài cái: 寂亡人 (seikiboujin - tịch vong nhân), hoặc 奇怪な空間からの人(kikainakukan kara no hito - đại loại là the man from weird space) hoặc đạo của Osamu một chút thì có 人間奈落 (ningen naraku - nhân gian nại lạc)

    ReplyDelete
  7. tôi cũng nghi katakana luôn rồi mà, đợt đi Nhật, đúng lúc bản dịch mới "The Catcher in the Rye" vừa ra, tôi tranh thủ kiếm luôn một quyển, cũng katakana luôn chứ chẳng dịch gì cả, tiện thế; thật ra trước đây tôi bỏ học tiếng Nhật sau hai năm vì thấy hiragana và katakana khó đỡ quá hehe

    ReplyDelete
  8. à mà nói cho đúng, cũng vì cô giáo dạy tiếng Nhật (người Pháp) không được xinh cho lắm nữa :((

    ReplyDelete
  9. Em thấy có cuốn Nemesis của Philip Roth mình có bản dịch là Báo Ứng. Anh có gợi ý nào đúng hơn không? e thấy chữ Nemesis cũng hơi khó dịch sang tiếng Việt

    ReplyDelete
  10. điều này thì tôi đã nói rồi, khi chính người dịch quyển í hỏi tôi: nếu là tôi, tôi sẽ chọn nhan đề tiếng Việt là "Oán"

    ReplyDelete
  11. Cám ơn anh, "Oán" đúng ah. Còn một tên nữa là "Đọa" , nhưng chắc là "Oán" đúng hơn, chủ động hơn.

    ReplyDelete
  12. Chú viết bài về " đọc đúng và viết đúng " đi chú.

    ReplyDelete
  13. I am truly pleased to glance at this website posts which consists
    of plenty of useful information, thanks for providing these statistics.

    ReplyDelete
  14. Hi there, just wanted to say, I loved this
    blog post. It was funny. Keep on posting!

    ReplyDelete
  15. great post, very informative. I'm wondering why
    the opposite experts of this sector do not understand this.

    You must proceed your writing. I am confident, you've a huge readers' base already!

    ReplyDelete
  16. NL nhìn thấu cái tentation rồi: dùng từ đôi. mấy vd ở đây tinh tế quá, cho phép tôi nêu vd gần gũi hơn: chất lượng (từ của thời đại, có khi nào NL sắp viết về nó không?), chất là chất, lượng là lượng, chất lượng là chất lượng, bourgeois luôn đòi chất lượng cả khi chỉ cần mỗi chất, vì chỉ biết tính và đếm, cho rằng tất cả thể hiện ở lượng, nhìn vào đó là đủ đánh giá.

    ReplyDelete