Vụ trục trặc kỹ thuật của blogspot này cũng khiến tôi không post tiếp được nhiều đoạn kế tiếp của Albert Savarus (chàng trai gốc Tây Ban Nha, con người đẹp mã nhất của thành phố Besançon, có ba franc để sống mỗi ngày, tập bắn súng trong vườn rau, thật ra đang che giấu âm mưu gì? và nhân vật chính của câu chuyện đã sắp xuất hiện chưa?) nhưng thôi vụ này để từ từ tính. Không post tiếp được cũng gây thiệt hại lớn: ngay ở đoạn tiếp theo, Victor Hugo, một người quê Besançon, sẽ được nhắc đến.
Với Một vụ việc ám muội thì mọi sự bình yên hơn: đã thêm một số đoạn, Corentin nhân vật khét tiếng hiểm ác trong La Comédie humaine đã xuất hiện, tung tăng đi trên con đường êm ả vùng Champagne, chuẩn bị đến với một cuộc gặp làm đảo lộn cuộc đời của vô số người. Michu, sau pha "entrée en scène" gây rùng mình, là một con người như thế nào?
Trong mấy lời giới thiệu ngắn đặt ở đầu mỗi bản dịch, tôi còn quên một số điều: ngoài rất nhiều thứ khác, Albert Savarus làm tôi ngay lập tức liên hệ tới một kiệt tác của Goethe: Die Wahlverwandtschaften. Ai từng đọc cuốn kia của Goethe rồi tới đây đọc Albert Savarus hẳn sẽ hiểu tại sao tôi lại nói thế. Và thật ra, Một vụ việc ám muội "xử lý" một đề tài hết sức tương tự đề tài cho một cuốn tiểu thuyết của Victor Hugo: Chín mươi ba.
Chín mươi ba là một tác phẩm thảm hại, sặc mùi thuốc súng, sặc mùi anh hùng và cũng sặc mùi mê lô. Nó lại càng thảm hại hơn nếu phải so với cuốn tiểu thuyết của Balzac. Gần đây, bản dịch của nó được tái bản ở Việt Nam; chỉ riêng điều này thôi đã khiến tôi đánh giá được rất nhiều về một số nhân vật mấy năm vừa rồi rất thích chơi mấy cái trò sách vở, mở cả một tủ sách ngớ ngẩn, rồi thì ra mắt sách tới tấp, cho cả những cuốn sách rất nhảm nhí. Để được xuất hiện, để được trả lời phỏng vấn báo chí. Nhất là khi chọn Chín mươi ba thì mọi thứ gì là giả dối của một số người càng lộ ra rất rõ.
Tôi cũng nghĩ, một số người đọc tốt sẽ thấy đoạn mở đầu của Ferragus không hề thua kém Hugo ở những thời điểm xuất sắc nhất của Hugo, còn đoạn mở đầu của Séraphîta, lẽ dĩ nhiên, cho thấy Les Travailleurs de la mer, một tác phẩm đặc biệt của Hugo, bỗng trở nên thật trẻ con, và, thêm một lần nữa, "mê lô" đến thế nào.
Sự thờ phụng Victor Hugo ở Việt Nam (chủ yếu là tiểu thuyết, không phải thơ) là cả một sự lố bịch lớn lao và lịch sử.
-----------
Ferragus (tiếp theo)
Vào thời điểm ấy, chàng sĩ quan trẻ đang ở ngay gần nữ tình
nhân vô danh của mình, chắc hẳn nàng không biết là mình thiếu chung thủy tận
hai lần. Bà Jules đang ở kia, tạo dáng thật ngây thơ, giống người phụ nữ ít giả
tạo nhất trên đời, dịu dàng, tràn đầy một vẻ thanh thản diễm lệ. Vậy thì bản chất
con người là vực thẳm nào đây? Trước khi bước tới bắt chuyện, nam tước hết nhìn
người phụ nữ lại nhìn sang chồng nàng. Còn suy nghĩ nào mà anh chưa động đến nữa
đây? Anh sáng tác lại tất tật các Đêm
của Young[41] chỉ trong vòng một chốc lát. Trong lúc ấy tiếng nhạc
vang lên trong các căn phòng, ánh sáng tràn xuống từ cả nghìn ngọn nến, đó là một
vũ hội do chủ ngân hàng tổ chức, một trong những bữa tiệc hỗn hào ấy, được sử dụng
bởi cái thế giới của vàng mười nhằm tìm cách hạ nhục các phòng khách vàng mạ
nơi vang tiếng cười các nhân vật cao cấp của faubourg Saint-Germain[42],
mà không đoán trước được rằng rồi một ngày kia Ngân Hàng sẽ xâm chiếm
Luxembourg và ngồi lên ngai. Khi ấy các âm mưu thì khiêu vũ, chúng chẳng hề lo
nghĩ tới những vụ phá sản tương lai của quyền lực cũng như những vụ phá sản
tương lai của Ngân Hàng. Các phòng khách vàng rực của ông nam tước de Nucingen
sở hữu sự náo nhiệt đặc biệt ấy, mà giới thượng lưu Paris, vui tươi ít nhất ở vẻ
bên ngoài, mang tới cho các bữa tiệc Paris. Ở đó, những con người tài năng truyền
giao trí tuệ của họ cho lũ ngốc, và lũ ngốc truyền giao ngược lại cho họ cái
dáng vẻ sung sướng kia, vốn dĩ đặc trưng cho bọn họ. Bởi sự trao đổi ấy, mọi thứ
sôi nổi hết cả lên. Nhưng một bữa tiệc của Paris luôn luôn hơi giống một màn
pháo hoa: trí tuệ, đỏng đảnh, khoái lạc, tất tật đều ánh ỏi lên ở đó rồi tắt ngấm
đi ở đó giống như các tên lửa. Ngày hôm sau, ai ai cũng đã quên biến đi trí tuệ
của mình, những trò đỏng đảnh của mình và khoái lạc của mình.
“Thế nào kia! Auguste tự nhủ thay cho lời kết luận, hóa ra
phụ nữ đúng như là ông đại diện nhà thờ hay nói? Chắc chắn rồi, tất tật những
phụ nữ đang khiêu vũ ở đây đều kém phần không thể chê trách hơn so với bà Jules
tỏ ra, thế nhưng bà Jules lại lui tới phố Soly.” Phố Soly là căn bệnh của anh,
chỉ riêng cái tên này thôi đã làm tim anh thắt lại.
“Thưa bà, vậy ra chẳng bao giờ bà khiêu vũ? anh hỏi nàng.
- Đây là lần thứ ba ông hỏi tôi cùng câu ấy kể từ đầu mùa
đông rồi, nàng mỉm cười đáp.
- Nhưng có lẽ bà chưa bao giờ trả lời.
- Điều đó thì đúng.
- Tôi biết rõ là bà giả dối, cũng như tất cả mọi phụ nữ.”
Và bà Jules vẫn tiếp tục cười.
“Nghe này, thưa ông, nếu tôi nói cho ông nguyên do đích thực,
hẳn ông sẽ thấy nó lố bịch lắm. Tôi không nghĩ là có sự giả dối khi không nói
những điều bí mật mà mọi người vẫn có thói quen chế nhạo.
- Mọi bí mật nếu muốn được nói ra đều cần đến một tình bạn
mà hẳn tôi không xứng có được, thưa bà. Nhưng chắc bà chỉ có thể có những bí mật
cao quý, và thế nên bà nghĩ là tôi có thể đùa cợt về những điều đáng kính trọng
ư?
- Vâng, nàng đáp, ông, cũng như mọi người khác, ông cười cợt
những tình cảm thuần khiết nhất của chúng tôi; ông vu khống chúng. Vả lại, tôi
chẳng có bí mật. Tôi có quyền yêu chồng tôi ngay trước mặt tất cả mọi người,
tôi nói điều đó, tôi lấy làm kiêu hãnh vì điều đó; và nếu ông chế giễu tôi khi
biết rằng tôi chỉ nhảy với anh ấy, thì tôi sẽ có được ý kiến tồi tệ nhất của
trái tim ông.
- Kể từ khi lấy chồng, bà chưa từng nhảy với bất kỳ ai khác
ngoài chồng bà?
- Vâng, thưa ông. Cánh tay anh ấy là cánh tay duy nhất tôi dựa
vào, và tôi chưa bao giờ có tiếp xúc với bất kỳ người đàn ông nào khác.
- Ngay bác sĩ của bà cũng chưa bao giờ bắt mạch cho bà?…
- Này, ông đang chế nhạo rồi đấy.
- Không, thưa bà, tôi ngưỡng mộ bà bởi vì tôi hiểu bà. Nhưng
bà để người ta nghe thấy giọng nói của bà, nhưng bà để người ta nhìn thấy bà,
nhưng… rốt cuộc, bà cho phép mắt chúng tôi ngưỡng mộ…
- A! đó là những nỗi sầu của tôi đấy, nàng nói, cắt ngang lời
anh. Vâng, tôi những muốn một phụ nữ đã lấy chồng có thể được sống với chồng
mình giống như một nữ tình nhân sống với tình nhân của cô ta: bởi khi ấy…
- Khi ấy, thế tại sao bà lại, cách đây hai tiếng, đi bộ, cải
trang, trên phố Soly?
- Phố Soly là cái gì thế?” nàng hỏi.
Và giọng nói thuần khiết đến vậy của nàng không cho phép
đoán định bất cứ cảm xúc nào, và không một đường nét nào nhúc nhích trên mặt
nàng, và nàng không đỏ mặt, và nàng vẫn tiếp tục bình thản.
“Gì cơ! Không phải bà đã lên tầng thứ ba của một ngôi nhà nằm
trên phố Vieux-Augustins, góc giao với phố Soly, à? Bà đã không có một cỗ xe ngựa
cách đó mười bước, và bà đã không quay trở về phố Richelieu, chỗ cửa hàng hoa,
tại đó bà đã chọn lông chim giờ đây đang điểm trang cho mái tóc của bà?
- Tối vừa rồi tôi đã không hề ra khỏi nhà.”
Nói dối như vậy, nhưng nàng vẫn thản nhiên và tươi cười,
nàng phe phẩy cái quạt; nhưng ai được quyền thò tay sờ vào đoạn xanh tuya của
nàng, ngay chính giữa lưng, có lẽ sẽ thấy ẩm ướt. Vào lúc đó, Auguste nhớ đến
các bài học của ông đại diện nhà thờ.
“Vậy đó chắc là một người giống bà một cách kỳ cục, anh nói
thêm, vẻ nghi hoặc.
- Thưa ông, nàng nói, nếu ông có khả năng đi theo một phụ nữ
và bắt chợt các bí mật của người ấy, hẳn ông sẽ cho phép tôi nói với ông rằng
việc ấy là xấu, rất xấu, và tôi xin được có vinh dự là không tin lời ông.”
Nam tước đi khỏi, đến đứng trước lò sưởi, dáng vẻ đầy tư lự.
Anh cúi gục đầu xuống; nhưng ánh mắt anh lén dán chặt lên bà Jules, người, vốn
không nghĩ đến trò chơi phản chiếu của các tấm gương[43], ném về
phía anh dăm ba cú liếc chất chứa hãi hùng. Bà Jules ra hiệu với chồng, vịn lấy
tay anh để đứng dậy, rồi dạo qua các căn phòng. Khi nàng đi tới gần chỗ ông de
Maulincour đang nói chuyện với một người bạn, nhân vật ấy nói lớn tiếng, như để
trả lời một câu hỏi: “Chắc rồi, đó là một người phụ nữ đêm nay sẽ ngủ không
ngon đâu…” Bà Jules dừng sững, hắt vào anh một ánh mắt đường bệ đẫm mùi khinh bỉ,
và tiếp tục bước đi, mà chẳng hề biết rằng chỉ cần thêm một ánh mắt nữa thôi, nếu
nó bị chồng nàng bắt chợt, hẳn cả hạnh phúc của nàng lẫn tính mạng của hai người
đàn ông đều sẽ bị đặt thành vấn đề. Auguste, bị cắn xé bởi cơn điên giận mà anh
đè nén vào những tầng sâu thẳm của tâm hồn, sớm rời khỏi đó và thề sẽ xâm nhập
vào tận trung tâm câu chuyện bí ẩn này. Trước khi đi, anh tìm bà Jules để nhìn
nàng thêm một lần nữa; nhưng nàng đã biến mất. Tấn kịch mới lớn làm sao đã được
gieo vào trong bộ óc nhiều vô vàn tính chất tiểu thuyết kia cũng giống như mọi
bộ óc còn chưa từng biết đến tình yêu trong toàn bộ kích thước lớn lao! Anh yêu
bà Jules dưới một hình thức mới, anh yêu nàng với nỗi điên giận của cơn ghen, với
những nỗi sợ điên loạn của hy vọng. Không chung thủy với chồng, người phụ nữ ấy
trở nên tầm thường. Auguste có thể dấn mình vào tất tật những ân huệ của tình
yêu sung sướng, và vào lúc đó trí tưởng tượng mở toang cho anh cả một mỏ những
khoái lạc của sự sở hữu. Rốt cuộc, anh đã đánh mất thiên thần, nhưng tìm lại được
con quỷ tuyệt diệu nhất. Anh đi nằm, nấu trong đầu cả đống nồi kê vàng, biện
minh cho bà Jules bằng một phép mầu mà anh chẳng hề tin tưởng. Rồi anh quyết
tâm, ngay ngày hôm sau, dồn hết tâm sức tìm kiếm các nguyên nhân, các lợi ích, cái
nút thắt mà bí ẩn này che giấu. Đó là một cuốn tiểu thuyết cần đọc; hoặc còn
hay hơn, một tấn kịch để diễn, và trong đó anh có vai của mình.
Nghề gián điệp trở nên một điều thật tốt đẹp, khi nào người
ta thực thi nó cho bản thân mình và để làm lợi cho một nỗi đam mê. Chẳng phải
đó chính là lao thân vào những đê mê của tên kẻ trộm mà vẫn được là một con người
trung chính ư? Nhưng phải nhẫn nhịn mà chịu sôi sục vì giận dữ, gầm rú vì sốt
ruột, ngâm chân đến buốt giá trong bùn, lên đồng và bốc cháy, hốc ngoạm những
niềm hy vọng giả hiệu. Phải tiến bước, dựa trên lòng tin đặt vào một dấu vết, về
phía một cái đích không hề biết, đánh hụt, tức tối, tự ngẫu hứng mà tạo ra các
bi ca, những tụng niệm, phải kêu toáng lên đầy ngớ ngẩn trước một khách bộ hành
vô hại ngưỡng mộ ta; rồi thì húc ngã những người phụ nữ trung hậu tay xách giỏ
táo[44], chạy, nghỉ, đứng đực trước một cái cửa sổ, đặt ra cả nghìn
giả thuyết… Nhưng đó là một cuộc săn, cuộc săn tiến hành tại Paris, cuộc săn với
tất tật những bất trắc của nó, trừ đi chó, súng và tiếng hét! Chỉ cuộc sống của
lũ mê bài bạc là xứng đáng để so sánh với những cảnh ấy. Rồi cần tới một trái
tim đầy ứ tình yêu hoặc khát khao trả thù, để có thể mai phục tại Paris, giống
như một con hổ muốn chồm lên con mồi của nó, và để có thể tận hưởng, khi đó, mọi
bất trắc của Paris và của một khu phố, gán cho chúng thêm một lợi ích ngoài cái
lợi ích vốn dĩ chúng đã có đầy. Khi đó, chẳng phải là cần đến một tâm hồn nhân
bội lên? chẳng phải như thế nghĩa là sống bằng cả nghìn đam mê, cả nghìn tình cảm
hội tụ đấy ư [45]?
Auguste de Maulincour lao mình vào sự tồn tại hừng hực này
với tình yêu, bởi vì anh cảm nhận được từ đó mọi nỗi bất hạnh và mọi khoái cảm.
