Dec 20, 2019

Trong lúc đọc Kierkegaard (5) Ultimatum

(crescendo nhé: ít nhất thì chúng ta cũng đang ở trong một movement có tính chất "allegro", đã hết cả "lento" lẫn "andante")

Kierkegaard có một mission lớn: đặt sự nghiêm khắc vào một tinh thần chung đang trở nên lỏng lẻo. Sau Kierkegaard, thế giới không còn như trước nữa. Một số người (rất ít) có sứ mệnh như vậy.

Với Kierkegaard, sự kinh ngạc (à la Aristote) không còn là điểm khởi đầu của triết học nữa, mà là nỗi tuyệt vọng. Một cách ngắn gọn: tuyệt vọng thì tuyệt đối. Đi ngược lại (tinh thần của) triết học một thời (Hegel, tất nhiên), lý trí (theo như được nâng lên địa vị tối cao từ Kant tới Hegel) - đối với Kierkegaard - không có ý nghĩa như vậy. Sợrun (tiếng Việt thể hiện một năng lực rất lớn về phương diện existence ở từ "run sợ" thâu tóm được cả hai điều đó) là khởi đầu và kết thúc của lòng tin. Cũng đi ngược lại mọi thứ, không phải Aristote mà Job (của Thánh Kinh) mới là trung tâm thế giới Kierkegaard.

Hoặc là hoặc là (tức Enten Eller tức Either Or tức Ou bien ou bien tức Aut aut) gồm hai phần, tổng cộng 11 "chương". "Diapsalmata" là chương đầu của cả cuốn sách. Câu chuyện về kẻ chuyên quyến rũ phụ nữ (về sau này người ta hay chủ yếu chỉ đọc câu chuyện này - đó là cả một sự phản bội lại Kierkegaard) khép lại phần thứ nhất. Phần thứ hai gồm ba "chương": "Sự hợp thức ở tính cách cảm năng của hôn nhân", "Sự cân bằng giữa cảm năng và luân lý trong lập thành nhân cách", rồi đến "Ultimatum" khép lại cuốn sách tức là một trong những cú vụt trào kinh khiếp nhất của tinh thần con người ấy.

Job dẫn Kierkegaard đến với Abraham (cf. Sợ và Run) - đó là khoảnh khắc rất lớn để Kierkegaard phát biểu một điều rất lớn: cần phải treo lại một thứ. Cái thứ cần treo lại đó, là đạo đức (luân lý). Pascal thì nhìn thấy ở Épictète sự khả nghi, còn Kierkegaard thấy đặc biệt lấn cấn với Socrate. Cái nhìn (vào) Socrate của Kierkegaard phức tạp kinh hoàng - tôi sẽ còn trở lại.

Kierkegaard là người đi xa nhất trong cuộc chiến tuyệt vọng hơn cả của con người, cuộc chiến trong đó nó phải đối đầu với chính người bạn gần gũi nhất (và hiểu một cách tường tận, hiểu nó hơn cả chính nó): lý trí. Đó là một dòng giống của tuyệt vọng: Tertullien, Luther, Nietzsche.

Nhưng tôi vừa nói gì? khởi đầu của triết học là nỗi tuyệt vọng? Không, không hẳn, bởi vì triết học của Kierkegaard không hẳn là triết học, ít nhất không như thông thường, nó không đi tìm sự thông thái hay sự hiểu, mà chính xác lại chống lại những cái đó. Tuyệt vọng không chỉ là khởi đầu của triết học, mà đó còn là khởi đầu của một điều khác: của cái sống. Con người bắt đầu sống kể từ khi nó biết tuyệt vọng.

Cần phải treo lại. Nhưng chúng ta không treo lại cái mà Kierkegaard từng treo lại trong một viễn kiến phi thường nữa - chúng ta cần treo lại một thứ khác: cảm xúc.




(còn nữa)





Trong lúc đọc Kierkegaard (4)
Trong lúc đọc Kierkegaard (3) về Andersen
Trong lúc đọc Kierkegaard (2) Diapsalmata
Trong lúc đọc Kierkegaard (1)


Trong lúc đọc Saint-Beuve (1)

Trong lúc đọc Hermann Broch (2)
Trong lúc đọc Hermann Broch (1)

Trong lúc đọc Lévy-Bruhl (1)

Trong lúc đọc Lukács (5) Lukács và Bakhtin
Trong lúc đọc Lukács (4) Balzac (Lukács đọc Hết ảo tưởng)
Trong lúc đọc Lukács (3) văn chương Đức
Trong lúc đọc Lukács (2)
Trong lúc đọc Lukács (1)

Trong lúc đọc Valéry (3)
Trong lúc đọc Valéry (2) Teste
Trong lúc đọc Valéry (1)

2 comments:

  1. luôn luôn trở lại đúng lúc thì đó đúng là sự trở lại đúngnghĩa. "lý tính" thì có tha hóa, nhưng Tinh thần thì không - nó chỉ đi qua các pha luân chuyển.

    ReplyDelete
  2. "Philosophy cannot and must not give faith, but it must understand itself and know what it offers and take nothing away, least of all trick men out of something by pretending that it is nothing. [...] I have seen the terrifying face to face, and I do not flee from it in horror, but I know very well that even though I advance toward it courageously, my courage is still not the courage of faith and is not something to be compared with it. I cannot make the movement of faith, I cannot shut my eyes and plunge confidently into the absurd; it is for me an impossibility, but I do not praise myself for that. I am convinced that God is love; for me this thought has a primal lyrical validity. When it is present to me, I am unspeakably happy; when it is absent, I long for it more vehemently than the lover for the object of his love. But I do not have faith; this courage I lack. To me God’s love, in both the direct and the converse sense, is incommensurable with the whole of actuality. Knowing that, I am not so cowardly that I whimper and complain, but neither am I so perfidious as to deny that faith is something far higher. I can bear to live in my own fashion, I am happy and satisfied, but my joy is not the joy of faith, and by comparison with that, it is unhappy. I do not trouble God with my little troubles, details do not concern me; I gaze only at my love and keep its virgin flame pure and clear."

    ReplyDelete