Tiếp tục câu chuyện Dostoievski.
Có một cách, rất dễ, để thấy trong số (rất đông) những người hay nhắc đến Dostoievski những người nào không hề biết gì về Dostoievski (tôi nghĩ tỉ lệ phải ở mức trên chín mươi phần trăm): những ai nhắc đến cái câu có "cái đẹp" và "cứu rỗi" (hoặc cứu vớt) và "thế giới" và mở ngoặc nói đó là câu của Dostoievski. Nhìn chung hơn, có các căn cứ không bao giờ sai, theo cách tương tự (tất nhiên ở mỗi trường hợp đặc biệt lại có khác biệt về sắc thái), để nhìn thấy đám giả vờ đọc, chẳng hạn, Nietzsche, Deleuze, Foucault, Wittgenstein, Heidegger hay Schopenhauer (à, hình như với nhân vật cuối cùng thì tôi cũng đã làm rồi).
Tiếp tục, ta lại đến với một câu hỏi đã trở nên nhàm chán quá mức: ở Việt Nam có chuyên gia về Dostoievski hay không? Riêng với câu hỏi này, tôi sẽ mở rộng thêm, câu hỏi biến thành: ở Việt Nam có chuyên gia về văn chương Nga hay không? Câu trả lời của tôi là, ngoài Phạm Vĩnh Cư, ở Việt Nam chưa bao giờ có đến chuyên gia thứ hai về văn chương Nga. Điều này có thể gây bất ngờ, vì ngoài văn chương Trung Quốc và văn chương Pháp, văn chương Nga chắc chắn có sự hiện diện mạnh mẽ lớn lao ở Việt Nam trong một thời kỳ rất dài; trước năm 1945, người ta đã dùng tiếng Pháp để dịch Tolstoy và có người (Nguyễn Phi Hoanh) viết hẳn một cuốn sách về Tolstoy (quãng thời gian ấy, tử tước de Vogüé đã khiến độc giả Pháp phát cuồng vì Dostoievski và Tolstoy). Điều này liên quan rất chặt chẽ đến một hiện tượng lớn trong đời sống tinh thần và học vấn lâu năm: hiện tượng du học nước ngoài, mà tôi đã bắt cầu đề cập ở kia. Vệt kéo dài của du học, sau "giai đoạn Liên Xô và Đông Âu", là đoạn liên quan đến nhiều nước phương Tây, mà trọng tâm là kinh tế học.
Cái đẹp trong văn chương Dostoievski dĩ nhiên liên quan trước hết đến cuốn tiểu thuyết Thằng ngốc.
(còn nữa)
Dostoievski
Oh, mới thấy bản dịch mới bút kí dưới hầm phát hành
ReplyDeleteBản đấy đắt quá, vừa to vừa nặng :(( Sách bây giờ có vẻ không được làm ra để đọc hay sao ý chú ạ. Tâm sự của 1 kẻ ít tiền đã chuyển sang WWClassics.
ReplyDeleteVVD
đâu, nhân vật trên chắc nói một bản khác nữa, nhan đề không phải "bút ký"
ReplyDeleteSr cháu viết ẩu. Ý cháu là cuốn Chàng ngốc mới tái bản kìa. Hôm cháu thấy ngoài hiệu sách sướng quá :)) moi moi vặn vặn lục ra ngay. Thế mà đã phải cất vào :((
ReplyDeleteVVD
à, có ai rành bộ Dostoievski 10 hay 11 quyển tổng cộng ra đợt vừa rồi, cho tôi hỏi: trong đó có "Nétotchka Nezvanova" không? đây là tác phẩm ngay sau cuốn về các "đêm trắng"
ReplyDeletebộ í tôi chỉ có vài quyển, xem qua ớn quá
Chàng ngốc bản mới bác thấy thế nào ?
ReplyDeletequyển này tôi vô cùng thích, gần như thuộc làu (nhưng không phải bằng tiếng Việt) paragraph đầu tiên, đoàn tàu hoả từ hướng Vacsava bắt đầu chạy vào địa phận Saint-Peterburg, nhất là cái từ mà Dostoievski dùng để tả thời tiết hôm í
ReplyDeleteMadame l'épouse de M. Nguyen Tien Zung de Toulouse n'est-elle donc pas une spécialiste de la Littérature russe, selon toi ?
ReplyDeleteJe profite de l'occasion pour te souhaiter une bonne année féconde de santé et de recherche littéraire, et de prospérité aussi, on ne sait jamais ! :-)
bonne annee, Madame, merci à vous de vos bons voeux
ReplyDeletequant à la dame que vous évoquez, je n'en sais rien (et comment je le pourrais?) sinon en règle génerale, du moins à ce que j'ai pu remarquer, la plupart des gens qui ont fait le parcours plus ou moins classique Vietnam-Russie-France ne connaissent pas le francais ni le russe et ni meme le vietnamien, corrigez-moi si je m'y trompe :p
Bác Dũng cho cháu hỏi muốn đọc Dostoyevsky thì nên bắt đầu từ quyển nào ạ?
ReplyDeleteI dont know
ReplyDeleteHalmosi Sándor cũng lấy đúng câu “cái đẹp cứu rỗi thế giới” làm câu đề từ cho cả một tập thơ :)
ReplyDelete