Anh tiến bước tại Paris, đã cải trang, rình mò nơi mọi ngóc ngách phố Pagevin
hoặc phố Vieux-Augustins. Anh chạy như một thợ săn từ phố Ménars đến phố Soly,
từ phố Soly về phố Ménars, không biết đến cả sự trả thù lẫn cái giá mà ngần ấy
nồng nhiệt, sức lực và mưu mẹo sẽ bị trừng phạt hoặc được tưởng thưởng! Và, tuy
nhiên, anh vẫn còn chưa đi tới nỗi sốt ruột làm quặn thắt gan ruột và gây toát
mồ hôi; anh lang thang cùng niềm hy vọng, nghĩ rằng trong những ngày đầu tiên hẳn
bà Jules sẽ chẳng mạo hiểm quay trở lại cái nơi nàng đã bị bắt chợt. Vậy nên
anh dành những ngày đầu tiên ấy để tìm hiểu cặn kẽ mọi điều bí mật của con phố.
Vốn dĩ là tay mơ trong nghề này, anh không dám hỏi chuyện người gác cổng cũng
như người thợ giày ở ngôi nhà mà bà Jules đến; nhưng anh hy vọng sẽ có thể biến
ngôi nhà nằm đối diện với căn hộ bí hiểm thành đài quan sát. Anh nghiên cứu địa
hình, anh muốn kết hợp sự thận trọng và nỗi sốt ruột, tình yêu của anh và điều
bí mật.
Những ngày đầu tháng Ba, ngay giữa các kế hoạch mà anh nung
nấu nhằm chơi một cú lớn, và trong lúc rời bàn cờ của mình sau một trong những rình
đợi chuyên cần còn chưa khiến anh biết thêm được gì, quãng bốn giờ, anh đang
trên đường quay về dinh thự của mình để giải quyết một áp phe liên quan đến sự
nghiệp, thì bị, trên phố Coquillière[46], dính một cơn mưa lớn, thuộc
loại đột nhiên làm dềnh lên những lạch nước, giọt mưa nào cũng phồng bong bóng
vào lúc rơi xuống các vũng nước trên phố phường. Một anh lính bộ binh của Paris
buộc lòng phải dừng khựng bước tiến, trú vào một cửa hàng hoặc một quán cà phê,
nếu đủ giàu để trả tiền cho pha dừng chân ép buộc; hoặc giả, vì quá cấp bách,
bên dưới một cổng có vòm, chỗ ẩn náu của những ai nghèo khổ hoặc ăn vận nhếch
nhác. Tại làm sao mà vẫn chưa có một họa sĩ nào của chúng ta thử tìm cách tái tạo
vẻ bên ngoài một đám lố nhố dân Paris tụ lại, khi một cơn giông gầm rít, bên dưới
cái cổng ướt một ngôi nhà? Còn có thể bắt gặp ở nơi nào khác một bức tranh
phong phú hơn thế đây? Chẳng phải là có trước hết người bộ hành mơ mộng hoặc
giàu tinh thần triết gia, anh ta quan sát một cách thích thú, hoặc các đường rạch
mà mưa tạo ra trên tấm nền xám nhạt của bầu không khí, dạng các nét chạm giống
như các đường chỉ đầy ngẫu hứng trên thủy tinh; hoặc những xoáy nước trắng bị
gió lùa dồn lại thành thứ bụi sáng trên các mái nhà; hoặc các dòng tuôn ngẫu hứng
của các ống nước lấp lánh, sủi bọt; rốt cuộc là cả nghìn thứ lặt vặt khác thật
đáng ngưỡng mộ, được nghiên cứu với khoái cảm bởi những ai ưa lang thang, mặc
cho những nhát chổi quét của chủ nhà? Rồi lại có người bộ hành hay chuyện, người
đó than thở và chuyện gẫu với bà gác cổng, trong lúc bà ngồi trên cái chổi của
mình giống như một người lính ngồi trên khẩu súng; người bộ hành nghèo khó, nép
sát đến kỳ cục vào tường, mà chẳng hề lo ngại cho những quần áo rách rưới của
mình vốn dĩ đã quá quen tiếp xúc phố phường; người bộ hành bác học săm soi, lẩm
nhẩm đọc nhưng bỏ dở giữa chừng các tấm áp phích; người bộ hành vui tính chế giễu
những ai gặp phải nỗi bất hạnh trên phố, cười những phụ nữ bị lấm bẩn và nhăn
nhó mặt trêu những đàn ông hoặc đàn bà hiện ra ở các cửa sổ; người bộ hành chăm
chỉ công việc, vũ trang bằng một cái túi xắc cốt hoặc cắp theo một cái gói, dịch
cơn mưa thành lợi nhuận và thiệt hại; người bộ hành đáng mến, lao tới như một
phát đạn ô buy, nói lớn: A! thời tiết tệ quá, thưa các ông! rồi chào tất cả mọi
người; cuối cùng, nhà tư sản đích thực của Paris, con người có mang theo ô, vì
là chuyên gia dự đoán mưa rào, đã gia cát dự được, ra khỏi nhà mặc cho ý kiến của
vợ, và đã ngồi xuống cái ghế của người gác cổng. Tùy thuộc tính cách riêng, mỗi
thành viên của hội nhóm tình cờ này chiêm ngưỡng bầu trời, nhảy choi choi đi khỏi
để không bị lấm chân, hoặc bởi vì đang có việc gấp, hoặc bởi vì nhìn thấy các
công dân vẫn đang bước đi mặc cho mưa gió bão bùng, hoặc cũng có thể bởi vì sân
của ngôi nhà ẩm và nhiều tiềm năng gây cảm cúm chết người, tránh vỏ dưa, theo một
câu thành ngữ, thì gặp vỏ dừa. Ai cũng có những động lực riêng. Chỉ còn lại người
bộ hành thận trọng, cái con người, để quay trở lại ngoài đường, rình đợi vài
khoảng xanh lơ thấp thoáng giữa những đám mây tơi tả.
Thế là ông de Maulincour, cùng cả một gia đình người bộ
hành, trú vào dưới cổng một ngôi nhà cũ kỹ có cái sân trông giống một tuy-ô ống
khói lớn. Dọc những bức tường trát vữa, xanpet và có màu lục nhạt ấy, ngần ấy
đường ống ngổn ngang, và ngần ấy tầng ở khối nhà chính, đến nỗi hẳn ta sẽ thấy
giống hệt các thác nước nhỏ trang trí ở lâu đài Saint-Cloud. Nước róc rách từ mọi
phía; nó sôi lên, nhảy nhót, thì thầm; nó có màu đen, trắng, xanh lơ, lục; nó
hét, nó lục bục dưới cái chổi bà gác cổng, một bà già móm răng, con người sinh
ra cho giông bão, như thể chúc phúc cho chúng và đẩy bắn ra ngoài phố nghìn vết
tích mà sự kiểm kê kỳ khôi hé lộ cuộc đời và các thói quen của mỗi người thuê
trong ngôi nhà. Đó là những vụn giấy cắt trang trí, những lá trà, những cánh
hoa giả, bợt màu, hỏng; những gì rơi rớt lại từ các loại rau, giấy má, những mẩu
kim loại. Với mỗi nhát chổi, bà già lại phô bày trắng phớ tâm hồn lạch nước,
cái rãnh màu đen kia, được xẻ giống các ô bàn cờ đam, cái thứ được những người
gác cổng chộn rộn chăm lo. Chàng tình nhân khốn khổ săm soi bức tranh ấy, một
trong cả nghìn bức mà Paris hoạt bát trưng ra mỗi ngày; nhưng anh đang săm soi
một cách máy móc, cái con người đắm chìm trong các suy nghĩ riêng ấy, thì, chợt
ngẩng đầu lên, anh thấy gần sát mình một người đàn ông vừa bước vào.
Đó là, ít nhất nếu căn cứ vẻ bề ngoài, một kẻ ăn xin, nhưng
không phải người ăn xin của Paris, cái tạo vật không tên ở trong các ngôn ngữ
con người; không, người đàn ông này tạo lập một típ mới[47] được
khuôn thành ở bên ngoài mọi ý tưởng do cái từ ăn xin khơi lên. Người lạ mặt chẳng
hề nổi bật thông qua tính cách đặc vị Paridiêng, cái thứ thu hút chúng ta nơi
những con người bất hạnh thường xuyên đến nỗi Charlet[48] đôi lần đã
vẽ họ, với một năng lực quan sát hiếm có: đó là những khuôn mặt thô kệch lấm
trong bùn, giọng khàn đục, mũi đỏ ửng và tròn như củ hành, miệng không răng,
nhưng trông đầy đe dọa; khiêm nhường và khủng khiếp, ở nơi họ trí tuệ sâu thẳm
bừng sáng trong ánh mắt giống như một điều sai trái. Một số trong đám ma cà
bông trâng tráo ấy có làn da đá hoa cương, nứt nẻ, nổi rõ đường gân; trên trán
phủ đầy những sần sùi; tóc thì lơ thơ và bẩn, giống những bộ tóc giả vương vất ở
góc một cái ghế công cộng. Tất tật vui tươi trong sự thảm thê, và thảm thê
trong những niềm vui, tất tật bị đóng con dấu của trụy lạc, tung sự im lặng của
mình ra giống như một lời trách cứ; tư thế của họ cho thấy những suy nghĩ đáng
khiếp hãi. Ở đó giữa tội ác và sự bố thí, họ chẳng còn nuôi dưỡng niềm hối hận
nào, và thận trọng quay vòng vòng quanh đoạn đầu đài mà không bị rơi vào đó, những
kẻ vô tội ở giữa đồi bại, và những kẻ đồi bại ở giữa sự vô tội của họ. Họ hay
khiến người ta mỉm cười, nhưng luôn luôn buộc phải suy nghĩ. Một người đối với
ta như thể đại diện cho nền văn minh cằn cỗi, hắn hiểu hết: danh dự của nhà tù
khổ sai, tổ quốc, đức hạnh; rồi thì đó là sự tai quái của tội ác tầm thường, và
những tài khôn của một tội lỗi thanh lịch. Một người khác là kẻ nhẫn nhịn, vẻ mặt
sâu sắc, nhưng rất ngu. Tất tật đều mang những chủ định thoáng qua của kỷ luật
và công việc, nhưng họ bị đẩy ngược trở lại vào chốn nhớp nhúa của mình bởi một
xã hội chẳng hề muốn dò xét xem liệu có thể có hay không các nhà thơ, những con
người vĩ đại, những con người gan dạ và có những phẩm chất tuyệt diệu ở giữa những
kẻ ăn mày, lưu đãng Paridiêng kia; cái dân chúng tốt đẹp một cách choáng lộn và
độc ác một cách choáng lộn, cũng giống mọi quần chúng từng đau khổ; đã quen chịu
đựng những khốn cùng khủng khiếp, và được một sức mạnh định mệnh luôn luôn giữ
cho ở trên mực của bùn. Tất tật đều có một giấc mơ, một niềm hy vọng, một hạnh phúc:
bài bạc, xổ số hoặc rượu. Chẳng có lấy chút nào của cái cuộc sống kỳ khôi ấy nơi
nhân vật đang hết sức vô tư lự dán mình vào tường, trước mặt ông de
Maulincour, giống như một phăng te zi được vẽ bởi tay một nghệ sĩ khéo léo đằng
sau tấm toan lộn ngược trong xưởng của mình. Cái con người cao và gầy guộc kia,
với khuôn mặt xám chì tố cáo một suy tư sâu sắc và băng giá, phủi khô lòng
thương hại trong trái tim những kẻ tò mò bằng một thái độ đầy châm biếm và bằng
một ánh mắt đen thông báo dự định cư xử ngang hàng với họ. Khuôn mặt ông ta có
một màu trắng bẩn, và cái đầu nhăn nheo, hói tóc, có chút gì đó mơ hồ giống với
một phiến đá granit. Vài túm tóc dẹt và xám, mọc lên ở hai bên, dài xuống tới cổ
cái áo cáu bẩn và cài khuy đến tận cổ. Ông ta vừa giống Voltaire lại vừa giống
don Quichotte; ông ta nhạo báng và sầu muộn, đầy khinh bỉ, triết học, nhưng có
nét rồ dại. Dường như ông ta không mặc áo sơ mi. Chòm râu dài. Cái cà vạt xấu
hoắc màu đen cũ sờn, rách rưới, để lộ một cái cổ nhô cao, hùng mạnh, đầy những
đường gân to tướng như các sợi dây thừng. Một quầng lớn màu nâu ngoét hiện ra
dưới hai con mắt ông ta. Chắc ông ta khoảng sáu mươi tuổi. Hai bàn tay trắng và
sạch. Ông ta đi đôi bốt sờn và thủng. Cái quần màu xanh lơ, nhiều chỗ đã mạng lại,
phủ trắng một thứ lông vũ nào đó thành ra trông thật nhớp nháp. Hoặc giả quần
áo ướt của ông ta bốc lên một cái mùi khăn khẳn, hoặc giả ở tình trạng bình thường
ông ta cũng đã mang cái vị của khốn cùng kia, mà các khu ổ chuột Paris hay có,
cũng như các văn phòng, các phòng cất đồ thánh và các bệnh viện có mùi riêng của
chúng, khẳn khẳn và hôi hám, mà chẳng thể làm sao miêu tả cho đúng được, những
người đứng gần người đàn ông kia rời khỏi chỗ của mình và để ông ta lại một
mình; ông ta nhìn họ, rồi quay sang viên sĩ quan, ánh mắt bình thản không có biểu
hiện gì, cái ánh mắt lừng danh đến vậy của ông de Talleyrand, cái nhìn tối và
không hơi ấm, một dạng tấm màn bất khả xâm nhập bên dưới đó một tâm hồn mạnh
che giấu những xúc cảm sâu xa của nó cùng những tính toán chính xác nhất về con
người, về mọi vật và về các sự kiện. Chẳng một nếp nào trên khuôn mặt hằn xuống.
Cái miệng của ông ta và vầng trán của ông ta thản nhiên; nhưng cặp mắt thì chiếu
xuống theo một cử động chậm rãi của đường lối quý tộc và gần như là bi thảm. Rốt
cuộc là có cả một tấn kịch trong chuyển động cặp mí mắt úa héo của ông ta.
Dáng điệu cái khuôn mặt khắc kỷ kia khiến trong lòng ông de
Maulincour nảy sinh một trong những cơn mơ mòng ma cà bông khởi đầu bằng một
câu hỏi thô thiển và kết thúc với việc hiểu ra cả một thế giới của suy tưởng.
Cơn giông đã ngừng. Ông de Maulincour không còn trông thấy gì ở người đàn ông
kia ngoài vạt áo rơ đanh gốt lướt qua góc tường; nhưng, vào lúc rời chỗ của
mình để đi khỏi đó, anh nhìn thấy dưới chân một bức thư vừa rơi xuống, và đoán
rằng nó thuộc về người lạ mặt, vì anh nhìn thấy ông ta đang nhét trở lại vào
túi áo một cái khăn fu la mà ông ta vừa dùng đến. Viên sĩ quan, nhặt bức thư
lên định trả lại cho ông ta, chỉ vì vô ý mà đọc địa chỉ:
Gửi ôn,
Ôn Ferragusse,
Phó Grans-Augustains, ợ gớc phó Soly.
PARIS.
Bức thư không dán tem, và địa chỉ ghi ở đó ngăn cản ông de
Maulincour trả lại nó: bởi vì xét về lâu dài có rất ít nỗi đam mê không biến thành
bất trung. Nam tước dự cảm về cơ may mà cú nhặt được của rơi này có thể mang lại,
và muốn, khi giữ lại bức thư, tìm ra cho mình cái quyền bước vào ngôi nhà bí hiểm
để trả nó lại cho người đàn ông kia, chẳng hề ngờ rằng ông ta không sống trong
ngôi nhà khả nghi. Những mối ngờ, tuy vẫn còn mơ hồ giống như những luồng ánh
sáng đầu tiên của ngày, nhưng đã khiến anh thiết lập những mối liên hệ giữa người
đàn ông kia và bà Jules. Các tình nhân lên cơn ghen hình dung ra mọi thứ; và
chính trong lúc hình dung mọi thứ, trong lúc chọn lựa các giả thuyết hợp lý nhất,
các thẩm phán, gián điệp, tình nhân và nhà quan sát đoán ra được cái sự thật
khiến họ chú tâm.
“Có phải thư này là gửi cho ông ta? có phải là thư của bà
Jules?”
