Dec 17, 2017

Cuốn sách của năm (nay)

A, tôi không hề định tạo ra một cái lệ hằng năm nói đến một cuốn sách nổi bật nhất, hay nhất, thế này hay thế nọ nhất, tôi không hề định làm cái việc là hòa chung không khí lóng lánh của các bảng danh sách đáng ghê tởm.

Nhưng, nếu làm một cái gì đó giống như là "lệ" nhưng thật ra lại là phá lệ thì có lẽ cũng nên.

Hồi năm ngoái thì quá dễ dàng (xem ở kia), và cũng chính vì thế nên tôi hoàn toàn không định lặp lại.

Nhưng có những thứ bỗng xảy ra rất bất ngờ làm đảo lộn hết thảy. Đúng vào những khoảnh khắc cuối năm thì tôi phát hiện ra một cuốn sách đích thực là sách của năm nay. Một cuốn sách muộn màng, lảo đảo xuất hiện, cứ như Tây Độc Âu Dương Phong.

Nói tóm lại, rất không ngờ, tôi đã tìm thấy cuốn sách của năm nay. Chính vì sự thình lình ấy nên tôi quyết định phá lệ, nhưng cùng lúc cũng lại giống như theo lệ, tức là giống như là làm theo một cái lệ nhưng thật ra lại chính là phá lệ.

Và cuốn sách ấy, cuốn sách ấy là


-----------

(tiếp tục: ngày 26/1/2018)


Đây là cuốn sách của năm:


Đúng, đó là Catch-22 của Joseph Heller, một trong những cuốn tiểu thuyết khó tưởng tượng nhất, đặc biệt, không thể tưởng tượng một văn chương chiến tranh lại có thể như vậy; bởi vì Catch-22 là một tác phẩm kiệt xuất về chiến tranh.

Cụ thể hơn nữa: đây là một cuốn tiểu thuyết về Thế chiến thứ hai; vẫn còn có thể cụ thể hơn nữa: cuốn sách kể về các phi công lái máy bay chiến đấu người Mỹ trên chiến trường châu Âu.

Thế chiến thứ hai, xét một cách toàn thể, không có nhiều kiệt tác văn chương (những cuốn sách một thời được coi là lớn dường như bị mất nghĩa rất nhanh, chẳng hạn giờ đọc Vercors thấy hết sức nhợt nhạt). Điều này rất khác so với cuộc Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Thế chiến thứ nhất có vô số tác phẩm kiệt xuất cho đến giờ vẫn còn sống động (về riêng điểm này, xem ở kiaở kia) - điều này càng trở nên rõ nét hơn nếu ta chỉ nhìn nhận các tác phẩm văn chương thuần túy nói đến chiến trường và cuộc sống quân ngũ. Người ta gọi Thế chiến thứ nhất là "Đại chiến", nhưng người ta sẽ gọi Thế chiến thứ hai bằng một biệt hiệu: "cuộc chiến kỳ quặc".

Nó hẳn nhiên kỳ quặc, và có lẽ Catch-22 đã chạm rất chính xác vào khía cạnh kỳ quặc này của một cuộc chiến. Sự điên rồ như ta thấy ở Khói lửa của Henri Barbusse (kinh điển văn chương Thế chiến thứ nhất) hoàn toàn khác sự điên rồ như ta thấy ở Catch-22.

Tôi sẽ còn quay trở lại kỹ càng với cuốn tiểu thuyết này, với cuộc sống của Yossarian và các đồng đội (Hungry Joe, Nately, McWatt, etc. rồi các ông sếp, chẳng hạn đại tá Cathcart).

Cách đây không lâu, khi đọc (trước khi sách được in) bản dịch tiếng Việt Catch-22 (nhan đề tiếng Việt, như trong bức ảnh, là Bẫy 22), tôi đã xoay ngang xoay dọc nó, và thấy năm vừa rồi không cuốn sách nào in ở Việt Nam có thể vượt mặt được nó. Một cuốn tiểu thuyết viết cách đây hơn nửa thế kỷ, mà đến giờ vẫn "sống nguyên": nhiều lúc ta phải tự hỏi, vì sự huyền bí nào mà quá trình mất nghĩa diễn ra rộng khắp lại cứ như thể nhất định né tránh một số thứ.

Và cuốn sách sẽ làm bất kỳ ai đọc nó cười sằng sặc không thôi.

Kế hoạch dịch Catch-22 đã được lên từ cách đây nhiều năm. Trong địa hạt sách dịch, nếu ai đó nhận dịch rồi bỏ chạy mất thì tình hình sẽ rất mệt mỏi, có thể dây dưa nhiều năm. Đây chính là trường hợp bản tiếng Việt của Catch-22, và nhân vật bỏ chạy mất dép năm xưa, không ai xa lạ, chính là mặt bánh đa Minnesota (hình như đã chạy một mạch từ Hà Nội sang Minnesota).