Cả nghìn câu hỏi cùng một lúc ập tới với anh bởi trí tưởng
tượng đầy lo ngại của anh; nhưng đọc những từ đầu tiên anh mỉm cười. Dưới đây
là văn bản nguyên vẹn, trong vẻ rực rỡ cái câu văn ngây thơ của nó, trong thứ
ám tả nhớp nhúa của nó, bức thư này, không thể nào thêm vào bất kỳ điều
gì nữa, không được phép cắt bỏ đi thứ gì, nếu chẳng phải bản thân bức thư,
nhưng nó đã được, điều này là nhất thiết, chỉnh sửa lại về cú đậu trước khi
chép lại đây. Trong nguyên bản không có dấu phẩy, không chỗ ngưng lại, thậm chí
cũng chẳng có dấu chấm than nào; đó chính là chủ đích phá bỏ hệ thống chấm câu,
thông qua đây các tác giả hiện đại đã thử vẽ lại những thảm họa kỳ vĩ nhất của
mọi dục vọng.
“HENRY!
“IDA.”
Cái cuộc đời thiếu nữ với tình yêu bị đánh lừa, những niềm
vui thì thảm thiết, những nỗi đau, sự khốn cùng và lòng nhẫn nhịn đáng kinh khiếp
ấy được tóm tắt trong chỉ vài lời như vậy; bài thơ không được biết đến này,
nhưng là Paridiêng một cách cốt yếu, được viết trong bức thư bẩn thỉu, trong một
lúc gây tác động mạnh lên ông de Maulincour, rốt cuộc anh tự hỏi hay cô Ida này
chẳng phải là một người họ hàng của bà Jules, nhỡ chẳng may cuộc hẹn gặp buổi tối,
mà anh đã trở thành chứng nhân ngẫu nhĩ, đã được thực hiện vì một chủ đích làm
phúc. Rằng cái lão già nghèo khó kia đã quyến rũ Ida?… sự quyến rũ này thật quá
mức khó tin. Luẩn quẩn trong mê cung những suy nghĩ giao cắt nhau và tiêu diệt
lẫn nhau, nam tước đã đi đến gần phố Pagevin, và nhìn thấy một cỗ xe ngựa đỗ ở
đầu phố Vieux-Augustins ngay cạnh phố Montmartre. Tất cả các cỗ xe đỗ đều nói với
anh một điều gì đó. “Nàng có đang ở đây?” anh nghĩ. Và tim anh đập dồn, nóng hẳn
lên, phát sốt. Anh đẩy cánh cửa nhỏ gắn phong linh, nhưng cúi đầu xuống, day dứt
với một nỗi ngượng ngùng, vì anh nghe thấy một giọng nói bí mật bảo với anh rằng:
“Tại sao mi lại bước chân vào bí ẩn này?”
Anh bước lên vài bậc cầu thang, và thấy xuất hiện ngay trước
mặt mình mụ già gác cổng.
“Ông Ferragus?
- Không biết…
- Thế nào cơ, ông Ferragus không sống ở đây à?
- Chúng tôi không có cái đó trong nhà.
- Nhưng, thưa bà thân mến.
- Tôi không phải bà thân mến, thưa ông, tôi là người gác cổng.
- Nhưng, thưa bà, nam tước lại nói, tôi có một bức thư cần
đưa lại cho ông Ferragus.
- A! nếu anh có một bức thư, mụ nói, đã đổi giọng, thì chuyện
hoàn toàn khác. Anh có thể cho xem được không, thư của anh?” Auguste chìa lá
thư ra. Mụ già ngúc ngoắc đầu vẻ nghi ngờ, do dự, như thể muốn rời căn phòng nhỏ
của mình để đi hỏi Ferragus bí hiểm về sự cố bất ngờ này; rồi mụ nói: “Thôi được
rồi, lên đi, thưa anh. Chắc anh phải biết là ở đâu…” Không trả lời câu ấy, mà rất
có thể mụ già dùng để giăng bẫy anh, viên sĩ quan vội vã leo lên cầu thang, và
mạnh bạo bấm chuông ở cửa tầng ba. Trực giác tình nhân nói với anh: “Nàng đang ở đây.”
Người lạ mặt ở chỗ cổng, Ferragus hay tác dả các đau khổ của Ida, đích thân ra mở cửa. Ông ta hiện ra
trong một cái áo choàng mặc ở nhà in hoa, một cái quần vải mềm màu trắng, hai
chân nhét trong đôi păng túp xinh xắn nhiều hoa văn, cùng khuôn mặt nhẵn nhụi sạch
bong. Bà Jules, mà cái đầu nhô ra khỏi gờ cửa căn phòng thứ hai, tái mặt và ngã
xuống một cái ghế.
“Bà làm sao thế, thưa bà?” viên sĩ quan kêu lên, lao về phía
nàng.
Nhưng Ferragus đã dang tay ra và hất mạnh viên sĩ quan về
phía sau, một hành động bạo liệt đến nỗi Auguste tưởng chừng mình vừa bị một
thanh sắt vụt thẳng vào ngực.
“Đi ra! thưa ông, người đàn ông kia nói. Ông muốn gì ở chúng
tôi? Ông lảng vảng trong khu phố từ năm sáu hôm nay. Ông có phải là gián điệp
không?
- Ông có phải ông Ferragus? nam tước hỏi.
- Không, thưa ông.
- Tuy nhiên, Auguste nói, tôi phải đưa lại cho ông thứ giấy
tờ này, mà ông đã đánh mất bên dưới cửa ngôi nhà nơi hai chúng ta đã trú trong
lúc trời mưa.”
Vừa nói và chìa bức thư cho người đàn ông, nam tước vừa
không thể tự ngăn mình liếc một vòng quanh căn phòng nơi Ferragus đang tiếp
anh, anh thấy nó được trang trí hết sức chu đáo, mặc dù theo đường lối giản dị.
Trong lò sưởi có đốt lửa; ngay gần kề là một cái bàn ở trên bày những đồ ăn ê hề
hơn nhiều so với mức tình trạng bề ngoài của người đàn ông và vẻ khốn khó của
chốn này có thể gợi ý. Cuối cùng, trên một trường kỷ trong căn phòng thứ hai,
mà anh có thể nhìn thấy, anh thoáng bắt gặp một đống vàng, và nghe thấy tiếng động
chỉ có thể được tạo ra bởi một phụ nữ đang khóc.
“Thứ giấy tờ này thuộc về tôi, tôi xin cám ơn ông”, người lạ
mặt nói, quay lưng đi theo cách để khiến nam tước hiểu là ông ta muốn tống cổ
anh đi ngay lập tức.
Quá hiếu kỳ nên không để ý tới sự săm soi trong
đó anh là đối tượng, Auguste đã không trông thấy những ánh mắt nhiễm từ tính mà
như thể người lạ mặt muốn sử dụng để ăn tươi nuốt sống anh; nhưng nếu bắt gặp
con mắt rắn thiêng[50] kia, chắc hẳn anh đã hiểu ngay ra sự nguy cấp
mà anh rơi vào. Đam mê quá mức thành thử không còn nghĩ đến bản thân nữa,
Auguste chào, đi xuống, và trở về nhà, cố tìm ra một ý nghĩa trong sự hội tụ của
ba con người ấy: Ida, Ferragus và bà Jules; cái bài toán, xét về mặt tinh thần,
rất giống việc tìm cách xếp các mảnh gỗ đủ hình thù dị dạng ở trò ghép hình
Trung Quốc, mà không có chìa khóa để giải trò chơi. Nhưng bà Jules đã trông thấy
anh, bà Jules đến đó, bà Jules đã nói dối anh. Maulincour đặt ra kế hoạch hôm
sau sẽ đến gặp người phụ nữ ấy, nàng sẽ không thể từ chối gặp anh, anh đã tự biến
mình thành đồng lõa của nàng, anh cũng đã nhúng mình rất sâu vào câu chuyện mờ
ám này. Anh xây mộng ước của một ông hoàng, và nghĩ đến chuyện ngạo nghễ yêu cầu
bà Jules phải nói với anh mọi bí mật của nàng.
Quãng thời gian ấy, Paris đang lên cơn sốt xây dựng. Nếu Paris là một con quái vật, thì chắc chắn nó là con quái vật bị ám hạng nhất. Nó lên cơn say mê cả nghìn huyễn tưởng: lúc thì nó xây dựng giống như một vị lãnh chúa lớn thích chơi trò cầm bay thợ nề; rồi nó bỏ cái bay để biến thành quân nhân; nó ăn vận từ đầu đến chân như vệ binh quốc gia, tập tành và hút thuốc; đột nhiên, nó bỏ bẵng các luyện tập nhà binh và ném điếu xì gà đi; rồi nó suy sụp, phá sản, bán đồ đạc trên quảng trường Châtelet, nộp biên bản kiểm kê cho chính quyền; nhưng vào hôm sau đó, nó đã chấn chỉnh công việc kinh doanh, tổ chức tiệc và khiêu vũ. Một hôm nó ăn kẹo mạch nha đến dây bẩn đầy tay, đầy mồm; hôm qua nó mua giấy Weynen[51]; hôm nay con quái vật bị đau răng và phải bôi thuốc khử độc lên tất tật các bức tường của nó; ngày mai, nó sẽ mua dự trữ thuốc bổ phổi[52]. Nó có các cơn ám ảnh cho tháng, cho mùa, cho năm, cũng như những nỗi ám ảnh của từng ngày. Vào thời điểm này, ai ai cũng xây dựng hoặc phá đi một cái gì đó, chẳng rõ là gì. Có rất ít phố không dựng giàn giáo làm bằng những cây sào dài buộc lại, với các thanh ván gác trên những gióng ngang được vít chặt vào các tầng nhờ hệ thống lỗ gióng; công trình mỏng mảnh, với những người Limousin[53] vắt vẻo ở trên, nhưng chằng buộc đủ loại dây, trắng toát thạch cao, hiếm khi nào được bảo hiểm cho những thiệt hại gây ra bởi bức tường những thanh ván ấy, cái rào bao bắt buộc cho các công trình mà người ta không xây dựng. Có nét gì đó tương tự hoạt động của tàu thuyền trên biển ở những cái thang kia, đống dây nhợ kia, trong những tiếng hét thợ xây ấy. Và, chục bước chân cách dinh thự Maulincour, một trong những công trình phù du đó đã được dựng lên trước một ngôi nhà mà người ta xây dựng bằng các khối đá. Ngày hôm sau, đúng cái lúc nam tước de Maulincour ngồi trên xe[54] đi qua trước đoạn đầu đài kia, trên đường đến nhà bà Jules, một tảng đá có kích thước hai bộ vuông, đang treo lủng lẳng phía trên các ngọn sào, tuột khỏi đống dây buộc, xoay tròn rồi rơi xuống trúng tên gia nhân, và đè nát người này ở đằng sau xe. Một tiếng hét hãi hùng làm rung động cả giàn giáo và các thợ xây; một trong số họ, trong tình trạng nguy hiểm chết người, mắc vào phía trên các cây sào và có vẻ bị tảng đá chạm phải. Đám đông nhanh chóng bu lại. Tất cả các thợ xây xuống đất, hét lên, thề bồi nói rằng xe của ông de Maulincour đã va vào làm chấn động cần cẩu của bọn họ. Chỉ thiếu tí chút nữa thôi là tảng đá đã rơi trúng vào đầu viên sĩ quan. Tay gia nhân chết, cỗ xe thì gãy nát. Đó là một sự kiện cho cả khu phố, các báo có đưa tin. Ông de Maulincour, chắc chắn là đã không hề chạm vào cái gì, nộp đơn kiện. Chính quyền can thiệp. Cuộc điều tra được thực hiện, người ta phát hiện là có một thằng bé, tay cầm một cây gậy, đứng canh và hét với người bộ hành bảo họ tránh xa. Vụ việc dừng lại ở đó. Ông de Maulincour bị chấn động bởi tên gia nhân, bởi nỗi hãi hùng, phải nằm lì trên giường suốt nhiều ngày; bởi vì phần hậu chiếc xe vỡ nát cũng đã gây cho anh một số xây xát; rồi, thần kinh bấn loạn vì gặp chuyện bất ngờ khiến anh lên cơn sốt. Anh đã không đến nhà bà Jules. Mười hôm sau sự kiện trên đây, ở lần đầu tiên ra khỏi nhà, anh tới rừng Boulogne trên cỗ xe đã sửa chữa, trong lúc xuôi phố Bourgogne, tại cái nơi có miệng cống, đối diện Viện Dân biểu, thanh trục xe gãy gục ở đoạn giữa, và nam tước thì đang phóng rất nhanh, thành thử cú sập gầm này lẽ ra đã làm hai bánh xe bị giật tung lao vào nhau đập vỡ sọ anh; nhưng anh thoát hiểm trong gang tấc nhờ có mui xe làm giảm lực va. Tuy nhiên anh lĩnh một vết thương nặng ở bên sườn. Lần thứ hai trong vòng mười ngày anh được đưa, trong tình trạng ngắc ngoải, về nhà bà quyền quý già khóc lóc vật vã. Tai nạn thứ hai này làm nảy sinh ở anh mối nghi ngờ, và anh nghĩ, nhưng chỉ mơ hồ, tới Ferragus và bà Jules. Để làm sáng tỏ những mối nghi, anh giữ thanh trục gãy ở trong phòng, và triệu người sản xuất xe đến. Ông thợ làm xe tới, nhìn thanh trục, vết gãy, và chứng minh hai điều cho ông de Maulincour hay. Trước hết cái trục ấy không phải sản phẩm các xưởng sản xuất của ông; ông chỉ cung cấp các thanh trục trên đó khắc thô những chữ cái đầu tên của tên ông, và ông không thể giải thích bằng cách nào mà thanh trục này đã được thế vào chỗ thanh trục cũ; rồi chỗ gãy của cái trục khả nghi này có nguyên do từ một đoạn hổng phía bên trong, gây ra bởi hiệu ứng khí được thực hiện hết sức khéo léo.
Quãng thời gian ấy, Paris đang lên cơn sốt xây dựng. Nếu Paris là một con quái vật, thì chắc chắn nó là con quái vật bị ám hạng nhất. Nó lên cơn say mê cả nghìn huyễn tưởng: lúc thì nó xây dựng giống như một vị lãnh chúa lớn thích chơi trò cầm bay thợ nề; rồi nó bỏ cái bay để biến thành quân nhân; nó ăn vận từ đầu đến chân như vệ binh quốc gia, tập tành và hút thuốc; đột nhiên, nó bỏ bẵng các luyện tập nhà binh và ném điếu xì gà đi; rồi nó suy sụp, phá sản, bán đồ đạc trên quảng trường Châtelet, nộp biên bản kiểm kê cho chính quyền; nhưng vào hôm sau đó, nó đã chấn chỉnh công việc kinh doanh, tổ chức tiệc và khiêu vũ. Một hôm nó ăn kẹo mạch nha đến dây bẩn đầy tay, đầy mồm; hôm qua nó mua giấy Weynen[51]; hôm nay con quái vật bị đau răng và phải bôi thuốc khử độc lên tất tật các bức tường của nó; ngày mai, nó sẽ mua dự trữ thuốc bổ phổi[52]. Nó có các cơn ám ảnh cho tháng, cho mùa, cho năm, cũng như những nỗi ám ảnh của từng ngày. Vào thời điểm này, ai ai cũng xây dựng hoặc phá đi một cái gì đó, chẳng rõ là gì. Có rất ít phố không dựng giàn giáo làm bằng những cây sào dài buộc lại, với các thanh ván gác trên những gióng ngang được vít chặt vào các tầng nhờ hệ thống lỗ gióng; công trình mỏng mảnh, với những người Limousin[53] vắt vẻo ở trên, nhưng chằng buộc đủ loại dây, trắng toát thạch cao, hiếm khi nào được bảo hiểm cho những thiệt hại gây ra bởi bức tường những thanh ván ấy, cái rào bao bắt buộc cho các công trình mà người ta không xây dựng. Có nét gì đó tương tự hoạt động của tàu thuyền trên biển ở những cái thang kia, đống dây nhợ kia, trong những tiếng hét thợ xây ấy. Và, chục bước chân cách dinh thự Maulincour, một trong những công trình phù du đó đã được dựng lên trước một ngôi nhà mà người ta xây dựng bằng các khối đá. Ngày hôm sau, đúng cái lúc nam tước de Maulincour ngồi trên xe[54] đi qua trước đoạn đầu đài kia, trên đường đến nhà bà Jules, một tảng đá có kích thước hai bộ vuông, đang treo lủng lẳng phía trên các ngọn sào, tuột khỏi đống dây buộc, xoay tròn rồi rơi xuống trúng tên gia nhân, và đè nát người này ở đằng sau xe. Một tiếng hét hãi hùng làm rung động cả giàn giáo và các thợ xây; một trong số họ, trong tình trạng nguy hiểm chết người, mắc vào phía trên các cây sào và có vẻ bị tảng đá chạm phải. Đám đông nhanh chóng bu lại. Tất cả các thợ xây xuống đất, hét lên, thề bồi nói rằng xe của ông de Maulincour đã va vào làm chấn động cần cẩu của bọn họ. Chỉ thiếu tí chút nữa thôi là tảng đá đã rơi trúng vào đầu viên sĩ quan. Tay gia nhân chết, cỗ xe thì gãy nát. Đó là một sự kiện cho cả khu phố, các báo có đưa tin. Ông de Maulincour, chắc chắn là đã không hề chạm vào cái gì, nộp đơn kiện. Chính quyền can thiệp. Cuộc điều tra được thực hiện, người ta phát hiện là có một thằng bé, tay cầm một cây gậy, đứng canh và hét với người bộ hành bảo họ tránh xa. Vụ việc dừng lại ở đó. Ông de Maulincour bị chấn động bởi tên gia nhân, bởi nỗi hãi hùng, phải nằm lì trên giường suốt nhiều ngày; bởi vì phần hậu chiếc xe vỡ nát cũng đã gây cho anh một số xây xát; rồi, thần kinh bấn loạn vì gặp chuyện bất ngờ khiến anh lên cơn sốt. Anh đã không đến nhà bà Jules. Mười hôm sau sự kiện trên đây, ở lần đầu tiên ra khỏi nhà, anh tới rừng Boulogne trên cỗ xe đã sửa chữa, trong lúc xuôi phố Bourgogne, tại cái nơi có miệng cống, đối diện Viện Dân biểu, thanh trục xe gãy gục ở đoạn giữa, và nam tước thì đang phóng rất nhanh, thành thử cú sập gầm này lẽ ra đã làm hai bánh xe bị giật tung lao vào nhau đập vỡ sọ anh; nhưng anh thoát hiểm trong gang tấc nhờ có mui xe làm giảm lực va. Tuy nhiên anh lĩnh một vết thương nặng ở bên sườn. Lần thứ hai trong vòng mười ngày anh được đưa, trong tình trạng ngắc ngoải, về nhà bà quyền quý già khóc lóc vật vã. Tai nạn thứ hai này làm nảy sinh ở anh mối nghi ngờ, và anh nghĩ, nhưng chỉ mơ hồ, tới Ferragus và bà Jules. Để làm sáng tỏ những mối nghi, anh giữ thanh trục gãy ở trong phòng, và triệu người sản xuất xe đến. Ông thợ làm xe tới, nhìn thanh trục, vết gãy, và chứng minh hai điều cho ông de Maulincour hay. Trước hết cái trục ấy không phải sản phẩm các xưởng sản xuất của ông; ông chỉ cung cấp các thanh trục trên đó khắc thô những chữ cái đầu tên của tên ông, và ông không thể giải thích bằng cách nào mà thanh trục này đã được thế vào chỗ thanh trục cũ; rồi chỗ gãy của cái trục khả nghi này có nguyên do từ một đoạn hổng phía bên trong, gây ra bởi hiệu ứng khí được thực hiện hết sức khéo léo.
“Này, thưa ngài nam tước, phải hết sức ma lanh, ông ta nói,
thì mới nghĩ ra chuyện tác động vào một thanh trục như thế này, người ta sẽ
nghĩ như vậy là tự nhiên…”
Ông de Maulincour đề nghị người thợ sản xuất xe không nói gì
với ai về câu chuyện này, và coi như là mình đã được cảnh cáo một cách đầy đủ.
Hai mưu đồ sát nhân kia được ỉm đi với một sự khéo léo cho thấy mối hằn thù của
những con người vượt trội.
Rốt cuộc ông de Maulincour, dẫu là người can đảm và là quân
nhân, không thể tự ngăn mình phát run vì sợ. Ở giữa tất tật những suy nghĩ xâm
chiếm lấy anh, có một điều mà anh thấy không thể chống trả, trước nó anh đánh mất
hết lòng can đảm: những kẻ thù bí mật của anh sẽ không sớm dùng đến thuốc độc
ư? Ngay lập tức, bị chế ngự bởi những nỗi sợ mà thể trạng suy yếu lúc này, mà sự
nhịn ăn cùng cơn sốt làm tăng thêm, anh cho gọi một bà già từ lâu năm phục dịch
bà của anh, một người gần như đối xử với anh bằng tình mẫu tử, đỉnh cao chói lọi
của người bình dân. Không nói toạc móng heo mọi chuyện, anh giao cho bà nhiệm vụ
mỗi ngày bí mật đi mua, tại các địa điểm khác nhau, những thứ thực phẩm cần thiết
cho anh, yêu cầu bà để mắt trông coi chúng thật gắt, và tự tay mang đến cho
anh, không để bất kỳ ai khác lại gần trong lúc bà phục vụ anh. Cuối cùng anh thực
thi các biện pháp phòng ngừa tỉ mỉ nhất nhằm đảm bảo không bị rơi vào dạng cái
chết ấy. Anh nằm trên giường, một mình, bệnh hoạn; thế nên anh có thể nghĩ tùy
thích đến cách tự vệ, cái nhu cầu duy nhất đủ mức sáng suốt cho phép sự ích kỷ
con người không lãng quên mất điều gì. Nhưng người bệnh bất hạnh đã tẩm thuốc độc
vào cuộc đời mình bằng nỗi sợ; và, dẫu không muốn vậy, nỗi nghi ngờ nhuốm sạm mọi
giờ khắc với các sắc thái u tối của nó. Tuy nhiên hai bài học của sự mưu sát
kia dạy cho anh một trong các đức hạnh thiết yếu nhất cho những con người của
chính trị, anh hiểu ra sự che giấu cao độ cần phải dụng đến trong trò chơi liên
quan tới các lợi ích lớn của cuộc đời. Ỉm đi bí mật vẫn còn chưa là gì; mà còn
phải ỉm đi từ trước, mà phải còn biết quên đi một điều nào đó trong vòng ba
mươi năm, nếu cần, theo cách thức của Ali-Pacha[55], ngõ hầu thực hiện
một cú trả thù được nghiền ngẫm trong vòng ba mươi năm, ấy là một nghiên cứu thật
đẹp ở một đất nước nơi ít con người biết che giấu cái gì được quá ba mươi ngày.
Ông de Maulincour chỉ còn sống bởi bà Jules. Thường trực, anh trăn trở nghiêm
túc cân nhắc các biện pháp có thể sử dụng trong cuộc tranh đấu không được biết
đến này nhằm chiến thắng các đối thủ không được biết đến. Niềm đam mê vô danh của
anh đối với người phụ nữ kia lớn lên từ tất tật các chướng ngại vật ấy. Bà
Jules lúc nào cũng đứng đó, ngay giữa các suy nghĩ của anh và giữa trái tim
anh, còn quyến rũ bởi những xấu xa có thể có hơn nhiều so với bởi những đức hạnh
chắc chắn từng khiến nàng trở nên thần tượng của anh.
Người bệnh, trong nỗi mong mỏi nhận biết các mưu mô của kẻ
thù, nghĩ có thể kể cho ông đại diện nhà thờ già nua những bí mật của hoàn cảnh
mà không gặp nguy hiểm. Ông giám quản yêu Auguste như một ông bố yêu những đứa
con của vợ mình; ông khôn ngoan, khéo léo, ông có một trí tuệ nhiều tính chất
ngoại giao. Thế nên ông tới nghe nam tước kể chuyện, lúc lắc cái đầu, rồi hai
người hội đàm với nhau. Ông đại diện trung hậu không chia sẻ lòng tin của người
bạn trẻ, khi Auguste nói với ông rằng vào thời mà họ đang sống, cảnh sát và
chính quyền đủ sức biết hết mọi điều bí ẩn, và rằng, nếu nhất thiết phải viện
nhờ tới họ, anh sẽ tìm được ở nơi họ các trợ thủ hùng mạnh.
Ông già nghiêm trang đáp lại: “Cảnh sát, con trai yêu quý ạ,
thuộc vào những thứ kém tinh nhạy nhất trên đời, và chính quyền thì lại thuộc
vào những gì yếu ớt nhất ở những vấn đề cá nhân. Cả cảnh sát lẫn chính quyền đều
không biết cách đọc ở tận sâu xa các trái tim. Điều mà người ta có thể yêu cầu ở
chúng một cách hữu lý là tìm kiếm các nguyên nhân cho một sự kiện. Thế nhưng,
chính quyền và cảnh sát vô cùng kém cỏi trong cái nghề này: về cốt yếu chúng
thiếu mối quan tâm cá nhân, cái thứ hé lộ mọi điều cho người nào cần biết mọi
chuyện. Chẳng một sức mạnh con người nào có thể ngăn cản một kẻ sát nhân hay một
tên phục thuốc độc người khác hoàn thành công việc hoặc với trái tim một ông
hoàng, hoặc với dạ dày của một con người chính trực. Các dục vọng đáng giá
ngang toàn bộ đám cảnh sát[55].”
Ông giám quản nhiệt liệt khuyên nam tước sang Ý, từ Ý sang
Hy Lạp, từ Hy Lạp sang Syria, từ Syria sang châu Á và chỉ trở về sau khi đã
thuyết phục xong các kẻ thù bí mật của anh về sự sám hối nơi anh, và bằng cách ấy
ngầm ký hiệp ước hòa bình với bọn họ; nếu không, thì phải ở lì đúng như thế này
trong dinh thự, thậm chí chỉ ở trong phòng ngủ, nơi anh có thể tự đảm bảo không
bị cái tay Ferragus kia động tới, và chỉ ra khỏi đó để nghiền nát hắn trong
toàn bộ sự chắc chắn.
“Chỉ được phép chiến đấu với kẻ thù theo phương châm đánh rắn
là phải đánh giập đầu”, ông trang trọng nói với anh.
Tuy nhiên, ông già hứa với chàng trai mà ông yêu quý là sẽ
dùng tới tất tật những gì trời cao đã ban tặng cho ông ở khoản mưu cơ để, mà
không gây hại cho bất cứ ai, thúc đẩy công việc tìm hiểu về kẻ thù, tính toán
các bước đi, và chuẩn bị cho thắng lợi. Ông giám quản có một Figaro[57]
già đã lui về nghỉ ngơi, con khỉ ma lanh nhất từng bao giờ có lúc chui vào một
nhân dạng, xưa kia từng xảo trá như một con quỷ, tháo vát ghê gớm giống một tên
tù khổ sai, nhanh thoăn thoắt như một tên kẻ trộm, ranh ma như một phụ nữ,
nhưng rơi vào kỳ suy đồi của thiên tài, không gặp được cơ hội tốt, kể từ khi xã
hội Paris được xây dựng theo lối mới, xã hội ấy đã tống khứ đi mất những tên
người hầu hay xuất hiện trong các vở hài kịch.
Tay Scapin[58] đầy phẩm chất đó gắn bó với chủ của
mình như với một con người vượt trội hơn; nhưng ông đại diện mưu trí hằng năm vẫn
thêm vào món thù lao trả cho tên tay chân thân tín xưa kia trong trò ga lăng ái
tình một khoản tiền khá lớn, sự quan tâm biết cách kết hợp tình bạn tự nhiên với
các mối liên hệ lợi ích, và được hưởng từ tay già kia những chăm bẵm mà người
tình nữ yêu đắm đuối nhất cũng chẳng bao giờ nghĩ ra nổi cho người bạn bị ốm của
mình. Chính viên ngọc quý trong số đám gia nhân kịch nghệ già nua này, phế tích
của thế kỷ trước, vị thủ lĩnh bất khả lũng đoạn, bởi chẳng có các dục vọng để
thỏa mãn, là người được ông giám quản và ông de Maulincour giao phó công việc.
“Ông nam tước sẽ làm hỏng mọi chuyện mất thôi, cái con người
kỳ vĩ vận đồng phục gia nhân được triệu tới để bàn chuyện, nói. Ông cứ việc ăn,
uống và ngủ một cách thoải mái. Tôi sẽ lo liệu hết mọi việc.”
Quả thật, tám ngày sau cuộc hội kiến, vào lúc
ông de Maulincour, đã hoàn toàn hồi phục từ đợt đau yếu, đang ăn trưa cùng bà
và ông đại diện, thì Justin bước vào để báo cáo tình hình. Rồi, với cái vẻ khiêm nhường giả dối mà những kẻ lắm tài thường
hay tỏ ra, ông ta nói, khi bà quyền quý đã lui về phòng: “Ferragus không phải
tên của kẻ thù đang truy đuổi ông nam tước. Kẻ đó, con quỷ đó tên là Gratien,
Henri, Victor, Jean-Joseph Bourignard. Sieur[59] Gratien Bourignard
là một cựu thầu xây dựng, trước kia rất giàu, và đặc biệt từng là một trong những
thanh niên đẹp trai nổi tiếng Paris, một Lovelace đủ khả năng quyến rũ
Grandisson[60]. Tới đây là hết các thông tin của tôi. Hắn từng làm
công nhân thuần túy, và các đồng bọn của hắn trong Hội Bổn Phận[61],
trước đây, từng bầu hắn là thủ lĩnh, dưới cái tên Ferragus XXIII. Chắc hẳn cảnh
sát có biết điều này, nếu cảnh sát được lập ra để biết một điều gì đó. Tên này
hiện đã chuyển đi, không còn ở phố Vieux-Augustins nữa, và giờ đến sống tại phố
Joquelet[62], bà Jules Desmarets thường đến gặp hắn; chồng của bà ấy,
khi đi tới Chứng Khoán, hay đưa bà ấy tới phố Vivienne, hoặc cũng có thể bà ấy
đưa chồng đến Chứng Khoán. Ngài đại diện quá rành những chuyện như thế này nên
sẽ không hỏi tôi xem người chồng dẫn theo người vợ hay người vợ dẫn theo người
chồng; nhưng bà Jules xinh đẹp đến nỗi tôi sẽ đặt cược cho bà ấy. Tất tật những
điều nói trên đều là thông tin mới nhất. Tay Bourignard của tôi thường đến số
129 đánh bạc[63]. Kẻ này, xin cho phép tôi được nói, thưa ông, là một
tay bợm thích phụ nữ, hắn lại còn rất hay ra cái vẻ giống như một người nhiều
điều kiện nữa. Thêm vào đó, hắn thắng bạc suốt, giả dạng giống một diễn viên,
hóa trang tùy ý, và có một cuộc đời thuộc hàng lập dị nhất. Tôi không nghi ngờ
hắn có nhiều nơi ở, bởi vì, phần lớn thời gian, hắn thoát khỏi cái mà ngài giám
quản đây hay gọi là mấy trò kiểm soát của
lũ nghị viện. Nếu ông muốn, tuy nhiên ta có thể rũ khỏi hắn theo một cách
thức tế nhị, nếu căn cứ vào các thói quen của hắn. Lúc nào cũng dễ trừ khử một
kẻ thích phụ nữ. Dẫu có vậy, tay tư bản đó lại nói đến chuyện sắp chuyển nhà rồi.
Lúc này, ngài đại diện và ông nam tước có gì cần ra lệnh cho tôi không?
- Justin, tôi rất hài lòng về anh, đừng làm gì hơn nếu chưa có lệnh; nhưng hãy trông coi mọi thứ ở đây, sao cho ông nam tước không phải e sợ điều gì.
Ông de Maulincour, bà quyền quý và ông đại diện
thở phào với một sự khoái trá khôn tả. Bà già tốt bụng hôn đứa cháu, rớt một giọt nước mắt, và chia
tay anh để đi cầu nguyện tạ ơn Chúa. Bà quyền quý chi tiền cho một tuần lễ chín
ngày vì sự cứu rỗi của Auguste, nghĩ ước nguyện của mình đã được thực hiện.