César Birotteau bản dịch Mặc Đỗ cũng đã sắp, rất sắp có. Bìa của nó sẽ tương tự như dưới đây; sự hiện diện của Balzac tại Việt Nam, tôi sẽ còn quay trở lại, sau khi bản dịch xuất sắc của Mặc Đỗ đã có mặt tại hiệu sách:




-----------

[ngày 6 tháng Hai năm 2018: vẫn chưa đến Tết :p]


tôi mới được gửi đường link một bài viết rất mau chóng về Bẫy 22, có thể đọc ở kia

46 comments:

  1. Tập tục đời người của PCT?

    ReplyDelete
  2. Người tị nạn của Nguyễn Thanh Việt, haha

    ReplyDelete
  3. Quyển năm trước bác đưa ra quá thất vọng

    ReplyDelete
  4. ôi giời, câu khách quá thể, anh còn maximum 12 ngày trước khi hết năm để "tiếp tục" post này nhé.

    năm trước nhờ post của anh mới biết Hoa cúc xanh và nghiện luôn Karel Čapek

    ReplyDelete
  5. nó lảo đảo thế chắc là vấp phải một số cuốn nào

    ReplyDelete
  6. Tôi không biết Nhị Linh nói ra tôi có còn bất ngờ không, chuyện sách vở năm nay đối với tôi không thấy gì đặc biệt, à, ngoài vụ từ chối giải thưởng HNV năm nay, cả hai bên trao và từ chối đều buồn cười như nhau.

    Trần Bình

    ReplyDelete
  7. lố bịch chứ không phải buồn cười

    Sartre chính thức trở thành thánh bảo hộ cho một phân khu đặc biệt của xã hội Việt Nam hiện nay: phân khu của phụ nữ nạ dòng thích làm ra vẻ trí thức với cặp mắt long xòng xọc và ưa nói những điều cao đẹp giả dối

    ReplyDelete
  8. Mỗi người một chỗ ngồi

    ReplyDelete
  9. Quán gió của Ngọc Giao?

    ReplyDelete
  10. thậm chí đến tận thời điểm này tôi mới biết quyển í vừa được in lại xong

    tôi cũng không rõ chuyện nó nên được coi là cuốn sách đầu tiên in sau 19 tháng Chạp năm 46 là từ đâu ra nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. chán quá, tưởng sách năm nay, ai dè sách cũ in lại

      Delete
  11. chắc là, à mà thôi :)))))) http://nhilinhblog.blogspot.com/2017/01/ha-noi-tu-1947-den-1954-3-sach-trong-thanh-pho.html

    ReplyDelete
  12. ô, quả anonymous 9:55 vẫn không hiểu là tôi không hề nói cuốn sách của năm nay là Quán gió à?

    lắm người ra vẻ đọc sách nhưng không hiểu nổi vài câu hết sức đơn giản thật, chắc tại suốt ngày facebook

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng vừa đọc ông Ngọc Giao. Hà Nội cũ nằm đây

      Delete
  13. đọc "Mưa thu" í cho nó ướt át mướt mát

    "Ông chọc tiết" có lẽ cũng hấp dẫn, hình như chưa in lại bao giờ thì phải

    ReplyDelete
    Replies
    1. "Ông chọc tiết" hình như có in lại trong di cảo "Đốt lò hương cũ" mà bác, trong di cảo ấy cũng in truyện "Ga xép", nghe cũng hợp khẩu vị Đà Lạt ga xép hồi trước bác có đề cập

      Delete
  14. Mình không có cuốn đó, tình cờ tìm được thì đọc thôi

    ReplyDelete
  15. đây:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/09/ngoc-giao-viet-ve-xe-lua.html

    (ga Lạc Đạo, nằm giữa Cẩm Giàng và Hải Phòng)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không phải, ga Cẩm Giang nằm giữa Hải Dương và HP, ga Lạc Đạo khác. Bữa nào gặp bạn Nhị Linh kể chuyện bắn bi tiếp nhé? Cảm ơn bạn

      Delete
    2. Cẩm Giàng, xin lỗi nhé.

      Delete
    3. Cẩm Giàng thì là kể chuyện bánh cuốn chứ hihi

      Delete
    4. Ý mình là viết lại những trò chơi tuổi thơ chứ không phải quân khu ''cái này thì phải thế này''

      Delete
    5. À, mình nhớ mang máng Ngọc Giao viết về một vài nhân vật Nhân văn giai phẩm, bạn NL biết nằm ở cuốn nào không?