Rồi, với sự khéo léo nữ tính lúc nào cũng làm tổn
hại tới đức hạnh một chút ấy, bà Jules đợi một câu hỏi khác. Người chồng quay đầu
về phía những ngôi nhà và tiếp tục săm soi các cổng vòm. Thêm một câu hỏi nữa
chẳng phải đã là một sự nghi ngờ, một biểu hiện thiếu tin tưởng đấy ư? Nghi ngờ
một phụ nữ là một tội ác trong tình yêu. Jules từng giết một người đàn ông mà
chẳng hề ngờ vợ. Clémence không biết chút nào về những gì thuộc về niềm đam mê
đích thực, các suy tư sâu sắc trong sự im lặng của chồng, cũng giống Jules chẳng
hay biết tấn kịch đáng ngưỡng mộ đang làm trái tim Clémence của anh thắt lại.
Và xe thì cứ chạy trong Paris im lìm, chở theo hai vợ chồng, hai người tình mê
đắm nhau, họ, chỉ hơi tì người, hợp lại trên đống gối tựa bằng lụa, tuy nhiên bị
ngăn cách bởi cả một hố thẳm. Trên những cỗ xe coupé[79] trang nhã từ vũ hội trở
về nhà này, giữa nửa đêm và hai giờ sáng, biết bao nhiêu cảnh dị thường đã xảy
ra, đấy là chỉ chú mục vào những cỗ xe coupé với ngọn đèn rọi sáng cả phố lẫn
xe, những cỗ coupé với những gương kính sáng choang, nói tóm lại là các cỗ xe của
tình yêu giá thú nơi các cặp vợ chồng có thể cãi cọ mà khỏi phải sợ bị người bộ
hành trông thấy, bởi vì hộ tịch cho người ta cái quyền được dỗi, đánh đập, hôn
một người phụ nữ ở trên xe và tại nơi khác, khắp mọi nơi[80]! Vậy
nên biết bao nhiêu bí mật đã hé lộ với các lính bộ binh buổi đêm, với những
thanh niên kia, tới vũ hội thì đi xe, nhưng bị buộc phải, dẫu nguyên do có là
gì đi nữa, cuốc bộ rời khỏi đó! Đây là lần đầu tiên Jules và Clémence mỗi người
dạt vào một góc xe như thế. Người chồng vẫn thường ngồi sát vào người vợ.
- Justin, tôi rất hài lòng về anh, đừng làm gì hơn nếu chưa có lệnh; nhưng hãy trông coi mọi thứ ở đây, sao cho ông nam tước không phải e sợ điều gì.
“Cháu yêu quý ơi, ông đại diện nói, cháu hãy tiếp tục sống
và quên bà Jules đi.
- Không, không, Auguste đáp, cháu sẽ không nhường chỗ cho
Gratien Bourignard, cháu muốn túm được hắn, tay chân đều bị trói chặt, và cả bà
Jules nữa.”
Buổi tối, nam tước Auguste de Maulincour, mới được thăng cấp
bậc tại một đại đội Cận vệ, tới dự vũ hội, ở Élysée-Bourbon, nhà nữ công tước
de Berri[64]. Ở đó, chắc chắn rồi, chẳng thể nào có mối nguy hiểm
nào để mà phải đề phòng. Thế nhưng nam tước de Maulincour đã rời khỏi đó với một
vụ việc liên quan tới danh dự cần giải quyết, một vụ việc không thể nào dàn xếp
được. Đối thủ của anh, hầu tước de Ronquerolles[65], đã có những lý
do thuộc loại nghiêm trọng nhất để phàn nàn về Auguste, và Auguste thì cung cấp
nguyên do thông quan mối quan hệ trước đây với em gái của ông de Ronquerolles,
nữ bá tước de Sérizy[66]. Quý bà này, người chẳng hề ưa mấy cái thói
ủy mị kiểu Đức, lại càng đòi hỏi ngặt nghèo hơn trong những gì liên quan, dẫu
chỉ là các chi tiết nhỏ nhặt nhất, tới bộ trang phục của sự đoan trang nơi bà.
Do một định mệnh khó lòng giải thích nổi, Auguste thốt ra một câu nói đùa vô hại
mà bà de Sérizy thấy rất nghiêm trọng, và anh trai bà sửng cồ lên. Việc giải
thích được tiến hành trong một góc, hạ giọng hết mức. Với tư cách những con người
của giới thượng lưu, hai đối thủ không gây chút ồn ào nào. Mãi đến hôm sau, xã
hội faubourg Saint-Honoré, faubourg Saint-Germain và lâu đài[67] mới
hay biết về cuộc phiêu lưu này. Bà de Sérizy được bảo vệ một cách nồng nhiệt,
và người ta cho de Maulincour đã sai lầm về mọi chuyện. Các nhân vật đức cao vọng
trọng can thiệp. Các nhân chứng thuộc hàng nổi bật nhất được giao cho các ông
de Maulincour và de Ronquerolles, và mọi biện pháp phòng ngừa được thực thi tại
chỗ để không ai bị giết chết. Khi Auguste đứng trước đối thủ của anh, một con
người ưa khoái lạc, mà chẳng ai không nhận là sở hữu những tình cảm về danh dự,
anh chỉ nhìn thấy ở anh ta công cụ của Ferragus, thủ lĩnh đám Bổn Phận, nhưng
anh nảy ra ham muốn bí mật là tuân theo các dự cảm không thể giải thích, bằng
cách hỏi thẳng hầu tước.
“Thưa các ngài, anh nói với các nhân chứng, chắc chắn là tôi
không từ chối việc phải lĩnh đạn của ông de Ronquerolles; nhưng, trước đó, tôi
tuyên bố là tôi đã nhầm, tôi xin thực hiện những gì mà ông ấy sẽ đòi hỏi ở tôi
nhằm thể hiện sự hối lỗi, thậm chí là một cách công khai nếu ông ấy muốn, bởi
vì, khi chuyện liên quan tới một phụ nữ, tôi nghĩ chẳng gì có thể làm một người
ga lăng tổn hại về danh dự. Vậy nên tôi xin kêu gọi lý trí và lòng hào hiệp của
ông ấy, chẳng phải là hơi có chút xuẩn ngốc khi đánh nhau, khi mà quyền tốt đẹp
có thể gục ngã?…”
Ông de Ronquerolles không chấp nhận cái lối kết thúc vụ việc
như thế, và nam tước, còn nghi hoặc hơn nữa, tiến lại gần đối thủ của mình.
“Này, thưa ông hầu tước, anh nói, xin hãy đưa, trước các
ngài đây, lòng tin quý tộc của ông ra để nhận rằng ông đã không lôi vào trong
cuộc gặp này bất kỳ lý do nào thuộc sự trả thù ngoài lý do xuất hiện ở bên
ngoài.
- Thưa ông, đó không phải một câu hỏi để đặt ra với tôi.”
Và ông de Ronquerolles đi tới chỗ của mình. Người ta đã thỏa
thuận từ trước là hai đối thủ mỗi người chỉ bắn đúng một phát. Ông de Ronquerolles,
mặc cho khoảng cách được quy định như thể khiến việc giết chết ông de
Maulincour trở nên rất khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, đã bắn gục
nam tước. Viên đạn xuyên qua sườn anh, ngay bên dưới tim, nhưng rất may là không
gây thương tích trầm trọng.
“Ông nhắm bắn giỏi quá, thưa ông, viên sĩ quan nói, hơn cái
mức mong muốn trả thù cho những niềm say mê đã chết nhiều.”
Ông de Ronquerolles cứ tưởng Auguste đã chết, và không thể
ngăn một nụ cười điêu trá khi nghe thấy những lời ấy.
“Không được phép nghi ngờ, thưa ông, em gái của Jules César[68].
- Vẫn là bà Jules”, Auguste nói.
Anh ngất đi, không nói được cho hết một câu đùa thật chua
cay đã sắp chui ra khỏi miệng; nhưng, dẫu mất nhiều máu, vết thương của anh
không nguy hiểm. Sau chừng hai tuần, trong đó bà quyền quý và ông đại diện chăm
sóc anh cẩn thận theo lối người già, những chăm sóc mà chỉ một kinh nghiệm cuộc
đời dài lâu mới có thể dạy cho bí mật, một sáng nọ bà anh mang tới cho anh những
đòn nặng nề. Bà nói cho anh biết những mối lo chết người của bà, chúng đổ ập xuống
những ngày già nua, những ngày cuối cùng của bà. Bà đã nhận được một bức thư ký
tên một chữ F, trong đó câu chuyện làm gián điệp mà cháu bà từng hạ thấp mình
xuống để thực hiện được kể lại kỹ lưỡng. Trong bức thư ấy, những hành động
không xứng với một con người trung thực bị lôi ra làm cớ trách cứ ông de
Maulincour. Anh đã, người ta nói, cắt đặt một bà già ở phố Ménars, tại chỗ xe
ngựa hay đỗ, mụ gián điệp già giả vờ múc nước trong thùng ra để bán cho các xà
ích, nhưng thật ra được giao nhiệm vụ rình rập bà Jules Desmarets. Anh đã làm
trò gián điệp với con người vô hại nhất trên đời nhằm tìm cách xâm nhập mọi bí
mật, khi mà, đối với ba con người các bí mật đó liên quan đến chuyện sống chết.
Chỉ mình anh muốn có cuộc tranh đấu tàn khốc trong đó, đã bị thương ba lần, sẽ
không tránh khỏi chuyện anh gục ngã, bởi vì cái chết của anh đã được quyết, và
sẽ được thực hiện bằng tất tật mọi phương cách của con người. Ông de Maulincour
thậm chí sẽ không tránh được số phận của mình ngay cả khi hứa là sẽ tôn trọng
cuộc sống bí hiểm của ba người kia, bởi vì không thể nào tin được lời một nhà
quý tộc có khả năng đi xuống còn thấp hơn cả các nhân viên cảnh sát; và tại
sao, để gây rối loạn, chẳng vì lý do gì, cho cuộc đời của một phụ nữ trong trắng
và một ông già đáng kính trọng. Đối với Auguste bức thư chẳng là gì nếu so với
những lời trách cứ dịu dàng mà bà nam tước de Maulincour nói với anh. Thiếu tôn
trọng và tin tưởng đối với một phụ nữ, rình mò người phụ nữ ấy mà không có quyền
làm vậy! Và người ta có được rình mò người phụ nữ yêu ta hay không? Đó là một
dòng thác những lý do tuyệt hảo ấy, chúng chẳng bao giờ chứng tỏ điều gì, và
chúng đặt anh, lần đầu tiên trong đời chàng nam tước, vào một trong những cơn
giận dữ lớn lao của con người nơi nảy mầm, từ đó phát sinh các hành động quan yếu
nhất của cuộc đời.
“Bởi vì cuộc đấu súng đó là một cuộc đấu súng sinh tử, anh
nói thay cho lời kết luận, cháu phải giết kẻ thù của mình bằng mọi phương cách
mà cháu có thể sử dụng.”
Ngay lập tức ông giám quản, theo lời đề nghị của ông de
Maulincour, đến gặp sếp cảnh sát đặc biệt Paris và, không nêu tên tuổi cũng như
nhắc đến con người bà Jules trong câu chuyện về cuộc phiêu lưu này, dẫu cho
nàng là nút thắt bí mật, ông truyền đạt những nỗi e ngại gây cho gia đình de Maulincour
bởi cái nhân vật xa lạ đủ mức táo gan để quyết phải chết một sĩ quan thuộc vệ
binh, ngay trước mắt luật pháp và cảnh sát. Người của cảnh sát kinh ngạc nâng cặp
kính màu lục lên, hỉ mũi nhiều lần, và mời ông đại diện thuốc lá, mặc dù mũi
ông ta bận kẹp kính. Rồi viên phó ghi chép, và hứa rằng, với Vidocq[69]
cùng tay chân giúp sức, chỉ vài hôm nữa họ sẽ thông báo tin vui cho gia đình
Maulincour liên quan tới tên kẻ thù kia, nói rằng đối với cảnh sát Paris không
bao giờ có bí ẩn nào hết. Vài hôm sau, ông sếp đến gặp ông đại diện tại dinh thự
của de Maulincour, và thấy chàng nam tước trẻ đã hoàn toàn bình phục sau vết
thương mới rồi. Thế là, dùng phong cách nói năng hành chính, ông ta cảm ơn họ
vì các chỉ dẫn mà họ đã có lòng tốt trao cho ông ta, báo cho ông ta rằng cái
tay Bourignard kia là một kẻ bị kết án hai mươi năm lao động khổ sai, nhưng đã
trốn thoát một cách ngoạn mục trong khi được chuyển từ Bicêtre tới Toulon. Từ
mười ba năm nay, cảnh sát đã tìm cách bắt lại hắn mà chưa được, sau khi biết rằng
hắn đã đến sống ở Paris, chủ quan hết mức, nơi hắn đã thoát thân khỏi những tìm
kiếm tích cực nhất, dẫu cho thường xuyên dính dáng vào nhiều vụ ám muội. Nói
tóm lại, kẻ đó, với cuộc đời trưng bày những điểm đặc biệt kỳ lạ nhất, chắc chắn
sẽ bị bắt tại một trong những nơi ở của hắn, và được giao nộp cho công lý. Nhân
vật quan liêu kết thúc báo cáo không chính thức của mình bằng cách nói với ông
de Maulincour rằng nếu anh coi vụ việc này là đủ mức quan trọng để muốn chứng
kiến tận mắt việc bắt giữ Bourignard, hôm sau anh có thể tới, vào lúc tám giờ
sáng, phố Saint-Foi[70], tại một ngôi nhà mà ông ta đưa cho anh số.
Ông de Maulincour không có ý định đi tìm sự chắc chắn ấy, tin tưởng, với sự tôn
trọng tốt lành mà cảnh sát tạo ra được ở Paris, vào sự được việc của nền hành
chính. Ba hôm sau, chưa đọc được gì trên báo về vụ bắt giữ đó, tuy nhiên hẳn nó
sẽ cung cấp chất liệu cho một bài báo lạ thường nào đó, ông de Maulincour bắt đầu
thấy lo lắng, nhưng lại hết ngay khi nhận được bức thư dưới đây:
Thưa ngài nam tước,
Tôi xin có hân hạnh thông báo với ngài rằng ngài không còn
phải lưu giữ bất cứ mối e ngại nào liên quan đến vụ việc đang nói ở đây nữa.
Tên Gratien Bourignard, biệt danh Ferragus, đã chết hôm qua, tại nhà của hắn,
trên phố Joquelet, số 7. Những mối nghi ngờ mà tất nhiên chúng tôi phải có về
danh tính của hắn đã hoàn toàn được cởi bỏ nhờ các sự kiện. Bác sĩ của Sở Cảnh
sát đã được chúng tôi giao nhiệm vụ phụ giúp bác sĩ của tòa thị chính, và sếp cảnh
sát mật thám đã thực hiện mọi kiểm tra cần thiết để đạt tới một sự chắc chắn
hoàn toàn. Vả lại, sự đức độ của các nhân chứng ký tên vào giấy chứng tử, và
các chứng nhận của những người từng chăm sóc cho kẻ mang tên Bourignard kia vào
lúc hắn hấp hối, trong số đó có chứng nhận của phụ tá nhà thờ Bonne-Nouvelle
đáng kính trọng, người nghe hắn xưng tội, tại tòa, vì hắn đã chết với tư cách
con chiên, đã không cho phép chúng tôi lưu giữ bất kỳ nghi vấn nào nữa.
“Xin
nhận lấy, thưa ngài nam tước”, v.v…
“Nào, ông giám quản nói, giờ thì cháu đã có thể tới vũ hội
mà cháu đã nói với ta, ta không ngăn cản cháu nữa đâu.”
Ông de Maulincour lại càng nóng lòng muốn tới vũ hội ấy hơn,
bởi vì bà Jules hẳn cũng sẽ có mặt. Bữa tiệc này được tổ chức bởi ông quận trưởng
của Seine, tại nhà ông hai xã hội của Paris gặp gỡ như trên một lãnh thổ trung
lập[71]. Auguste rảo qua các phòng mà không nhìn thấy người phụ nữ
đang gây một ảnh hưởng lớn đến vậy lên cuộc đời anh. Anh bước vào một phòng
boudoir[72] vẫn còn vắng hoe, ở đó các bàn chơi bài vẫn đợi các tay
chơi, và anh ngồi xuống một cái đi văng, buông mình vào những suy nghĩ trái ngược
nhất về bà Jules. Vào lúc đó một người đàn ông tóm lấy cánh tay viên sĩ quan trẻ,
và nam tước đờ cả người khi nhìn thấy kẻ nghèo khó ở phố Coquillière, cái tay
Ferragus của Ida, kẻ sống ở phố Soly, tên Bourignard của Justin, tên tù khổ sai
của cảnh sát, kẻ đã chết ngày hôm trước.
“Thưa ông, không hét, không nói”, Bourignard nói với anh,
anh nhận ra giọng nói của hắn, nhưng chắc hẳn bất kỳ ai khác sẽ không thể nhận
biết. Hắn ăn vận rất bảnh bao, đeo huy hiệu Lông Cừu vàng[73] và
đính một tấm thẻ trên áo. “Thưa ông, hắn nói tiếp, giọng rít lên như giọng linh
cẩu, ông cho phép tôi được thực hiện mọi điều gì mà tôi muốn, khi mà ông đã cầu
tới cảnh sát. Ông sẽ chết, thưa ông. Phải vậy thôi. Ông yêu bà Jules à? Ông có
được bà ấy yêu không[74]? Căn cứ vào quyền gì mà ông lại muốn khuấy
động sự bình yên của bà ấy, vấy bẩn đức hạnh của bà ấy?”
Ai đó bước đến. Ferragus đứng dậy dợm đi khỏi.
“Ông có biết người này không?” ông de Maulincour hỏi, túm lấy
cổ áo Ferragus. Nhưng Ferragus lanh lẹn giật ra, tóm tóc ông de Maulincour và,
đầy vẻ nhạo báng, lắc đầu anh nhiều lần. “Tức là nhất thiết cần đến chì thì mới
có thể làm cái đầu này khôn ra được? hắn nói.
- Không biết một cách cá nhân, thưa ông, de Marsay[75],
chứng nhân cho cảnh vừa xong, đáp; nhưng tôi biết ông ta là ông de Funcal, một
người Bồ Đào Nha rất giàu[76].”
Ông de Funcal đã biến mất. Nam tước đuổi theo nhưng không kịp,
và tới bên dưới hàng cột bên ngoài, anh nhìn thấy, trên một cỗ xe rực rỡ,
Ferragus nhe răng cười nhìn anh, rồi xe lao đi.
“Thưa ông, xin làm ơn, Auguste, đã quay trở lại phòng khách,
nói với de Marsay, người tỏ ra có biết kẻ kia, ông de Funcal sống ở đâu?
- Tôi không biết, nhưng ở đây chắc sẽ có người nói được điều
đó cho ông.”
Nam tước, sau khi hỏi ông quận trưởng, được biết bá tước de
Funcal sống ở tòa đại sứ quán Bồ Đào Nha. Vào lúc ấy, khi anh nghĩ vẫn còn cảm
thấy những ngón tay băng giá của Ferragus trên tóc mình, anh nhìn thấy bà Jules
trong toàn bộ sự huy hoàng vẻ đẹp của nàng, tươi trẻ, kiều mị, ngây thơ, lấp
lánh cái sự trong trắng nữ tính từng khiến anh say đắm ấy. Tạo vật này, đối với
anh giống như địa ngục, chỉ còn khơi dậy ở Auguste lòng căm hận, và lòng căm hận
này trào lên, đẫm máu, khủng khiếp trong ánh mắt anh; anh rình thời điểm có thể
nói chuyện với nàng mà không bị ai nghe thấy, và nói như thế này: “Thưa bà, đã
ba lần liền đám thích khách của bà giết
hụt tôi rồi đấy.
- Ông muốn nói gì, thưa ông? nàng đáp, mặt đỏ lựng. Tôi biết
mới đây nhiều tai nạn đáng buồn đã xảy đến với ông, tôi rất lấy làm đau lòng;
nhưng làm thế nào mà tôi có thể liên quan gì đến những chuyện đó?
- Tức là bà có biết là có đám thích khách được thuê để giết tôi bởi tay cái kẻ sống ở phố Soly?
- Thưa ông!
- Thưa bà, giờ đây sẽ không chỉ mình tôi đòi bà thanh toán nợ
nần nữa đâu, không phải từ hạnh phúc của tôi, mà từ máu của tôi…”
Đúng lúc đó, Jules Desmarets bước lại gần.
“Ông nói gì với vợ tôi thế, thưa ông?
- Hãy đến nhà tôi mà tìm hiểu, nếu ông thấy tò mò, thưa
ông.”
Và Maulincour đi ra, để lại bà Jules mặt tái nhợt và gần như
suy sụp.
Có rất ít phụ nữ chưa từng bao giờ, một lần trong đời, liên
quan tới một chuyện không thể chối cãi, rơi vào cảnh phải đối mặt với một cuộc
tra hỏi cụ thể, sắc bén, kiên quyết, một trong những câu hỏi được đặt ra không
chút thương xót bởi chồng họ, mà chỉ riêng nỗi bực tức thôi đã gây ra một cơn lạnh
lưng, mà từ đầu tiên đi thẳng vào trái tim giống như lưỡi thép một con dao găm.
Từ đó mà có câu phương ngôn sau: Đàn bà
nào cũng nói dối. Lời nói dối vớ vẩn, lời nói dối nhẹ bẫng, lời nói dối
trác tuyệt, lời nói dối ghê khiếp; nhưng là nghĩa vụ phải nói dối. Và rồi, khi nghĩa
vụ này đã được chấp nhận, chẳng phải còn phải biết nói dối cho giỏi nữa ư? ở
Pháp phụ nữ nói dối theo cách đáng ngưỡng mộ. Phong hóa của chúng ta dạy cho họ
thật rành rẽ sự lừa bịp! Sau rồi, phụ nữ thì hỗn xược một cách ngây thơ đến thế,
xinh đẹp đến thế, yêu kiều đến thế, thật đến thế trong lời nói dối; cô ta nhận
biết ở nó tính ích lợi lớn đến thế nhằm tránh đi, trong cuộc sống xã hội, những
cú sốc dữ dội trước đó hạnh phúc hẳn không cưỡng lại nổi, thành thử đối với họ
nó là nhất thiết giống như lớp bông lót mà họ dùng để cất đồ trang sức quý. Vậy
nên lời nói dối đối với họ trở nên nền tảng của lời lẽ, và sự thật chỉ còn là một
ngoại lệ; họ nói ra sự thật vì đỏng đảnh hoặc vì mưu đồ, bởi họ hết sức đức hạnh.
Rồi, tùy thuộc tính cách của họ, một số phụ nữ cười trong lúc nói dối; lại có
những người khóc, những người khác trở nên nghiêm trang; một số thì nổi giận.
Sau khi đã khởi sự trong đời bằng cách giả vờ không màng tới những phỉnh nịnh
khiến họ được thỏa mãn nhiều nhất, họ thường kết thúc bằng cách tự nói dối
chính bản thân mình. Ai còn chưa từng ngưỡng mộ vẻ vượt trội của họ vào lúc họ
run lên vì các vưu vật bí hiểm của tình yêu nơi họ? Ai còn chưa từng nghiền ngẫm
sự thoải mái của họ, sự dễ dàng của họ, tự do tinh thần của họ trong những cơn
bối rối lớn nhất của cuộc đời? Ở nơi họ, chẳng có gì là đi vay mượn sất: sự lừa
dối chảy tràn ra giống như tuyết từ trên trời rơi xuống. Rồi, với một nghệ thuật
mới lớn làm sao, họ khám phá cái đúng ở kẻ khác! Với mánh khóe tuyệt hảo làm
sao, họ dụng đến thứ logic thẳng thớm nhất, liên quan tới câu hỏi chất chứa dục
vọng luôn luôn giao nộp cho họ một bí mật trái tim nào đó nơi một người đàn ông
ngây thơ đến nỗi đi tiến hành màn tra hỏi với họ! Tra hỏi một phụ nữ, đó chẳng
phải là tự giao nộp mình cho họ ư? chẳng phải cô ta sẽ biết được mọi điều gì mà
ta muốn che giấu với cô ta, và chẳng phải cô ta sẽ im lặng trong lúc nói ư? Và
vài người đàn ông cả gan tranh đấu với người phụ nữ Paris! với một phụ nữ biết
cách nhảy lên cao hơn những nhát dao găm, bằng cách nói: “Sao mà anh tò mò quá thể! quan trọng gì với anh nào? Tại sao anh lại muốn
biết điều đó? A! anh ghen! Thế nếu tôi không muốn trả lời thì sao?[77]”
rốt cuộc, với một phụ nữ sở hữu một trăm ba mươi bảy nghìn cách nói KHÔNG, và
vô vàn biến thể để nói CÓ. Hiệp ước và khảo luận của không và của có chẳng phải
một trong những tác phẩm ngoại giao, triết học, tốc ký và đạo đức mà chúng ta
còn phải thực hiện đấy ư? Nhưng để thành tựu cái tác phẩm quỷ sứ này, chẳng phải
cần đến một thiên tài mang nữ dạng ư? vậy nên, nó sẽ chẳng bao giờ cám dỗ ai. Rồi,
trong số tất tật công trình còn chưa có, công trình này chẳng phải chính là nổi
tiếng nhất, được thực thi giỏi nhất bởi tay các phụ nữ đấy ư? Đã bao giờ người
ta nghiên cứu dáng dấp, điệu vẻ, disinvoltura[78]
của một lời nói dối hay chưa? Xem thử đi. Bà Desmarets ngồi ở góc bên phải của
cỗ xe, và chồng nàng thì bên góc trái. Đã cố sức bình tâm lại khi rời khỏi vũ hội,
bà Jules vờ tỏ ra một dáng vẻ bình thản. Chồng nàng còn chưa nói gì với nàng,
và vẫn chưa nói gì. Jules nhìn qua cửa những mảng đen thẫm các ngôi nhà im lìm
mà họ đi ngang; nhưng đột nhiên, như bị thúc đẩy bởi một ý nghĩ đã nhất quyết,
lúc xe rẽ ở một góc phố, anh săm soi vợ, nàng có vẻ bị lạnh, mặc cho chiếc áo
lông lót lông bọc lấy người nàng; anh thấy nàng có vẻ tư lự, và có lẽ nàng đang
thực sự tư lự. Trong số mọi điều có thể thông giao, suy tư và sự nghiêm trang
là dễ lây nhiễm hơn cả.
“Ông de Maulincour có thể nói gì với em, để mà em bị tác động
mạnh đến thế? Jules hỏi, và thật ra ông ta muốn anh đến nhà ông ta để biết điều
gì?
- Nhưng ông ta sẽ chẳng thể nói điều gì với anh ở nhà ông ta
mà em không nói với anh bây giờ đây”, nàng đáp.
“Trời lạnh quá”, bà Jules nói.
Nhưng người chồng kia chẳng hề nghe thấy, anh đang săm soi mọi
biển hiệu tối đen phía trên các cửa hàng.
“Clémence, rốt cuộc anh lên tiếng, tha thứ cho anh vì câu hỏi
mà anh sắp đặt cho em nhé.”
Và anh xích lại gần, quàng tay quanh eo cô và kéo cô sát lại
với anh.
“Chúa ơi, đến nước này rồi đây!” người phụ nữ khốn khổ nghĩ.
“Tức là, nàng nói, vượt trước câu hỏi, anh muốn biết điều
ông de Maulincour đã nói với em. Em sẽ nói cho anh, Jules; nhưng sẽ chẳng phải
là không kèm theo nỗi hãi hùng đâu. Chúa ơi, chúng ta có thể có bí mật đối với
nhau ư? Được một lúc rồi, em thấy anh đấu tranh giữa ý thức về tình yêu của
chúng ta và những nỗi sợ mơ hồ; nhưng ý thức của chúng ta, chẳng phải nó trong
sáng, và các mối nghi của anh, anh không thấy chúng thật tối tăm ư? Tại sao lại
không ở yên trong ánh sáng mà anh ưa chuộng? Chừng nào em đã kể hết mọi chuyện
cho anh, anh sẽ còn muốn biết thêm nữa; và thế nhưng, bản thân em cũng không biết
những lời kỳ lạ của ông ta che giấu điều gì. Tức là, có lẽ sẽ có giữa anh và
ông ta một vụ việc ghê gớm nào đó. Em thì muốn hơn nhiều, rằng cả hai chúng ta
quên đi giây phút tồi tệ ấy. Nhưng, dẫu có thế nào, hãy thề với em là anh sẽ đợi
cuộc phiêu lưu quái lạ này tự giải thích một cách tự nhiên. Ông de Maulincour
đã tuyên bố với em rằng ba tai nạn mà anh đã nghe nói: tảng đá rơi trúng người
hầu của ông ta, cú ngã xe và cuộc đấu súng liên quan đến bà de Sérizy đều bắt
nguồn từ một âm mưu mà em đã dựng ra để gây hại cho ông ta. Rồi thì, ông ta dọa
em là sẽ nói với anh về lợi ích khiến em muốn sát hại ông ta. Anh có hiểu được
gì trong tất tật những thứ đó không? Nỗi bối rối của em xuất phát từ cảm giác
gây ra khi phải nhìn thấy khuôn mặt chất chứa điên rồ của ông ta, cặp mắt vô hồn
của ông ta, cùng những lời lẽ nhát gừng giật cục do một xúc cảm nội tâm thúc đẩy.
Em đã nghĩ ông ta bị điên. Chỉ có vậy thôi. Giờ, hẳn em sẽ chẳng phải là phụ nữ
nếu không nhận ra rằng, kể từ một năm nay, em đã trở thành, như người ta hay
nói, niềm đam mê của ông de Maulincour. Ông ta mới chỉ từng nhìn thấy em ở vũ hội,
và lời lẽ của ông ta không có gì đáng nói, cũng như lời lẽ mà người ta hay dùng
ở vũ hội. Có lẽ ông ta muốn chia rẽ chúng ta nhằm một ngày nào đó có thể thấy
em một mình, không sự tự vệ. Anh có thấy rõ không? Anh đã nhíu mày rồi. Ôi! em
căm ghét xã hội vô cùng. Chúng ta hạnh phúc đến mấy nếu không có ông ta! tại
sao lại phải đi tìm ông ta? Jules, em xin anh, anh hãy hứa với em là sẽ quên toàn
bộ chuyện này. Ngày mai hẳn chúng ta sẽ biết tin ông de Maulincour đã phát
điên.”
“Chuyện gì mà kỳ thế!” Jules tự nhủ, trong lúc xuống khỏi
xe, bên dưới hàng cột cầu thang nhà anh.
Anh đưa tay cho vợ khoác, và họ đi lên trên nhà.