      Delete
  16. Vụ danh sách thì cháu chỉ lờ mờ hiểu ý chú là gì. Cá nhân cháu là một người đọc, từ trước gần như không được tiếp cận với kinh điển, có ý đọc sách mà không biết bắt đầu từ đâu, cũng chả có thầy, đứng trước một núi sách mà chả biết thực ra mình muốn đọc cái của khỉ gì. Mấy cái danh sách đó dù sao cũng "classical", "canonical", tức là cũng có tí ích lợi, tí ý nghĩa.

    Lần này kí cái tên, trước toàn ano :(( - Bắt chước chú vừa theo lệ vừa phá lệ :))
    VVD

    ReplyDelete
  17. cái gì làm ra, thì phải phá đi, cái gì phá đi, thì phải làm ra

    ReplyDelete
  18. Ngọc Giao viết về NV-GP í hả? chắc chủ yếu chỉ có trong Hà Nội cũ nằm đây thôi

    NG chính là người kể chuyện Nguyễn Bính đi ăn cắp gà, vụ đó gây cãi nhau khá là to

    bán cuốn mạn Hải Dương-Hải Phòng làm sao ngon được bằng mạn Nam Định-Ninh Bình, nhưng món độc đáo nhất tôi từng ăn là phở vịt (kèm bánh mì pa tê) ở Tiên Yên

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Bính? nhà cháu tưởng Hữu Tri chứ?

      Delete
  19. hết năm vẫn chưa công bố à bác Nhị Linh?

    ReplyDelete
  20. Avia Hoàng Tuấn Nhã: bác mà đã đoán thì kiểu gì ít nhất cũng sát sàn sạt :p

    đúng là tôi hướng đến một cuốn được in rất rất muộn trong năm

    nhưng đó không phải Moby Dick, mặc dù Moby Dick về riêng giá trị của nó thì không phải nói, thậm chí đó là một ngoại hạng

    anw, tôi còn thời gian (sẽ không đến hẳn Tết ta đâu nhưng còn một số ngày nữa), sẽ thông báo khi đúng lúc

    ReplyDelete
  21. Tôi mong là quyển gì mới, chứ như Moby Dick hoặc gần với quyển ấy thì giống như giải Sách Hay, đâu có gì đáng nói, các giá trị đã được khẳng định cả rồi.

    ReplyDelete
  22. Phải chăng là cuốn phê bình của biên khảo gia Vũ thị Tuệ?

    ReplyDelete
  23. xem ở kia:

    http://nhilinhblog.blogspot.com/2017/08/ly-thuyet-van-hoc-va-triet-hoc.html

    (comment cuối cùng)

    ReplyDelete
  24. Chán ốm ra, mấy sách kinh điển thì hiển nhiên là lớn chứ chọn làm gì, khéo năm sau giải sách hay trao lần nữa.

    ReplyDelete
  25. thích nhất là thấy mấy quả cái gì cũng xì biết rồi, có gì hay đâu

    chắc bạn của mặt bánh đa Minnesota

    ReplyDelete
  26. sách này là sách cũ chứ có gì mới đâu mà sách của năm, chọn cuốn này hay Moby Dick cũng có khác gì nhau

    ReplyDelete
  27. có ai nói là phải là sách mới à?

    tuy anonymous nhưng vẫn biết đỏ mặt, tài thế

    ReplyDelete
  28. Bác ơi còn mấy ngày nữa là Tết rồi, sách sẽ có mặt ở hiệu sách chứ, giờ chả thấy đâu?

    ReplyDelete
  29. Thực ra cháu cũng không định nhăn nhở đâu, vì thế thì kể ra cũng vô duyên :p Cũng muốn deep, sâu sắc lắm mà k dc (đừng nghĩ đến cái sâu sắc kia nhé :D). Nhưng từ quả sách của năm đến quả cuối bài của chú :D Các chân dung biếm họa chú vẽ giống cháu đến 99,99%. Thế mà cháu vẫn :Hê hê hê, đúng hắn đây rồi :D(Đố chú quả này trong tác phẩm nào đấy)

    VVD

    ReplyDelete
  30. Tại sao không phải là Điểm đến của cuộc đời, cuốn của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, lâu rồi mới thấy một người viết đi vào thực tiễn như vậy.

    ReplyDelete
  31. bonus :p (xem ở cuối bài, cái đường link mới thêm vào)

    ReplyDelete
  32. Không có gì đặc biệt

    ReplyDelete
  33. Tôi thấy có lỗi sai người ta phát hiện ra kìa bác

    ReplyDelete
  34. thế thì tuyệt, đúng là số phận của một cuốn sách lớn rồi, những cuốn sách lớn thì không làm thoả mãn, mà gây phiền nhiễu

    ReplyDelete