Để phát triển câu chuyện này trong toàn bộ sự thật của các
chi tiết, để theo được tiến trình của nó trong tất cả những khúc khuỷu, ở đây cần
tiết lộ vài bí mật của tình yêu, trườn vào dưới những lần lót tường của một căn
phòng ngủ, không phải theo một đường lối trơ trẽn, mà bằng cách thức của Trilby[81],
không làm hoảng sợ Dougal lẫn Jeannie, không làm bất kỳ ai hoảng sợ, cũng trong
ngần giống như tiếng Pháp cao quý của chúng ta muốn được trong ngần, cũng táo
gan như từng táo gan cây cọ của Gérard ở bức tranh Daphnis và Chloé[82]. Phòng ngủ của bà Jules là một chốn
thiêng liêng[83]. Chỉ nàng, chồng nàng, cô hầu phòng được phép bước
vào đó. Sự sung túc có các lợi thế đẹp đẽ, và những lợi thế đáng ghen tị nhất
là những gì cho phép phát triển các tình cảm đi hết kích cỡ của chúng, thụ thai
chúng thông quá sự hoàn thành hàng nghìn sự đỏng đảnh của chúng, bọc chúng vào
trong sự huy hoàng khiến chúng lớn lên, trong các tìm tòi làm chúng được thanh
tẩy, trong các tinh tế biến chúng trở nên còn quyến rũ hơn nữa. Nếu ta căm ghét
những bữa tối trên cỏ và những bữa ăn được phục vụ tồi tệ, nếu ta cảm thấy niềm
khoái trá nào đó khi thấy một tấm khăn trải phẳng phiu sáng bừng lên, một bộ đồ
ăn bằng bạc mạ vàng, các thứ đồ sứ trong vắt, một cái bàn viền vàng, chạm trổ
phong phú, được chiếu sáng bởi những ngọn nến trắng muốt, và rồi, ở bên dưới mấy
cái nắp cầu bằng bạc khắc hình gia huy, những phép mầu của thứ đồ ăn thiện xảo
nhất; để thích hợp, ta buộc phải bỏ rơi gác xép trên cao các ngôi nhà, những cô
gái bình dân ngoài phố; bỏ mặc các gác xép, những cô gái bình dân, những cái ô,
những đôi giày lại cho những kẻ chỉ có thể chi tiêu hà tiện cho bữa tối của họ[84];
rồi, ta phải hiểu tình yêu giống như một nguyên tắc chỉ có thể phát triển trong
toàn bộ vẻ duyên dáng của nó trên những tấm thảm Savonnerie[85], dưới
ánh sáng trắng đục của một ngọn đèn marmorine[86], giữa các bức tường
kín đáo và được chăng lụa, trước một lò sưởi mạ vàng, trong một căn phòng cách
âm từ hàng xóm không nghe thấy, từ bên ngoài cũng không, từ mọi thứ, bởi các chớp
cửa sổ, bởi các bình phong, bởi những ri đô uốn lượn. Ta cần đến những tấm
gương ở trong đó các hình dạng hiện ra, và lặp lại đến vô tận người phụ nữ mà
ta muốn nhân bội, và thường hay được tình yêu nhân thêm lên; rồi các đi văng thật
thấp; rồi một cái giường, như thể một điều bí mật, để người ta đoán định chứ
không lộ ra; rồi, trong căn phòng điệu đà ấy, các thứ đồ lông cho những bàn
chân trần, những ngọn nến có lồng chụp thủy tinh giữa đống dải mút-xơ-lin, để
có thể đọc sách vào bất cứ giờ nào ban đêm, và những bông hoa không gây váng đầu,
và những vải lụa với độ tinh xảo thỏa mãn được đến cả Anne d’Autriche[87].
Bà Jules đã hiện thực hóa được cái chương trình ngọt ngào này, nhưng như vậy vẫn
còn chưa là gì. Mọi phụ nữ có gu có thể làm được điều tương tự, dẫu cho, thế
nhưng, trong cách sắp xếp những thứ ấy có một dấu triện của tính cách cá nhân,
nó mang lại cho sự trang trí này, chi tiết kia, một tính cách không thể nào bắt
chước. Giờ đây, hơn mọi lúc nào khác, đang ngự trị sự cuồng tín của cá nhân
tính. Các luật lệ của chúng ta càng hướng đến một sự bình đẳng bất khả, chúng
ta lại sẽ càng tách rời thật xa khỏi đó bởi phong hóa của chúng ta[88].
Vậy nên những người giàu đã bắt đầu, ở Pháp, trở nên khư khư hơn trong các gu của
họ và trong các vật thuộc về họ, hơn nhiều so với cách đây ba mươi năm. Bà
Jules biết rõ chương trình ấy đòi hỏi gì ở mình, và đã sắp đặt mọi thứ ở chỗ
riêng của nàng sao cho hòa hợp được với một sự xa xỉ thích hợp đến thế cho tình
yêu. Một nghìn năm trăm franc để có được
Sophie của ta[89], hay niềm đam mê dưới một túp lều, là lời lẽ
những kẻ chết đói trước tiên thấy đầy đủ với món bánh hẩm, nhưng, trở nên thích
ăn ngon nếu thực sự yêu, rốt cuộc lại đâm ra nuối tiếc những ê hề của thú ẩm thực.
Tình yêu ghê sợ công việc và sự khốn cùng. Nó thà chết luôn còn hơn phải sống
lay lắt[90]. Phần lớn phụ nữ, từ vũ hội trở về, sốt ruột được đi ngủ,
vứt vung vãi quanh mình áo xống, đống hoa tàn, những bó hoa đã phai hương. Họ
quẳng những chiếc giày nhỏ xíu của mình lên một ghế phô tơi, giẫm lên những chiếc
giày cao lênh khênh, tháo mấy cái lược, thả tung các bím lọn tóc mà chẳng buồn
chăm sóc bản thân. Họ chẳng thấy quan trọng gì chuyện chồng họ nhìn thấy những
ghim, những kim băng, những kim móc giả dối vốn dĩ có chức năng giữ yên các tòa
công trình thanh lịch của mái tóc hoặc đồ trang sức. Chẳng còn bí ẩn gì nữa, mọi
thứ rơi xuống trước mặt người chồng, chẳng còn son phấn gì đối với người chồng.
Áo nịt ngực, phần lớn thời gian cái áo nịt được mang cẩn trọng đến thế vương lại
đó, nếu cô hầu phòng quá buồn ngủ quên mang nó cất đi. Cuối cùng, những tay áo
phồng, những đoạn khoét nách viền lụa trơn, những thứ đồ sa đầy lừa dối, những
mái tóc do thợ làm tóc bán cho, toàn bộ người phụ nữ giả ở đó, tản mát. Disjecta membra poetae[91],
thứ thơ ca giả dối được ngưỡng mộ đến thế bởi những ai chúng được hình dung, tạo
ra để phục vụ, người phụ nữ xinh đẹp vướng víu trong mọi góc phòng. Thế nên trước
tình yêu của một người chồng đang ngáp ngủ, hiện ra một người phụ nữ thật cũng
ngáp nốt, nương tử ấy tiến vào một sự hỗn loạn không chút thanh lịch, đội trên
đầu cái mũ bonnê đội đi ngủ nhăn nhúm, cái mũ của hôm trước, cái mũ của hôm
sau. - Bởi, dẫu có thế nào, thưa ông, nếu ông muốn một cái mũ bonnê đội đi ngủ
thật đẹp để vần vò mọi buổi tối, thì hãy tăng tiền chu cấp cho tôi đi[92].
Và đó là cuộc đời đúng như nó vốn có. Một phụ nữ luôn luôn già và gây khó chịu
cho một người chồng, nhưng lúc nào cũng tơn hớn, thanh lịch và ăn vận diêm dúa
đối với người khác, đối với đối thủ của mọi ông chồng, đối với cái xã hội vu khống
hoặc xé toang mọi phụ nữ. Được truyền cảm hứng từ một tình yêu thực, bởi tình
yêu cũng có, giống các sinh vật khác, bản năng sinh tồn riêng của nó, bà Jules
hành xử hoàn toàn khác, và tìm được, trong những ân hưởng thường trực của hạnh
phúc nơi nàng, sức mạnh cần thiết để hoàn thành các bổn phận tỉ mỉ không bao giờ
được buông lỏng, vì chúng tiếp diễn dài lâu tình yêu. Vả lại những chăm lo ấy,
những bổn phận ấy, chẳng phải chúng phát xuất từ một phẩm giá cá nhân luôn luôn
lo sao để gây vui thích ư? Chẳng phải đó là các mơn trớn? chẳng phải đó là tôn
trọng người yêu ở trong chính bản thân mình? Thế nên bà Jules đã cấm chồng vào
căn buồng cabinet[93] nơi nàng rời bỏ phục trang vũ hội, và từ đó
nàng bước ra, ăn vận cho buổi đêm, được trang hoàng một cách huyền bí cho những
tiệc tùng huyền bí của trái tim nàng[94]. Vào tới trong căn phòng
này, lúc nào cũng thanh lịch và yêu kiều, Jules thấy ở đó một người phụ nữ điệu
đà bọc mình trong một pe nhoa thanh lịch, tóc được kết đơn giản thành những búi
lớn trên đầu; bởi vì, tuy chẳng ngại gì sự lộn xộn, nhưng nàng không cướp đi khỏi
tình yêu cả cái nhìn lẫn sự đụng chạm; một phụ nữ luôn luôn giản dị hơn, đẹp
hơn những lúc nàng giản dị và đẹp chẳng phải cho xã hội; một phụ nữ đã hồi sức
nhờ làn nước, và tất tật sự nhân tạo nằm ở chỗ nàng còn trở nên trắng hơn chất
vải mút-xơ-lin mang trên người, tươi mát hơn mùi hương tươi mát nhất, quyến rũ
hơn nàng kỹ nữ khéo xảo nhất, rốt cuộc là luôn luôn mềm dịu, dĩ nhiên luôn luôn
được yêu[95]. Sự thấu hiểu kỳ tài nghề làm phụ nữ này chính là bí mật
của Joséphine để khiến Napoléon thích bà[96], cũng như xưa kia nó từng
là bí mật của Césonie đối với Caïus Caligula[97], của Diane de
Poitiers đối với Henry II[98]. Nhưng nếu điều này rất hữu ích đối với
các phụ nữ tuổi đời bảy tám lệnh[99], thì trong tay các phụ nữ trẻ
nó còn trở nên một thứ vũ khí đáng gờm đến mức nào[100]! Khi ấy một
ông chồng tha hồ đê mê mà gánh chịu những niềm hạnh phúc phát xuất từ lòng
trung thành của anh ta.
Thế nhưng, khi về nhà sau cuộc trò chuyện ấy, cái cuộc trò
chuyện với nỗi hãi hùng đã làm đông giá nàng và vẫn khiến nàng phải hết sức lo
lắng, bà Jules chi chút hết mức trong việc điểm trang cho buổi đêm. Nàng muốn
mình thật rực rỡ và nàng đã trở nên rất rực rỡ. Nàng đã thắt ngang lưng chiếc
pe nhoa vải phin, mở hé phần áo phía trên, buông lơi mái tóc đen lên hai bờ vai
tròn lẳn; nước tắm ướp hương khiến từ cơ thể nàng toát ra một mùi vị gây ngây
ngất; đôi bàn chân trần của nàng xỏ vào hai chiếc păng túp nhung. Nai nịt ngần ấy
lợi thế xong xuôi, nàng nhón bước, đặt hai tay lên mắt Jules, mà nàng thấy đang
tư lự, choàng cái áo mặc trong nhà, khuỷu tay chống lên bệ lò sưởi, một chân đặt
lên thanh chắn. Nàng bèn thì thầm vào tai anh, hâm nóng nó lên bằng hơi thở
nàng, và khẽ cắn vào đó: “Thưa ông, ông đang nghĩ gì thế?” Rồi hết sức khéo léo
siết lấy người anh, nàng quàng hai tay quanh anh, để lôi anh ra khỏi những ý
nghĩ tồi tệ[101]. Người phụ nữ khi yêu sở hữu toàn bộ trí năng quyền
lực của mình; và cô ta càng đức hạnh, sự điệu đà nơi cô lại càng gây khuấy động
mạnh mẽ hơn.
“Đến em đấy, anh đáp.
- Chỉ mình em thôi?
- Đúng.
- Ôi! một từ “đúng” mới táo bạo làm sao.”
Họ đi nằm. Vừa thiếp đi bà Jules vừa tự nhủ: “Nhất quyết,
ông de Maulincour sẽ trở thành nguồn cơn cho một nỗi bất hạnh nào đó. Jules
đang rất bận tâm, đãng trí, và giữ riêng các suy nghĩ không chịu nói với mình.”
Quãng ba giờ sáng, bà Jules sực thức giấc bởi một dự cảm đã giáng mạnh vào tim
nàng trong lúc ngủ. Nàng có một cảm nhận cả về mặt thể chất lẫn tinh thần về sự
vắng mặt của chồng. Nàng không còn cảm thấy cánh tay của Jules đặt dưới đầu
nàng, vòng tay trong đó nàng ngủ sung sướng, yên bình từ năm năm nay, cánh tay
chẳng bao giờ thấy mỏi vì nàng. Rồi một tiếng nói vang lên với nàng: “Jules
đang đau đớn, Jules đang khóc…” Nàng ngẩng đầu lên, nhỏm dậy, thấy chỗ của chồng
lạnh giá, và thấy anh đang ngồi trước lò sười, hai chân gác lên thanh chắn lò[102],
đầu tựa lên lưng một cái ghế phô tơi lớn. Trên má Jules ràn rụa nước mắt. Người
phụ nữ khốn khổ vội lao xuống khỏi giường, nhảy bật lên ngồi trên hai đầu gối
chồng.
“Jules, anh sao thế? anh đau à? nói đi! nói! nói cho em biết!
Nói với em đi, nếu anh yêu em.” Trong chốc lát nàng tới tập phủ lên anh cả trăm
câu nói, chúng diễn đạt sự dịu dàng sâu thẳm nhất.
Jules phủ phục dưới chân nàng, hôn lên hai đầu gối, hai bàn
tay nàng, và trả lời, tiếp tục tuôn những giọt nước mắt mới:
“Clémence yêu quý của anh, anh thấy bất hạnh lắm!
Nghi ngờ người tình của mình thì đâu phải là yêu, mà em là người tình của anh.
Anh yêu em vô vàn nhưng lại nghi ngờ em… Những lời mà tên đàn ông kia nói với
anh tối nay đã đánh thẳng vào trái tim anh; dẫu anh không muốn, chúng vẫn ở lì
lại đó, làm anh đảo lộn. Ở bên dưới đấy có điều bí ẩn nào đó.
-----------
[41] Ám chỉ tác phẩm Night-Thoughts của nhà thơ Anh Edward Young (1683-1765).
[42] Nam tước de Nucingen, chủ ngân hàng, không phải là người có dòng dõi quý tộc, mà chỉ giàu, cho nên thuộc giới tư sản cao cấp; ở đây Balzac sử dụng hai ẩn dụ, “or mat” và “or moulu” để chỉ thế giới của Nucingen và thế giới quý tộc của khu faubourg Saint-Germain, được dịch thành “vàng mười” và “vàng mạ”.
[43] Mô típ hay gặp trong các tác phẩm của La Comédie humaine; gương chính là một nhân vật “balzacien” hết sức quan trọng.
[44] Một chuyên gia Balzac cho rằng chỗ này tác giả đang nghĩ đến một tình tiết xuất hiện trong truyện của Hoffmann; Hoffmann là tác giả được Balzac đặc biệt ưa thích, hơn nhiều so với Richardson (cf. chú thích số 33).
[45] Ở đây thì lại có dấu vết của Fenimore Cooper.
[46] Nay vẫn tồn tại, gần Les Halles và không xa phố Soly.
[47] Balzac miêu tả những con người cụ thể, nhưng Balzac cũng - và điều này mới thực sự quan trọng trong tư duy của ông - hướng tới các “típ” (type) người; ở đây cũng cần nhìn thấy mối liên quan với nỗi căm ghét mà Balzac dành cho chủ nghĩa cá nhân, mà trong mắt ông là một trong những thứ bệnh dịch đáng ghê tởm nhất của thời ấy, xứng đáng đứng ngang hàng với mấy thứ mà Balzac khinh bỉ hàng đầu: bình đẳng, tiến bộ và phổ thông đầu phiếu.
[48] Một họa sĩ của thời ấy; Balzac từng viết (báo) bình luận về tranh Charlet.
[49] Nhân vật bà Meynardie này
đã xuất hiện trong Bước thăng trầm của kỹ
nữ, đoạn liên quan đến Esther Gobseck.
[50] Ý nói loài rắn có thể giết người bằng cái nhìn.
[51] Một loại giấy viết thư rất
mỏng và có màu xanh nhạt, rất mốt trong quãng thời gian 1830-1833; bản thân
Balzac có dùng loại giấy này cho một số bản thảo.
[52] Cụ thể là “pâte pectorale”,
một thứ rất mốt vào thời ấy, được Balzac nhắc tới nhiều lần.
[53] Thời đó rất nhiều người xuất
thân vùng Limousin làm thợ xây, nhất là ở Paris.
[54] Xe của Auguste de
Maulincour là “xe độc mã” (cabriolet), khác với loại xe mà bà Jules sử dụng đã
được nhắc đến vài lần (đó là xe “fiacre”).
[55] Một nhân vật hay được
Balzac nhắc đến: đây là Ali ở Tebelen, pacha của Janina, hay được gọi là
Ali-Pacha (1741-1822), có thói bạo chúa nổi tiếng đến mức mang biệt danh “Sư Tử”
(Arslan).
[56] Cũng như Descartes (mà
Balzac vài lần nhắc tới trong các tiểu thuyết), Balzac hiểu tầm quan trọng khủng
khiếp của dục vọng (passion). Trong “Lời tựa” (avant-propos) chung cho Vở kịch con người, Balzac viết: “La
passion est toute l’humanité” (Dục vọng là toàn bộ loài người). So với
Descartes, so với Balzac và nhiều chuyên gia khác về dục vọng, mệnh đề của
Jean-Paul Sartre, “L’homme est une passion inutile”, là một điển hình của sự
thiếu sức sống, quặt quẹo và tuyệt đối đáng ngờ. Ở đây: dục vọng của con người
thì mạnh hơn cảnh sát.
[57] Cf. Beaumarchais.
[58] Cf. Molière.
[59] Từ “sieur” trông rất hao
hao từ “sir” trong tiếng Anh, và quả thật đó cũng là một dạng “danh hiệu” trong
xã hội Pháp; giải thích kỹ thì sẽ rất lằng nhằng, chỉ cần biết rằng ngày nay từ
này vẫn được dùng phổ biến, với tính cách châm biếm.
[60] Cả hai đều là nhân vật của
nhà văn Anh Richardson (cf. chú thích số 33 về Grandisson); Robert Lovelace là
nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết Clarissa,
tiểu thuyết bằng thư (epistolary novel), dài khủng khiếp.
[61] “Ordre des Dévorants” (ở
đây dịch thành “Hội Bổn phận”) là tên của tổ chức do Balzac bịa ra cho các nhân
vật của mình (“Truyện Mười Ba Quái Kiệt”, nhan đề chung của “trilogy” trong đó
có Ferragus, là về mười ba thành viên
của hội nhóm này). Cái tên không dễ giải quyết: Balzac đặt nó dựa theo tên của
một hội nhóm mang tên “Compagnons du Devoir” (tức là “Những người đồng hành của
Bổn phận”), tổ chức của công nhân dưới dạng hội ái hữu, bắt nguồn từ rất xa,
lên đến tận Dòng Đền (Jerusalem); tuy rằng “Dévorant” có thể hiểu là “ăn thịt”
hay “săn mồi”, và tuy Balzac có nói, trong lời tựa cho Truyện Mười Ba Quái Kiệt, rằng “Ordre des Dévorants” tồn tại song
song và là đối thủ của “Compagnons du Devoir”, nhiều yếu tố cho thấy ở đây
Balzac đang chơi chữ, vì “dévorant” hoàn toàn có thể coi là từ phái sinh từ “devoir”;
chính bởi vậy, “Ordre des Dévorants” được dịch thống nhất thành “Hội Bổn phận”,
với các lưu ý về cách hiểu trên đây; nhan đề đầy đủ của Ferragus là Ferragus, Chef
des Dévorants.
[62] Hiện nay là phố Léon-Cladel
gần Chứng Khoán, nghĩa là không xa nhà cũ (phố Soly, Vieux-Augustins) lắm.
[63] Ý nói sòng bạc ở
Palais-Royal.
[64] Chỗ này giờ chính là Điện
Élysée, trên đại lộ Champs-Élysées.
[65] Hầu tước de Ronquerolles là
anh trai của bà de Sérisy, hai nhân vật không xuất hiện nhiều nhưng có vai trò
rất quan trọng trong Truyện Mười Ba Quái
Kiệt, cũng như trong cả bộ Vở kịch
con người. De Ronquerolles có một cô cháu gái là Clémentine du Rouvre, nhân
vật chính của tác phẩm La fausse
maîtresse (Nàng tình nhân hờ); chỉ duy nhất trong Ferragus nhân vật em gái này được viết là “Sérizy”, mọi nơi khác đều
là “Sérisy”.
[66] Cf. chú thích số 32.
[67] Ý nói các nhân vật thân cận
với nhà vua.
[68] Một câu nói của César,
nhưng ở đây có thay đổi so với câu gốc: “em gái” thay cho “vợ”.
[69] Nhân vật lừng danh kể từ
năm 1809 với tư cách nhân viên bí mật, rồi trở thành sếp đội mật thám; Vidocq
là sếp sòng ngành mật thám khi đệ đơn từ chức năm 1827, mấy năm sau quay trở lại
tiếp tục làm việc, rồi lại nhanh chóng từ chức, lập đội cảnh sát riêng.
[70] Đây chính là địa điểm của “Cour des Miracles” nổi
tiếng trong Notre-Dame de Paris của
Victor Hugo.
[71] Ý tưởng “lãnh thổ trung lập”
nơi các giới có thể gặp nhau (mà không gây tổn hại đến danh dự của mình), chủ yếu
là giới quý tộc và giới tư sản, xuất hiện ở gần như mọi tác phẩm của Vở kịch con người, và là như vậy không chỉ
tại Paris, mà còn tại các thành phố ở tỉnh; tuy nhiên, điều Balzac nói ở đây
không hoàn toàn đúng với lịch sử: vào thời điểm nền Quân chủ tháng Bảy (tức là
từ 1830 trở đi) thì các phòng khách của giới quan chức và giới ngoại giao mới
thực sự trở thành “lãnh thổ trung lập”, trong khi câu chuyện này có thể xác định
là xảy ra vào khoảng 1819-1820 (cf. chú thích số 10).
[72] “Boudoir” là một dạng phòng
khách nhỏ, được trang trí cầu kỳ, thanh lịch, và là “phòng khách” của riêng phụ
nữ, chỉ phụ nữ mới là chủ các “boudoir”; đây là mốt bắt đầu xuất hiện từ đầu thế
kỷ 18, cụ thể hơn là vào giai đoạn được gọi tên “Régence” (Nhiếp chính), những
năm ngay tiếp sau khi Louis XIV chết và Louis XV còn quá nhỏ, thời kỳ có sự tiếm
quyền của công tước d’Orléans và cũng là thời kỳ bàn đạp cho nhân vật về sau sẽ
có quyền lực rất lớn, “bộ trưởng” của Louis XV, hồng y de Fleury (tương tự
Richelieu và Marazin trước đó); vì tính chất quá mức đặc thù, từ này sẽ được để
nguyên không dịch; ta nhớ, hầu tước de Sade có một tác phẩm lừng danh mang tên La Philosophie dans le boudoir.
[73] Ordre de la Toison d’or: tước
hiệu danh dự cao quý nhất của Tây Ban Nha, có lịch sử rất lâu đời.
[74] “Yêu” và “được yêu”: hai điều
nằm ở trung tâm “lý thuyết tình yêu” của Balzac; có những nhân vật của Vở kịch con người được yêu nhưng không
yêu, có người nghĩ cứ yêu đi cái đã rồi dần dần sẽ được yêu, lại có những nhân
vật coi lý tưởng của tình yêu là yêu mà không cần được yêu.
[75] Cf. chú thích số 36, đoạn
liên quan đến de Marsay.
[76] Cũng như rất nhiều chỗ
trong các tác phẩm của Vở kịch con người,
Balzac do dự hoặc nhầm lẫn trong các chi tiết; ở trên nói đến huy hiệu Lông cừu
vàng, tức là của Tây Ban Nha, nhưng ở đây nhân vật lại là người Bồ Đào Nha;
tham khảo thêm các nhầm lẫn kiểu như thế này chẳng hạn ở La Femme de trente ans (Người phụ nữ tuổi ba mươi).
[77] Balzac đang trích dẫn lời
nhân vật Climène (cf. Molière).
[78] Từ tiếng Ý (tương đương trong tiếng Pháp là
“désinvolture”), có thể hiểu là “sự thong dong”.
[79] Ngoài các loại xe ngựa phổ
biến như đã nói ở chú thích số 54, xe “coupé” là loại xe ngựa kín, bốn bánh,
hai chỗ ngồi, hai cửa có gắn kính, phía trước là chỗ ngồi cho xà ích.
[80] Những gì Balzac viết ở đây
rất gần với câu nói của một bà quyền quý già với nữ công tước de Langeais, đại
ý hôn nhân là một thiết chế rất khiếm khuyết, trong tác phẩm thứ hai sau Ferragus trong trilogy Truyện Mười Ba Quái Kiệt.
[81] Tên một nhân vật của
Charles Nodier trong câu chuyện mà Nodier viết năm 1822, một nhân vật nhỏ bé,
tinh quái đã quấy rối người ngư dân Xcôtlen Dougal cùng người vợ Jeannie.
[82] Nam tước Gérard
(1770-1837): bức tranh mà Balzac nhắc đến vẽ cảnh Daphnis (cởi truồng, chỉ có một
miếng khăn màu đỏ vắt qua vai) kết một vòng hoa quàng lên đầu Chloé đang ngủ, đầu
đặt lên đầu gối Daphnis; nếu chưa biết Daphnis và Chloé thì xin mời goolge.
[83] Chi tiết phòng ngủ phụ nữ
là nơi thiêng liêng xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thuộc Vở kịch con người.
[84] Đoạn vừa xong hết sức mơ hồ,
bản thân tôi cũng chưa chắc lắm là đã hiểu hết; tạm ghi chú lại ở đây.
[85] Xưởng sản xuất Savonnerie
do Marie de Médicis lập ra, đến năm 1828 thì nhập với xưởng sản xuất Gobelins -
cái tên Gobelins sản xuất thảm sẽ còn nổi tiếng lâu dài.
[86] Dường như từ này là sáng tạo
của riêng Balzac, không ai hiểu nghĩa là gì.
[87] Ở đây Balzac muốn nói đến
hoàng hậu Anne d’Autriche vợ vua Louis XIII, mẹ vua Louis XIV nước Pháp; độc giả
của Alexandre Dumas rất biết nhân vật này.
[88] Cũng như ở đầu Mặt bên kia của lịch sử hiện thời,
Balzac phê phán sự bình đẳng (ở đây kèm với chủ nghĩa cá nhân); đây chỉ là hai
trong vô số phê phán tương tự trong Vở kịch
con người.
[89] Dường như đây là lời trích
từ một vở kịch “vaudeville”; Sophie ở đây liên quan đến Sophie Voland thân thiết
của Diderot (Thư gửi Sophie Voland là
một kiệt tác lớn lao của Diderot); ý Balzac ở đoạn rất tù mù này là tình yêu có
tiền mới là tình yêu đích thực, “một túp lều tranh hai trái tim vàng” thì
không.
[90] Tình yêu là phải có tiền,
không có chuyện tình yêu tồn tại được bằng nước lã và không khí: ta cần tin
Balzac thực sự tin như vậy chứ không phải nói chơi, vì ở Miếng da lừa Balzac cũng nói: “Tôi không hình dung được tình yêu ở
trong sự khốn cùng”. Dường như, người nghèo thì không biết đến tình yêu, theo
Balzac.
[91] Tiếng Latin (ở đây Balzac
trích dẫn Horace không hoàn toàn chính xác), ý nói “những mẩu của nhà thơ vương
vãi”.
[92] Cf. chú thích số 40.
[93] Ngoài “boudoir” (cf. chú
thích số 72), một không gian nữa rất đặc thù của phụ nữ thời ấy là “cabinet”
(cabinet de toilette), phòng kín trang điểm, thường đặt ngay trong căn phòng của
phụ nữ; trong Vở kịch con người,
“cabinet de toilette” từng trở thành bối cảnh cho một câu chuyện hết sức đáng
nhớ: cảnh xảy ra giữa bộ ba Julie d’Aiglemont, chồng nàng, tướng Victor
d’Aiglemont và lord Grenville.
[94] Nhiều khi, đọc Balzac miêu
tả cảnh giường chiếu, bỗng thấy buồn nôn với vô số tiểu thuyết ngày nay ngồn ngộn
ba trang một hoạt cảnh “anh khoan thai đi vào trong em”: giống một bữa tối quá
nhiều hàu.
[95] Tiếp tục “chủ đề” yêu và được
yêu: cf. chú thích số 74.
[96] Đề nghị google.
[97] Đề nghị google.
[98] Trong Sur Cathérine de Médicis (cf. chú thích số 8 của Một vụ việc ám muội), Balzac đã đi sâu
vào câu chuyện này: Cathérine de Médicis từ Florence sang làm dâu François Đệ
nhất nước Pháp, lấy người con trai sau này sẽ trở thành Henri Đệ nhị; trong đời,
Henri Đệ nhị có một cuộc tình rất lâu dài với bà de Poitiers; Cathérine de
Médicis cắn răng chịu cảnh này suốt nhiều năm ròng.
[99] Mỗi “lệnh” (lustre) gồm 5
năm (cách dịch này dĩ nhiên lấy cảm hứng từ Chuyện
kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn).
[100] Balzac cố tình chọn các ví
dụ phụ nữ nhiều tuổi: đặc biệt, Diane de Poitiers hơn Henri Đệ nhị khoảng hai
mươi tuổi.
[101] Thật không ngẫu nhiên khi một
trong vài kiệt tác lớn nhất của Vở kịch
con người là một cuốn tiểu thuyết về các kỹ nữ: Bước thăng trầm của kỹ nữ.
[102] Một tư thế rất điển hình của các nhân vật trong
Vở kịch con người: ta gặp nó không biết
bao nhiêu lần, phần lớn là ở các nhân vật (nam) ngồi một mình, nhưng cũng có
lúc ở cảnh trò chuyện của hai nhân vật.
(còn nữa)
Balzac: Một vụ việc ám muội
Balzac: Albert Savarus
Balzac: Séraphîta
Balzac: Ferragus (phần 1)
Balzac: Mặt bên kia của lịch sử hiện thời
tại mạng bị lỗi đó bác, chứ sao có chuyện không cho edit nhiều lần
ReplyDeletetôi thử nhiều lần rồi, chắc vấn đề là edit để thêm text nhiều lần thì không được, nó cứ trơ ra không chạy nữa, thôi để nghĩ cách khác
ReplyDeletetiếp tục
ReplyDeletecó vẻ như là add text khi edit một số lần thì được, nhưng quá một mức nào đó thì nó sẽ không nhận nữa
thế này thì "Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm" chắc là "cẩm-phú ông Tây" đấy nhỉ?
ReplyDeletemột tiền thân lớn của Pétain chắc hẳn là Thiers đầu thời Đệ tam Cộng hoà, nhân vật đã hụt quyền bính hồi Cách mạng tháng Hai 1848, và Tocqueville đã viết một chân dung Thiers sinh động và rợn người, chân dung thành công nhất của Tocqueville, cùng Lamartine và Louis Napoléon
ReplyDeletecòn bao nhiêu thì phần này mới hết hả bác
ReplyDeleteđến đây là được đúng một nửa rồi
ReplyDeleteđoạn nói về "tình yêu" như là một cách khác để nói về "phẩm giá" và như thế tất nhiên chẳng bao giờ có cái gọi là "bình đẳng."
ReplyDeletekhông phải, không hẳn: ở đây vì tình yêu và bình đẳng quá gần nhau nên dễ nhìn thấy lây nhiễm, nhưng đối với Balzac, bình đẳng là sự vớ vẩn, khái niệm bình đẳng ở trong yếu tính của nó; thêm một thứ nữa, ở một mức độ thấp hơn, nhưng không thể bỏ qua: Balzac cũng thịt nốt luôn "tự do"
ReplyDeleteanw, đoạn trên đây rất cần đặt bên cạnh Nietzsche, nhất là Nietzsche của "Vượt qua thiện ác" và quyển "Gai Savoir"
Wow, fantastic blog layout! How long have you been blogging for?
ReplyDeleteyou make blogging look easy. The overall look of your web site is great, let alone the content!
Hmm it seems like your blog ate my first comment (it was extremely long) so I guess I'll just sum it up what
ReplyDeleteI had written and say, I'm thoroughly enjoying your blog. I
as well am an aspiring blog writer but I'm still new to the whole thing.
Do you have any tips and hints for rookie blog writers? I'd definitely appreciate it.
I was recommended this blog by my cousin. I'm not sure whether this post is written by him as no one
ReplyDeleteelse know such detailed about my problem. You are amazing!
Thanks!
Your literary intuition are amazing! Thanks!
ReplyDelete